Nhà sản xuất nhôm lớn nhất châu Á rơi vào cảnh vỡ nợ, thị trường nhôm như 'ngồi trên đống lửa'

08/11/2022 06:15
Nhà sản xuất nhôm hàng đầu châu Á – Zhongwang đã được chấp thuận tiến hành thủ tục phá sản. Điều này đang đè nặng áp lực lên nguồn cung nhôm toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc.

Thị trường nhôm gần đây tràn ngập những tranh cãi xung quanh tin tức về tập đoàn Zhongwang Holdings phá sản. Vào năm 2019, các công tố viên Mỹ đã buộc tội 6 công ty ở nam California về việc trốn thuế nhập khẩu nhôm. Các tổ chức này có quan hệ mật thiết với chủ sở hữu của Zhongwang Holding là ông Liu Zhongtian. 6 công ty liên quan đã phải trả 1,83 tỷ USD tiền bồi thường trong năm nay, nhưng cả đại diện của Zhongwang Holdings và ông Liu đều không xuất hiện trước tòa.

Các công tố viên đã cáo buộc rằng từ năm 2011 đến năm 2014, các công ty đã bán 2,2 triệu pallet nhôm cho một công ty Mỹ do Liu kiểm soát. Sau đó, họ sử dụng các cơ sở nấu chảy để biến các pallet trở lại thành các sản phẩm thương mại và bán lại cho các công ty khác để kiếm lợi nhuận. Vụ việc này đã được đưa tin rộng rãi và mang lại tai tiếng cho cả ông lẫn công ty, khiến phương Tây bắt đầu để ý tới họ.

Nhanh chóng vượt qua sóng gió đó và trỗi dậy trở lại tuy nhiên 3 năm sau, Zhongwang đã tuyên bố phá sản. Mặc dù điều này hầu như không đáng ngạc nhiên đối với một hoạt động gian lận thương mại như vậy, tuy nhiên điều này để lại hậu quả nặng nề với nguồn cung nhôm toàn cầu.

Tòa án Thẩm Dương (Trung Quốc) mới đây đã chấp thuận đề nghị của các chủ nợ cho phép Zhongwang Holdings - nhà sản xuất nhôm hàng đầu thế giới được tiến hành thủ tục phá sản. Theo đó công ty mẹ và 252 công ty con của Zhongwang sẽ tiến hành tái cấu trúc do không có khả năng thanh toán các khoản nợ. Thông cáo cũng trích dẫn một số báo cáo từ hãng kiểm toán Mazars đề cập tới khoản nợ khổng lồ lên tới 64 tỷ USD của các thành viên Zhongwang, trong khi tổng tài sản của tập đoàn này chỉ ở mức 28,1 tỉ USD (tính đến cuối tháng 3/2022). Thậm chí, công ty thành viên của Zhongwang đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông tới nay vẫn chưa công bố các báo cáo thường niên năm 2021 và báo cáo bán niên năm 2022.

Nhà sản xuất nhôm lớn nhất châu Á rơi vào cảnh vỡ nợ, thị trường nhôm như ngồi trên đống lửa - Ảnh 1.

Một khâu trong quy trình sản xuất nhôm

Nói về chiến lược vận hành công ty, Liu đã phát triển Zhongwang thông qua các thương vụ mua tài sản bằng vay nợ. Thương vụ mua lại một hãng sản xuất du thuyền sang trọng của Úc đã thể hiện điều này khi không mang lại lợi ích cho tập đoàn. Tiếp đó là việc mua lại Aluminumwerk Unna của Đức, một nhà sản xuất ống nhôm không hàn được sử dụng trong máy bay. Tuy nhiên, mức thuế xuất khẩu phôi thép của Trung Quốc đồng nghĩa với việc Zhongwang không bao giờ có thể thu lợi từ các thương vụ mua lại của mình. Do đó, Una luôn là một công ty con độc lập.

Các quản trị viên của công ty đang nỗ lực thoái vốn các doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu bồi thường của các chủ nợ. Tuy nhiên nhiều bộ phận đang hoạt động không chắc chắn và phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà nước địa phương. Điều này cũng cho thấy Bắc Kinh rất khó có thể bước vào để giải cứu doanh nghiệp.

Thông qua các cuộc phỏng vấn với các thương nhân địa phương, MetalMiner cho biết các công ty con sẽ có thể bị thâu tóm bởi những doanh nghiệp nhà nước với vốn lớn, được nhà nước tài trợ và quan tâm đến việc duy trì ổn định của thị trường.

Nguồn cung nhôm sẽ bị tác động

Về mặt năng lực, Zhongwang vẫn là nhà sản xuất nhôm lớn nhất ở châu Á. Trong khi thị trường nhôm đang dịu lại, việc đóng cửa công ty này sẽ để lại một lỗ hổng lớn trong nguồn cung nhôm toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc.

Tuy nhiên, một số câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp như ai sẽ đứng ra tiếp quản những nhà máy được cho là khả thi hay sự sụp đổ này có thúc đẩy sự thay đổi trong giám sát các khu vực tư nhân của Bắc Kinh hay không?

Sau sự sụp đổ của rất nhiều công ty bất động sản và xây dựng, trong đó Evergrande chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, việc các nhà sản xuất tư nhân phá sản đang trở thành nỗi lo cho các nhà chức trách.

Theo Oilprice

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
7 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
6 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
6 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
6 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
5 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.764.355 VNĐ / tấn

19.05 UScents / lb

2.76 %

- 0.54

Cacao

COCOA

237.313.733 VNĐ / tấn

9,259.00 USD / mt

3.24 %

+ 291.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

217.863.771 VNĐ / tấn

385.56 UScents / lb

0.37 %

- 1.42

Gạo

RICE

15.226 VNĐ / tấn

13.06 USD / CWT

1.28 %

- 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.527.817 VNĐ / tấn

1,011.70 UScents / bu

1.73 %

- 17.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.132.598 VNĐ / tấn

287.85 USD / ust

0.23 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
38 phút trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
50 phút trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
14 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
16 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.