Nhà máy sản xuất PBAT của An Phát Holdings có gì để xứng danh hàng đầu Đông Nam Á?

16/02/2022 08:00
Động thổ Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học PBAT – một dự án tối quan trọng ngay trong những ngày đầu năm mới 2022, An Phát Holdings (APH) cho thấy tham vọng dẫn đầu ngành nhựa phân hủy sinh học Việt Nam và Đông Nam Á. Vậy nên điều mà nhiều người thắc mắc chính là, nhà máy này có gì để hiện thực hóa khát vọng của APH?

Công trình được đầu tư 120 triệu USD, dành 2 năm nghiên cứu tiền khả thi để đạt được 3 điểm nhất

Ít người biết, để được rót vốn đầu tư lên đến 120 triệu USD, dự án này đã được APH dồn tâm huyết nghiên cứu trong thời gian dài, trong đó có nhiều quyết định được thay đổi vào những giây phút cuối cùng. Tất cả là nhằm tạo dựng nên một công trình mang tầm khu vực: độc nhất Đông Nam Á; có công nghệ hiện đại nhất với đội ngũ nhân sự chất lượng nhất.

Nhà máy sản xuất PBAT của An Phát Holdings có gì để xứng danh hàng đầu Đông Nam Á? - Ảnh 1.

Nhà máy PBAT của An Phát Holdings là nhà máy sở hữu 3 điểm nhất: độc nhất, công nghệ hiện đại nhất và đội ngũ nhân sự chất lượng cao nhất.

Điều làm nên sự độc nhất của nhà máy này chính là yếu tố độc quyền về công thức sản xuất PBAT. APH là doanh nghiệp duy nhất Việt Nam hiện nay sở hữu bằng sáng chế công thức sản xuất PBAT – nguyên liệu có thể phân hủy hoàn toàn mà không lưu lại bất kỳ mảnh nhựa nhỏ nào.

Bên cạnh đó, Nhà máy PBAT của APH được thiết kế và chuyển giao công nghệ bởi Technip Zimmer (CHLB Đức) - nhà cung cấp công nghệ hàng đầu thế giới và cũng là một trong số ít các công ty nắm bản quyền công nghệ sản xuất PBAT. Đơn vị này cũng cam kết chỉ chuyển giao bản quyền công nghệ cho APH.

Đặc biệt, Nhà máy PBAT được thiết kế để có thể vận hành trung bình 8.400 giờ, tương đương 350 ngày/năm; "thời gian nghỉ" để bảo dưỡng và sửa chữa chỉ vỏn vẹn trung bình 15 ngày/năm. Nhà máy PBAT của APH được tối ưu hóa hiệu suất hoạt động ở mức cực đại, vượt qua cả nhà máy lọc hóa dầu thông thường hiện nay (8.000 giờ tương đương 333 ngày/năm).

APH | NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẤT DẺO PHÂN HỦY SINH HỌC PBAT

Với mức độ tự động hóa cao nhất, Nhà máy PBAT này cần khoảng 200 nhân sự chất lượng cao để vận hành. Đội ngũ lao động này được đào tạo toàn thời gian trong ít nhất 3 tháng về kỹ thuật vận hành; nâng cao và thực hành thực tế tại nhà máy trong ít nhất 3 tháng tiếp theo; cuối cùng là tiếp nhận chuyển giao bởi chính nhà bản quyền công nghệ Technip Zimmer trước khi thực sự vận hành nhà máy. Đây là một quy trình đào tạo bắt buộc nghiêm ngặt mà không phải nhà máy nào cũng có.

Dự án được tính toán cẩn thận để trở thành át chủ bài của APH

An Phát Holdings là Tập đoàn hàng đầu Việt Nam và Đông Nam Á về nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường. Tập đoàn này đã ghi dấu với các sản phẩm nhựa phân hủy sinh học mang thương hiệu AnEco. Nhưng để có thể sản xuất, An Phát Holdings phải nhập khẩu nguyên liệu thô trong đó chủ yếu là PBAT. Điều này khiến giá thành các sản phẩm AnEco (gồm túi, dao, thìa, dĩa, ống hút, cốc giấy, găng tay) khá cao và khó tiếp cận đến đại đa số người tiêu dùng.

Vì vậy, bài toán đưa ra là cần giải quyết vấn đề nguồn cung nguyên liệu nhựa sinh học phân huỷ. Đây sẽ là yếu tố cốt lõi quyết định đến việc chiếm lĩnh thị trường xanh và tăng trưởng bền vững của APH. Xuất phát từ điều này, APH đã quyết định xây dựng nhà máy sản xuất PBAT cho riêng mình.

Quan trọng hơn cả, khi nhà máy này đi vào hoạt động, APH sẽ hoàn thiện được hệ sinh thái tuần hoàn xanh. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn làm chủ và kiểm soát được mọi khâu của quy trình sản xuất để tối ưu hóa chi phí và hạn chế phụ thuộc vào đối tác. Và An Phát Holdings đang nhanh chân hơn nhiều đối thủ trong cuộc đua này.

Nhà máy sản xuất PBAT của An Phát Holdings có gì để xứng danh hàng đầu Đông Nam Á? - Ảnh 3.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Lãnh đạo các Bộ, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, Yên Bái và Lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings bấm nút động thổ dự án nhà máy sản xuất chất dẻo phân huỷ sinh học PBAT

Khi Nhà máy PBAT chính thức hoạt động, APH sẽ là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sản xuất thành công nguyên liệu và sản phẩm nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn.

Trong một cuộc phỏng vấn với Cafef trước đây, Phó Chủ tịch - CEO APH Đinh Xuân Cường khẳng định, xây dựng Nhà máy PBAT là cách để An Phát Holdings chiếm lĩnh vị thế độc tôn trong ngành nhựa sinh học phân hủy khu vực. Còn ông Nguyễn Lê Thăng Long - Phó Tổng Giám đốc APH, người trực tiếp điều hành dự án này cho biết, Nhà máy PBAT nằm trong chiến lược lội ngược dòng của APH, từ nhập khẩu nguyên liệu sang sản xuất nguyên liệu để bước dần về điểm đầu nguồn của quy trình sản xuất. Đó cũng chính là chiến lược phát triển của APH trong vòng 20 năm tới.

Những chia sẻ này phần nào giải thích lý do vì sao, APH quyết định tăng công suất nhà máy lên 30.000 tấn PBAT/năm thay vì 20.000 tấn/năm như dự định ban đầu. Tăng công suất 1,5 lần, An Phát Holdings thể hiện rất rõ ý định thống lĩnh thị trường nội địa và hướng đến xuất khẩu quốc tế.

Công suất 30.000 tấn/năm, về cơ bản, sẽ là bước khởi đầu bởi đây là con số khá khiêm tốn so với nhu cầu 400.000 tấn PBAT/năm của thế giới. Nhưng, với một quốc gia dần thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa truyền thống như Việt Nam thì đây lại là con số được tính toán cẩn thận.

Với bề dày kinh nghiệm và lợi thế dẫn đầu trong ngành nhựa cùng chiến lược được tính toán bài bản thì hoàn toàn có thể tin rằng, Nhà máy PBAT của APH trong vòng 5 năm tới sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn cho Tập đoàn này và thị trường nhựa phân hủy sinh học Việt Nam.

https://cafef.vn/nha-may-san-xuat-pbat-cua-an-phat-holdings-co-gi-de-xung-danh-hang-dau-dong-nam-a-20220215142758145.chn

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
45 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
49 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
14 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.