Với sự phát triển nhanh chóng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, số lượng chuyên gia làm việc ở các KCN tại Đồng Nai, Nhơn Trạch, Vũng Tàu… không ngừng gia tăng, đồng nghĩa “bài toán” về nhu cầu nơi ăn chốn ở cũng ngày càng cấp thiết.
Nhu cầu nhà ở cấp thiết nhưng còn bỏ ngỏ
Với sự đổ bộ của các cụm công nghiệp, các nhà máy, sự dịch chuyển các chuỗi cung ứng từ các “ông lớn” về công nghệ trên toàn cầu về Đông Nam Á đã tạo ra điều kiện lý tưởng cho các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Đặc biệt là tại Đồng Nai - địa phương phát triển mạnh về công nghiệp và là nơi thu hút nguồn vốn FDI mạnh mẽ bậc nhất vùng.
Số liệu từ Ban Quản lý các KCN Đồng Nai cho thấy, hiện có khoảng 6,5 ngàn lao động người nước ngoài đang làm việc trong các Những lao động đến từ nước ngoài có đến trên 85% là giám đốc điều hành, quản lý cấp cao, chuyên gia trong các doanh nghiệp, còn lại là lao động kỹ thuật cao.
Đô thị Long Thành được xác định là vùng tập trung đầu mối giao thông của vùng, quốc gia và quốc tế (Trong ảnh: Nút giao giữa đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quốc lộ 51 trên địa bàn huyện Long Thành) |
Với sự hiện diện của sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai, một “tam giác vàng” logistics miền Nam cũng dần hoàn thiện bao gồm: cảng hàng không, nút giao cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây với quốc lộ 51, Cảng nước sâu thị Vải - Cái Mép (hiện tiếp nhận tới 50% tổng lượng hàng hóa của cả nước), sẽ là cú hích mạnh mẽ trong phát triển kinh tế công nghiệp, tập trung phần lớn lực lượng lao động, chuyên gia, kỹ sư, quản lý toàn vùng; từ đó, kéo theo nhu cầu nhà ở cho chuyên gia ngày càng lớn.
Tuy nhiên, nguồn cung về nhà ở, tiện ích… xung quanh các KCN hiện nay vẫn còn ít, chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế. Theo khảo sát, hầu hết các chuyên gia làm việc tại các cụm công nghiệp chủ lực trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vẫn phải lưu trú ở các thành phố lớn, mỗi ngày phải di chuyển từ 2 - 3 tiếng đồng hồ từ nơi ở đến nơi làm việc.
Điều này không chỉ làm lãng phí thời gian mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng, tinh thần làm việc của các chuyên gia. Về lâu dài cũng sẽ là rào cản gây hao hụt nguồn nhân lực, ảnh hưởng lớn trong phát triển công nghiệp và kinh tế nói chung.
Theo nhận định của giới chuyên môn, đây là một vấn đề cần được dành sự quan tâm kịp thời để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về đây phát triển các dự án nhà ở. Các khu đô thị với đầy đủ tiện ích nội khu, có vị trí thuận tiện kết nối liên vùng sẽ phục vụ tốt nhu cầu an cư của các chuyên gia, kỹ sư, quản lý trung và cao cấp.
Trung tâm Long Thành - nguồn “cung” với tiềm năng lớn
Theo khảo sát, Đồng Nai là nơi có BĐS giữ nhịp tăng trưởng ổn định trong 2 năm qua, cụ thể là ở khu vực trung tâm Long Thành, nhờ làn sóng đầu tư đi theo nhịp độ tăng trưởng cấp tốc của các dự án hạ tầng trọng điểm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các dự án BĐS Long Thành trên thị trường chủ yếu là đất nền nhỏ lẻ, phục vụ cho các nhà đầu tư ngắn hạn, không đóng góp nhiều vào sự phát triển bền vững của địa phương. Số lượng dự án nhà ở với các tiện ích đi kèm còn ít.
Với vị trí thuận lợi chỉ cách quận 1 (TP.HCM) khoảng 30 phút di chuyển xe ô tô bằng đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành, nằm ở trung tâm “tam giác vàng” logistics của miền Nam trong tương lai, thông thương quốc tế, trung tâm Long Thành được đánh giá là nơi có vị trí thuận tiện để phát triển các dự án nhà ở.
Từ trung tâm Long Thành đi ra các vùng lân cận như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Vũng Tàu… cũng dễ dàng dàng nhờ hệ thống giao thông đồng bộ trong vài năm tới. Đặc biệt là tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu cũng sắp triển khai để giảm tải áp lực cho Quốc lộ 51. Như vậy, đối với các chuyên gia làm việc tại TP.HCM, các khu vực lân cận như Biên Hòa, Vũng Tàu, cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép có thể chọn nơi này để cư ngụ.
Trung tâm Long Thành là vị trí các chuyên gia có thể “chọn mặt gửi vàng” làm nơi an cư lạc nghiệp |
Thêm vào đó, nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Long Thành đến 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được UBND tỉnh phê duyệt từ 2016. Trong quá trình triển khai, đồ án có nghiên cứu đề xuất khung giao thông chính và định hướng phát triển khu chức năng xung quanh sân bay quốc tế Long Thành. Đối với định hướng không gian phát triển, vùng huyện Long Thành sẽ được phân thành 5 phân vùng phát triển xác định bởi địa giới hành chính, các tuyến giao thông chính và địa hình tự nhiên.
Đây là tín hiệu tích cực tạo nền móng để BĐS nơi đây đón đầu xu hướng đổ bộ của các “ông lớn” BĐS. Trong tương lai không xa, những khu đô thị mới mang đầy đủ tiện ích nội khu, diện tích cây xanh mặt nước lớn, đảm bảo môi trường sống xanh sạch và bền vững cho cư dân cần được ưu tiên phát triển. Các dự án cung cấp đủ tiêu chuẩn sống phù hợp với các chuyên gia và nhân sự làm việc ở khu vực này sẽ trở thành tâm điểm của thị trường, thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
iD Junction nằm ngay “tam giác vàng” logistics, là giao điểm thương mại miền Nam |
Dự án iD Junction là địa điểm lý tưởng để an cư, lạc nghiệp cho các chuyên gia |
Với tầm nhìn dài hạn và hướng đến giá trị bền vững, nhà phát triển Tây Hồ Group đã chuẩn bị kỹ nguồn lực, quỹ đất lớn trên 40ha để khai thác dự án iD Junction. Cách quận 1, TP.HCM khoảng 30 phút di chuyển xe ô tô, nằm ngay giao điểm của cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và Quốc lộ 51, đồng thời cách sân bay quốc tế mới Long Thành chỉ 5km, dự án iD Junction nằm ngay “tam giác vàng” logistics tương lai của cả miền Nam, thông thương Quốc tế.
Ngọc Minh