Nhà hàng "ma" đang mọc như nấm tại Trung Quốc: Mặt trái của ngành công nghiệp giao hàng phát triển quá mạnh

09/04/2021 09:44
Trong thời đại đặt món qua ứng dụng ngày nay, chỉ cần một cái chạm tay, bữa ăn sẽ tự động bay đến tận miệng.

Tại đất nước tỷ dân - Trung Quốc, vào năm 2020, lượng khách đặt giao đồ ăn đạt 500 triệu người. Đa phần họ là "dân" văn phòng trong độ tuổi 20-30.

Giao đồ ăn: Ngành kinh doanh vừa mới mở đã thành gã khổng lồ

Trung Quốc là đất nước đông dân nhất thế giới, với tổng dân số lên đến trên 1,39 tỷ người. Nhờ lượng khách tiêu dùng lớn, ngành giao hàng sớm xuất hiện và nhanh chóng mở rộng quy mô.

Từ năm 2016, lượng khách đặt đồ ăn trực tuyến ở Trung Quốc đã rơi vào khoảng 256 triệu người. Phần lớn họ là nhân viên công sở, yêu cầu đưa thực phẩm đã đặt đến nơi làm việc, dùng bữa luôn tại công ty.

Thị trường giao đồ ăn ở Trung Quốc do 2 "gã khổng lồ" công nghệ thống trị: Alibaba (Ele.me) và Tencent (Meituan), kiểm soát 90% thị phần. Vào năm 2020, do sự ảnh hưởng của Covid-19, ngành giao đồ ăn phát triển bùng nổ. Lượng khách đặt hàng đạt mức 500 triệu người, gấp đôi năm 2016.

Nhà hàng ma đang mọc như nấm tại Trung Quốc: Mặt trái của ngành công nghiệp giao hàng phát triển quá mạnh - Ảnh 1.

Nhân viên Ele.me và Meituan chờ giao đồ ăn cho khách

Ước tính, doanh thu của ngành giao đồ ăn ở Trung Quốc vào năm 2020 đạt hẳn $2,65 tỷ. Dự kiến, quy mô của ngành nghề này tiếp tục mở rộng, vươn lên mốc 129,17 tỷ USD vào năm 2021.

Nhà hàng "ảo": Bên thứ 3 "chả biết ở đâu mà lần"

Cả Ele.me và Meituan đều chỉ đóng vai trò trung gian. Họ cho phép người bán và người mua giao tiếp, đặt hàng qua nền tảng trực tuyến của mình, hình thành mối quan hệ 3 bên. Bên thứ nhất là người dùng, bên thứ 2 là người vận chuyển và bên thứ 3 là các nhà hàng.

Đặt bữa qua ứng dụng giao đồ ăn là… đặt cược. Đôi khi, đơn đặt hàng không được phục vụ. Cũng có lúc, thức ăn được đưa đến không hề đẹp mắt, ngon miệng như quảng cáo. Đặc biệt, thực khách không thể xác nhận nguồn cung. Họ không biết phần ăn vừa tới tay mình là từ một nhà hàng hợp pháp, lâu năm, thức ăn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; hay là từ một quán vốn không có đăng ký kinh doanh.

Nhà hàng ma đang mọc như nấm tại Trung Quốc: Mặt trái của ngành công nghiệp giao hàng phát triển quá mạnh - Ảnh 2.

Dân văn phòng Trung Quốc quen với việc đặt đồ ăn và dùng bữa luôn ở chỗ làm

Giữa thời đại trực tuyến ngày nay, việc lập một thương hiệu ảo dễ như trở bàn tay. Bất cứ ai cũng có thể tạo một trang hoặc tài khoản cá nhân, giới thiệu đồ bán và nhận đặt hàng. Ele.me và Meituan không xác thực "bên thứ 3". Trên trang chủ của họ, bên cạnh những nhà hàng có thực là một loạt nhà hàng "ma". Chúng chỉ có cái tên trên mạng, không có cửa hàng phục vụ thực khách trong đời thật, được gọi là quán ăn ảo.

Quán ăn ảo chỉ nhận đặt và giao thức ăn thẳng đến tay khách. Theo báo cáo từ một nhóm phóng viên kinh doanh và tài chính ở Trung Quốc, có tới 1/3 các nhà hàng trên Ele.me và Meituan là quán ăn ảo. Nhiều người nghi ngờ, con số này phải lớn hơn, chiếm tới ½.

Nhà hàng ma đang mọc như nấm tại Trung Quốc: Mặt trái của ngành công nghiệp giao hàng phát triển quá mạnh - Ảnh 3.

Có tới 1/3 các nhà hàng trên mạng là quán ăn ảo

Ngoài ra, có một lượng lớn các nhà hàng "ma" là "nhánh lẻ" của các công ty ẩm thực danh tiếng. Họ "kiếm thêm" bằng cách mở trung tâm nấu nướng và phục vụ thức ăn. Mỗi trung tâm này tập trung cả trăm đầu bếp, chế biến hàng trăm món cho hàng trăm thương hiệu ảo khác nhau.

Lo ngại "bếp bẩn" và nguy cơ tăng rác ngoài kiểm soát

Bán và đặt mua thức ăn qua ứng dụng giao hàng là việc làm hợp pháp. Vì thế, dù là nhà hàng "ma" cũng vẫn không vi phạm pháp luật Trung Quốc. Họ chỉ cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tuân thủ quy tắc kinh doanh là ổn.

Trên trang cá nhân, các quán ăn ảo đều tuyên bố tuân thủ luật an toàn sức khỏe và vệ sinh thực phẩm. Có điều, khi "thực địa" một số nhà hàng "ma", các phóng viên Trung Quốc phát hiện phần lớn chúng đều không đạt tiêu chuẩn.

Nhà hàng ma đang mọc như nấm tại Trung Quốc: Mặt trái của ngành công nghiệp giao hàng phát triển quá mạnh - Ảnh 4.

Phần lớn các quán ăn ảo không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Một trong các nhà hàng "ma" bị đột kích là trung tâm chế biến thức ăn mới mở, nằm trong tòa văn phòng cũ. Bên dưới mái nhà của tòa văn phòng này là hơn 20 căn bếp "ma", còn bên ngoài là "đội quân" nhân viên giao hàng trực sẵn. Ngay khi có đơn hàng của quán ăn ảo nào làm xong, họ lập tức đưa lên xe chở đi, giao phần ăn vẫn còn nóng vào tay thực khách.

Với hơn 20 căn bếp "ma", không gian cho mỗi đầu bếp rất hẹp. Chỉ bằng mắt thường, các phóng viên cũng đã thấy chúng lộn xộn, bẩn thỉu vì dầu mỡ bắn tứ tung, thức ăn vương vãi, thậm chí trên nền nhà còn có cả mấy con gián đang chạy loăng quăng.

Trên ứng dụng, thực khách chỉ thấy hình món ăn đã hoàn thành, được chụp đẹp một cách hoàn mỹ. Họ không bao giờ biết, món ăn này trải qua quy trình làm như thế nào.

Sau nguy cơ phi an toàn thực phẩm là rác hộp để đồ ăn. Đa phần chúng là nhựa dùng một lần. Chỉ tính riêng năm 2017, Trung Quốc đã "muốn chết ngộp" vì 1,6 triệu tấn rác bao bì. Trong đó: 1,2 triệu tấn là hộp nhựa, 175.000 tấn là đũa dùng một lần, 164.000 tấn túi nhựa và 44.000 tấn là thìa nhựa.

Nhà hàng ma đang mọc như nấm tại Trung Quốc: Mặt trái của ngành công nghiệp giao hàng phát triển quá mạnh - Ảnh 5.

Rác hộp đựng thức ăn là bài toán khó cho Trung Quốc

Vào năm 2017, lượng khách của ngành giao đồ ăn Trung Quốc là 346 triệu người. Mặc dù chưa có con số thống kê rác bao bì thực phẩm của năm 2020, Trung Quốc ước tính còn nghiêm trọng hơn năm 2017 nhiều, bởi vì lượng khách đã tăng gần gấp rưỡi và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tham khảo: Supchina

Tin mới

"Giá iPhone tại Việt Nam sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới"
10 phút trước
Đây là nhận định từ đại diện chuỗi bán lẻ ủy quyền có thị phần lớn của Apple tại Việt Nam.
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
47 phút trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.
Tổng thống Trump nói Apple có thể tự sản xuất iPhone tại Mỹ, chuyên gia nói giá sẽ gấp gần 3 lần hiện tại
42 phút trước
Tuy nhiên, quá trình này sẽ phức tạp đến mức hầu hết các chuyên gia đều cho rằng bất khả thi.
Tân binh xe số 125cc trình làng: Đẹp như Honda Super Cup, ăn xăng 1,83 lít/100km - giá hấp dẫn
1 phút trước
Mẫu xe này không chỉ gây ấn tượng nhờ giá cả phải chăng mà còn có những nâng cấp trang bị đáng tiền.
Hyundai Tucson, Elantra lại sắp đổi thiết kế và đây là hình ảnh xem trước cho khách hàng Việt đỡ shock
5 phút trước
Hyundai Nexo FCEV vừa chào sân ở phân khúc xe chạy nhiên liệu hydro sẽ là nền tảng thiết kế cho các dòng SUV Hyundai ra mắt trong tương lai gần.

Tin cùng chuyên mục

Hình thức “sở hữu xe linh hoạt” của Green Future mang tới lợi ích như thế nào?
6 giờ trước
Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.
Bầu Đức gửi thư trấn an cổ đông: Chuối của chúng tôi không xuất sang Mỹ, chỉ bán cho Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản
22 giờ trước
Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai cho biết công ty vừa chốt đơn 12 USD/thùng chuối xuất khẩu, cao hơn tuần trước 10%, cho thấy chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu hàng hóa của công ty.
Biển "ngũ quý 5" Hải Phòng gây sốt, giá chốt hơn 2,1 tỷ đồng
1 ngày trước
Biển số ngũ quý của Hải Phòng là 15K-555.55 đã trúng đấu giá với số tiền 2,145 tỷ đồng.
Giữa bão thuế quan, vốn hóa Apple mất 600 tỷ USD trong 3 ngày, dân tình lại ầm ầm xếp hàng đi mua iPhone - chuyện gì xảy ra?
1 ngày trước
Apple nên vui hay buồn trước tình cảnh này?