Nhà đầu tư vẫn chịu áp lực tâm lý từ nước ngoài

04/01/2019 10:23
Dù chứng khoán nước ngoài vẫn là gánh nặng tâm lý cho nhà đầu tư trong tháng 12/2018, giao dịch khối ngoại đã xuất hiện điểm sáng.

CTCP Chứng khoán SSI (HOSE: SSI) vừa có báo cáo thị trường tiền tệ tháng 12. VN-Index đóng cửa phiên cuối tháng 12 tại mức 892,54 điểm, khép lại một năm đầy biến động của TTCK Việt Nam. Chỉ số mất 3,81% giá trị trong tháng cuối năm, tương ứng với mức giảm 9,31% trong cả năm. P/E của VN-Index theo đó cũng điều chỉnh mạnh từ vùng 18,9x đầu năm 2018 về mức 15,62x.

Nhà đầu tư vẫn chịu áp lực tâm lý từ nước ngoài - Ảnh 1.

TTCK nước ngoài vẫn là gánh nặng tâm lý cho nhà đầu tư

Những tín hiệu tích cực từ hội nghị G20 nhen nhóm lại hy vọng cho giới đầu tư toàn cầu khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có dấu hiệu lắng xuống. TTCK thế giới ngay lập tức phản ứng tích cực và VN-Index không phải là ngoại lệ. Chỉ số ghi nhận phiên tăng điểm mạnh nhất tháng vào ngày 3/12, thêm 2,7%, đóng cửa tại mức 951,59 điểm.

Tuy nhiên, VN-Index chỉ duy trì xu hướng tích cực trong giai đoạn đầu tháng, chỉ số ghi nhận chuỗi giảm điểm kéo dài 10 phiên liên tiếp bắt đầu tư ngày 13/12 . Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc kết hợp với sự thận trọng trước kỳ cơ cấu danh mục ETF cuối cùng trong năm 2018 tạo ra gánh nặng tâm lý cho giới đầu tư Việt Nam.

S&P 500 đóng cửa phiên cuối năm tại mức 2.506,85 điểm, mất 9,18% giá trị kể từ cuối tháng 11. Sự cải thiện trong quan hệ thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chưa thể hỗ trợ cho thị trường trong bối cảnh Fed quyết định nâng lãi suất và dự báo kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,3% trong năm 2019, giảm so với con số dự báo trước đó trong cuộc họp tháng 9 (2,5%).

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin thảo luận với lãnh đạo các ngân hàng vào ngày 24/12 cùng với lời đe dọa đóng cửa Chính phủ của tổng thống D.Trump là những nguyên nhân khiến lo ngại gia tăng tại thị trường Hoa Kỳ. CBOE VIX tăng 56,8% so với tháng trước lên mức 28,34 điểm.

Thị trường Trung Quốc đóng góp vào gam màu xám của chứng khoán toàn cầu với những số liệu kém tích cực. Tăng trưởng doanh thu bán lẻ tháng 11 tại Trung Quốc tăng thêm 8,1%, thấp nhất 15 năm. Sản lượng sản xuất công nghiệp chỉ tăng 5,1%trong tháng 11, thấp nhất kể từ quý I/2016. Những số liệu này khiến các chỉ số chứng khoán quốc tế sụt giảm mạnh trong phiên ngày thứ Sáu, kéo theo phiên giảm điểm mạnh nhất tháng của VN Index (mất 1,93% giá trị) trong ngày 17/12.

Trong nhóm bluechips, nỗ lực của SAB và BID không cân lại được sức giảm của VIC, VHM, SAB và BID tăng lần lượt 7% và 9,55% trong tháng 12, là những cổ phiếu hỗ trợ nhiều nhất cho VN Index. Sabeco tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ mức 49% lên 100% từ ngày 11/12 trong khi những thông tin xoay quanh thương vụ thoái vốn của BIDV cho KEB Hana Bank đã hỗ trợ cổ phiếu này.

Nhà đầu tư vẫn chịu áp lực tâm lý từ nước ngoài - Ảnh 2.

Ngược với BID, CTG giảm 16% sau khi điều chỉnh giảm kế hoạch 2018. Cụ thể, Vietinbank công bố chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (LNTT) năm 2018 tối thiểu đạt 6.700 tỷ đồng, thấp hơn lợi nhuận 9 tháng 2018 (7.596 tỷ đồng) và LNTT 2017 (9.206 tỷ đồng).

Tuy nhiên, CTG chỉ đứng thứ 3 sau VIC và VHM. Mặc dù diễn biến tương đối ổn định trong phần lớn thời gian tháng 12, áp lực bán bất ngờ trong ngày 28/12 đã khiến VIC giảm sàn, kéo VN-Index đảo chiều giảm điểm trong phiên cuối cùng của năm 2018.

Điểm sáng đến từ giao dịch khối ngoại

Nếu như trong tháng 11, NĐTNN duy trì trạng thái bán ròng qua kênh khớp lệnh trên HOSE với giá trị 392 tỷ đồng thì xu hướng này đã đảo chiều trong tháng cuối năm khi khối ngoại mua ròng trở lại 282 tỷ đồng. Tính cả giao dịch thỏa thuận thì nhóm NĐTNN mua ròng tổng cộng 730 tỷ đồng trên HOSE.

Nhà đầu tư vẫn chịu áp lực tâm lý từ nước ngoài - Ảnh 3.
Nhà đầu tư vẫn chịu áp lực tâm lý từ nước ngoài - Ảnh 4.

Khối ngoại mua ròng khi VN-Index sụt giảm tạo ra động lực hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư, đặc biệt khi top mua ròng là chứng chỉ quỹ VFMVN30 – danh mục cơ cấu theo rổ cổ phiếu VN30. Giá trị mua ròng trong tháng 12 đối với chứng chỉ quỹ này là 356.9 tỷ đồng.

Đối với các cổ phiếu niêm yết, VNM, BID và PNJ là 3 cổ phiếu đứng đầu top mua ròng với giá trị lần lượt là 293 tỷ đồng, 277,2 tỷ đồng và 235,3 tỷ đồng. PNJ thu hút dòng tiền khối ngoại khi doanh nghiệp hoàn tất chương trình ESOP thông qua việc phát hành 4,86 triệu cổ phiếu cho người lao động với mức giá 20,000 VND/cp. Động thái trên khiến cổ phiếu PNJ “hở room” 2.38 triệu cổ phiếu và NĐTNN đã mua vào toàn bộ lượng cổ phiếu trên với mức giá trần 106,400 VND/cp trong phiên 18/12

Sàn HNX ghi nhận xu hướng bán ròng với giá trị 861 tỷ đồng, chủ yếu do hoạt động bán cục bộ tại VCG (856,1 tỷ đồng) trong bối cảnh Vinaconex đã giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài về 0%.

Trong năm 2018, NĐTNN mua ròng tổng cộng 42.200 tỷ đồng, chủ yếu nhờ giao dịch qua kênh thỏa thuận (58.700 tỷ đồng). VHM và MSN đứng đầu trong top các cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị lần lượt là 25.900 tỷ đồng và 13.300 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, khối ngoại tập trung bán ròng VIC với giá trị 9.980 tỷ đồng

Thanh khoản cơ sở cải thiện nhưng vẫn kém hơn so với phái sinh

Trái ngược với giao dịch trầm lắng trong tháng 11, thanh khoản trên cả 3 sàn đã tăng mạnh trong tháng cuối năm với giá trị giao dịch (GTGD) bình quân tháng đạt 5.350 tỷ đồng, tăng 20%. Đáng chú ý GTGD vượt mức 6.000 tỷ đồng trong những phiên thị trường giảm sâu (17/12 và 25/12) cho thấy nhà đầu tư sắn sàng tham gia thị trường tại vùng giá thấp.

Nhà đầu tư vẫn chịu áp lực tâm lý từ nước ngoài - Ảnh 5.

Tháng 12 đầy biến động cũng kéo theo sức hấp dẫn từ thị trường phái sinh. Khối lượng giao dịch (KLGD) bình quân/phiên của phái sinh đạt 127.824 HĐ, mặc dù thấp hơn so với mức 129.267 HĐTL của tháng 11 nhưng cao hơn 62,2% so với trung bình trong năm 2018. GTGD phái sinh bình quân tháng 12 đạt 11.400 tỷ, tương đương với giá trị trong tháng 11 và cao gấp 2 lần GTGD trung bình của cả 3 sàn cơ sở.

Năm 2018, GTGD bình quân của thị trường cơ sở đạt 6,6 tỷ đồng/phiên, tăng 31%. Hưởng lợi từ xu hướng điều chỉnh của các chỉ số cơ sở, thị trường phái sinh ghi nhận thanh khoản kỷ lục vào tháng 7 với GTGD 11.700 tỷ đồng/phiên. GTGD bình quân năm 2018 của phái sinh là 7.300 tỷ đồng/phiên, cao hơn 10% so với thị trường cơ sở.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
10 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
10 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
2 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
3 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
3 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.