Nhà giàu châu Á trong bối cảnh Covid-19 lây lan: Thắt lưng buộc bụng, ráo riết tích trữ tiền mặt

28/04/2020 14:50
Theo các nhà quản lý quỹ, những gia đình giàu có ở châu Á đang tăng cường tích trữ tiền mặt, sau khi nhận thấy cuộc khủng hoảng Covid-19 nghiêm trọng hơn so với đợt bùng phát của SARS năm 2003. Hơn nữa, họ cũng cảnh giác hơn khi đầu tư. Trong khi đó, một số nhỏ khác lại tìm kiếm những thương vụ đầu tư với mức giá "hời".

Tháng 9 năm ngoái, khi các khu phố ở Hồng Kông bị nhấn chìm bởi hơi cay và những cuộc biểu tình, người thừa kế thế hệ thứ 3 của nhà phát triển bất động sản Peterson Group – Tony Yeung, vẫn tự tin rằng nền kinh tế của thành phố sẽ hồi phục nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng. Trước đây, ông thường xuyên di chuyển giữa châu Á và châu Âu để hỗ trợ việc kinh doanh của gia đình, tìm kiếm những thương vụ tiềm năng.

Giờ đây, chìm sâu trong suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của Covid-19, Yeung là một trong nhiều giám đốc điều hành công ty gia đình của châu Á lo ngại rằng sự hồi phục nhanh chóng  sẽ không sớm diễn ra. Khi một số gia tộc giàu có ở Mỹ và châu Âu đổ xô đi mua tài sản với mức giá hời, thì người giàu ở phương Đông lại thận trọng hơn, họ nắm giữ và tích trữ tiền mặt để chuẩn bị cho những điều tồi tệ hơn sắp tới.

Yeung – CEO của Peterson, chia sẻ: "Chúng tôi đã có cách tiếp cận thận trọng nhất để theo dõi danh mục đầu tư và nhìn chung đã chọn hướng phòng thủ."

Sự chần chừ trong việc chi tiêu đối với những thương vụ tiềm năng của một số gia đình giàu nhất châu Á cho thấy một dấu hiệu cảnh báo đối với nền kinh tế toàn cầu. Trong khi nhiều gia đình phương Tây có cách bảo vệ tài sản giống với các công ty đầu tư thông thường, thì các gia tộc châu Á lại có xu hướng mới hơn, nhưng vẫn vận hành hoạt động cốt lỗi. Điều này là dấu hiệu cảnh báo về sự hồi phục nhanh chóng có thể sẽ không diễn ra trong thời gian sớm.  

Nhà giàu châu Á trong bối cảnh Covid-19 lây lan: Thắt lưng buộc bụng, ráo riết tích trữ tiền mặt - Ảnh 1.

Tony Yeung.

Theo Campden Research, trên thế giới có hơn 7.300 family office (các quỹ quản lý tài sản của những gia đình siêu giàu) vào năm 2019, quản lý khối tài sản trị giá 5,9 nghìn tỷ USD. Dù có cấu trúc và bản chất khác nhau, nhưng họ có mục tiêu chung là bảo vệ và phát triển sự giàu có đó, giúp các gia đình có cái nhìn dài hạn trong thời điểm thị trường hỗn loạn.

Joseph Poon–  giám đốc điều hành Ngân hàng tư DBS Singapore, cho biết nhiều khách hàng là family office tại châu Á của ông đã bắt đầu triển khai "chiến lược" tương tự như thời điểm SARS bùng phát năm 2003 – tức là nền kinh tế sẽ hồi phục trong vài tháng. Tuy nhiên, khi Covid-19 lan rộng trên toàn cầu và giá trị của tài sản an toàn đều "bốc hơi", thì họ nhanh chóng nhận ra cuộc khủng hoảng này đáng sợ hơn nhiều. Ông cho biết, các quỹ đang ráo riết tăng dự trữ tiền mặt.

AJ Capital Asset Management– công ty quản lý tài sản cho gia tộc Jhunjhunwala, ban đầu dự định cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở những nước như Ấn Độ. Tuy nhiên, Anubhav Gupta– người chịu trách nhiệm các khoản đầu tư tại công ty, cho biết nhiều kế hoạch đã bị trì hoãn khi việc phong toả ảnh hưởng sâu sắc đến các nền kinh tế. Thay vào đó, họ cảnh giác hơn đối với những thương vụ đầu tư.

Thực ra, tâm lý thận trọng hơn đối với các thương vụ đầu tư không có nghĩa là toàn bộ các family office và hoạt động của họ sẽ sụp đổ. Đó là bởi, hầu hết đều có mức nợ tương đối thấp sau những cuộc khủng hoảng xảy ra trong 2 thập kỷ qua: khủng hoảng tài chính châu Á, SARS và khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nhà giàu châu Á trong bối cảnh Covid-19 lây lan: Thắt lưng buộc bụng, ráo riết tích trữ tiền mặt - Ảnh 2.

Nhà sáng lập Right People Renewable Energy– Robin Pho, điều hành family office của riêng mình và thành viên hội đồng quản trị của Family Business Network Asia, cho biết một số gia đình giàu có mà ông từng trao đổi đều nói rằng họ đã bán tài sản để lấy tiền mặt nhằm tích trữ. Ông nhận định: "Nhiều gia đình chắc chắn sẽ thắt lưng buộc bụng và tập trung tích trữ. Những thương vụ đầu tư sẽ giảm đi bởi mọi người đang thận trọng và theo dõi tình hình."

Dẫu vậy, một số family office vẫn cho rằng thị trường công và thị trường tư đang được định giá quá cao, và họ nắm giữ tiền mặt để chuẩn bị cho sự điều chỉnh, chứ không phải tình hình biến động mạnh như vậy. Trong khi đó, một nhóm nhỏ hiện chưa chịu ảnh hưởng lớn và vẫn tự tin đầu tư. 

Đối với gia tộc Tolaram – tài sản phần lớn đến từ hoạt động cung cấp những thực phẩm cơ bản như mì và ngũ cốc, việc kinh doanh của họ vẫn tương đối ổn định. Manish Tibrewal – CEO của Maitri Asset Management – được nhà Tolaram rót vốn, cho biết cả 2 bên đều sẵn sàng cho những khoản đầu tư mới.

Hơn nữa, trong bối cảnh chính phủ trên khắp thế giới đang tung hàng nghìn tỷ USD để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động tiếp tục làm việc, thì nhiều công ty đang nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn mới với mức giá "hời".

Tibrewal cho hay: "Chúng tôi là những nhà đầu tư dài hạn và chúng tôi không biết điều này sẽ kéo dài bao lâu, nhưng chắc chắn sẽ không phải là mãi mãi. Tuy nhiên, chúng tôi không nhận thấy có nhiều thương vụ tiềm năng bởi rất thận trọng về mức định giá, do đó nhiều người muốn giữ tiền và vượt qua cơn biến động này."

Trong khi đó, số khác vẫn chỉ đơn giản là muốn đầu tư, đặc biệt là các family office ở Trung Quốc – nơi nền kinh tế đang mở cửa trở lại. Đối với một số quỹ, cuộc khủng hoảng lại mang đến những cơ hội hấp dẫn. Nick Xiao – CEO của Hywin International, cho biết: "Chỉ vì thị trường bất ổn, không có nghĩa là người giàu sẽ chùn tay. Người giàu đang chủ động hơn bao giờ hết, liên tục theo dõi, suy tính và tranh luận về việc đầu tư. Họ không muốn bỏ lỡ đà hồi phục như năm 2008."

Dẫu vậy, Yeung đến từ Peterson cho biết các nhà đầu tư nên cẩn trọng trước khi thực hiện những thương vụ lớn trong thời điểm bất ổn. Giá dầu lao dốc, các biện pháp phong toả đã cho thấy hậu quả của việc đặt cược sai có thể là thảm hoạ. 

Tham khảo Bloomberg

Nhà giàu châu Á trong bối cảnh Covid-19 lây lan: Thắt lưng buộc bụng, ráo riết tích trữ tiền mặt - Ảnh 4.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.