Nhà sản xuất ô tô điện kỳ lạ ở Trung Quốc: Nhân viên phải đạt KPI bán bất động sản, vốn hóa lớn hơn Ford và General Motors dù chưa bán được chiếc xe nào

19/04/2021 13:31
Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của Evergrande NEV tăng hơn 1.000% trong 12 tháng qua, đưa vốn hóa lên 87 tỷ USD. Nhà đầu tư vẫn lạc quan đối với một nhà sản xuất ô tô nhiều lần trì hoãn báo cáo kết quả kinh doanh.
Nhà sản xuất ô tô điện kỳ lạ ở Trung Quốc: Nhân viên phải đạt KPI bán bất động sản, vốn hóa lớn hơn Ford và General Motors dù chưa bán được chiếc xe nào - Ảnh 1.

Showroom rộng lớn của China Evergrande New Energy Vehicle Group Ltd. tọa lạc ở vị trí chính giữa của Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc gia Thượng Hải, với 9 mô hình đang được trưng bày. Công ty mới bước chân vào lĩnh vực ô tô điện này đang có một trong những gian hàng lớn nhất tại Triển lãm ô tô năm 2021 của Trung Quốc, ngay đối diện với BMW. Tuy nhiên, đằng sau sự hào nhoáng đó lại là một sự thật không mấy suôn sẻ. Đó là, Evergrande chưa từng bán được một chiếc ô tô nào.

Nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc có một loạt các khoản đầu tư từ bất động sản, câu lạc bộ bóng đá cho đến các khu làng nghỉ dành cho người nghỉ hưu. Tuy nhiên, việc lấn sân sang lĩnh vực ô tô điện đã phần nào thúc đẩy sự hứng khởi của nhà đầu tư. Theo đó, cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của Evergrande NEV tăng hơn 1.000% trong 12 tháng qua, tạo điều kiện cho công ty này huy động được lượng vốn mới trị giá hàng tỷ USD. Hiện tại, vốn hóa của công ty này là 87 tỷ USD, lớn hơn Ford và General Motors.

Sự lạc quan của nhà đầu tư đối với một nhà sản xuất ô tô vốn nhiều lần trì hoãn báo cáo kết quả kinh doanh đã thể hiện cho sự bùng nổ của thị trường xe điện trong năm vừa qua. Nhà đầu tư đã rót rất nhiều tiền vào một lĩnh vực non trẻ, giúp Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới và đi kèm với đó là nỗi lo về bong bóng.

Dường như, những dấu hiệu về xu hướng điên cuồng này được thể hiện rõ nhất ở Trung Quốc. Đây là thị trường ô tô năng lượng mới lớn nhất thế giới, nơi 400 nhà sản xuất xe điện đang nỗ lực thu hút người tiêu dùng. Dẫn đầu xu hướng là một nhóm các startup có giá trị còn cao hơn các nhà sản xuất ô tô truyền thống, dù chưa hề có lợi nhuận.

Nhà sản xuất ô tô điện kỳ lạ ở Trung Quốc: Nhân viên phải đạt KPI bán bất động sản, vốn hóa lớn hơn Ford và General Motors dù chưa bán được chiếc xe nào - Ảnh 2.

Năm 2019, Hứa Gia Ấn – chủ tịch của Evergrande và là một trong những người giàu nhất Trung Quốc, cam kết sẽ vượt mặt Elon Musk và trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới trong 3-5 năm tới. Sau 2 năm, Tesla đã có vị thế vững chắc ở Trung Quốc, xây dựng nhà máy đầu tiên bên ngoài nước Mỹ và giao khoảng 35.500 xe vào tháng 3. Trong khi đó, đối thủ khác tại Trung Quốc là Nio đã đạt cột mốc quan trọng, khi chiếc xe thứ 100.000 được xuất xưởng.

Dù có tham vọng lớn và định giá của Evergrande NEV cao "ngất ngưởng", tỷ phú Hứa Gia Ấn vẫn nhiều lần trì hoãn công bố mục tiêu sản xuất. Những đối tác giàu có của ông đã đóng góp hàng tỷ USD, nhưng sản xuất ô tô điện lại đòi hỏi quy trình phức tạp và cần lượng vốn khổng lồ. Ví dụ, tỷ suất lợi nhuận gộp của Nio mãi đến năm 2020 mới chuyển sang mức dương, sau thời gian dài thua lỗ và được chính quyền hỗ trợ.

Phát biểu trong cuộc họp công bố kết quả kinh doanh cuối tháng 3 sau khi Evergrande NEV khoản lỗ năm 2020 tăng lên 67%, ông Hứa cho biết công ty có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm sản xuất vào cuối năm nay, khi dự kiến ban đầu là tháng 9 năm ngoái. Ngoài ra, việc giao hàng sẽ được thực hiện trong năm 2022. Công suất hàng năm dự kiến từ 500.000 đến 1 triệu cũng bị đẩy lùi cho đến năm 2025.

Tuy nhiên, công ty đã đưa ra một dự báo mới, đó là giao 5 triệu xe mỗi năm vào năm 2035. Trong khi đó, Volkswagen chỉ giao 3,85 triệu chiếc tại Trung Quốc vào năm 2020.

Nhà sản xuất ô tô điện kỳ lạ ở Trung Quốc: Nhân viên phải đạt KPI bán bất động sản, vốn hóa lớn hơn Ford và General Motors dù chưa bán được chiếc xe nào - Ảnh 3.

Nhà đầu tư ngạc nhiên không chỉ bởi nhiều lần Evergrande lùi mục tiêu về kế hoạch sản xuất, mà ngay cả những chuyên gia trong ngành cũng "vò đầu bứt tai" khi nhìn vào cách làm việc của công ty này. Một phần trong KPI của các giám đốc điều hành công ty xe điện là bán căn hộ. Ngoài ra, họ còn nỗ lực tạo ra một dòng sản phẩm đầy tham vọng, ngay cả các nhà sản xuất ô tô lâu đời nhất cũng e dè.

Bill Russo – nhà sáng lập và CEO của công ty tư vấn Automobility, nhận định: "Họ là một công ty kỳ lạ. Họ đã đổ rất nhiều tiền nhưng không thực sự thu lại được gì. Hơn nữa, họ đang bước chân vào một ngành mà vốn hiểu biết còn hạn chế. Tôi không chắc họ sẽ có được sự vượt trội về công nghệ như Nio hay Xpeng."

Nhìn vào hoạt động của Evergrande NEV sẽ cho thấy công ty này có tiếp cận… không bình thường. Dù đã thành lập 3 cơ sở sản xuất - ở Quảng Châu, Thiên Tân và Thượng Hải, công ty này lại không có dây chuyền lắp ráp và vận hành chung. Thiết bị và máy móc vẫn đang trong quá trình điều chỉnh.

Trong khi đó, Evergrande NEV cho biết họ đang chuẩn bị máy móc để thử nghiệm sản xuất và có thể sản xuất "một chiếc xe mỗi phút" khi đạt được sản lượng đầy đủ. Công ty này đang đặt mục tiêu sản xuất hàng loạt và giao hàng tới 4 mẫu xe trong năm tới, bao gồm: Hengchi 5 và 6; Luxe Hengchi 1 (cạnh tranh với Tesla Model S), Hengchi 3. Mục tiêu năm 2022 sẽ là giao 100.000 xe, gần bằng số lượng năm ngoái của Nio, Xpeng và Li Auto cộng lại.

Nhà sản xuất ô tô điện kỳ lạ ở Trung Quốc: Nhân viên phải đạt KPI bán bất động sản, vốn hóa lớn hơn Ford và General Motors dù chưa bán được chiếc xe nào - Ảnh 4.

Evergrande NEV còn yêu cầu nhân viên bán bất động sản – ngành xương sống của đế chế Evergrande. Các nhân viên mới phải tham gia khóa đào tạo nội bộ và tham gia các cuộc hội thảo để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh bất động sản của công ty. Ngoài ra, nhân viên từ tất cả các bộ phận, từ công nhân dây chuyền sản xuất cho đến văn phòng, đều được khuyến khích quảng cáo bán căn hộ qua… mạng xã hội. Nhân viên quản lý cấp cao còn được thưởng nếu đạt KPI bán nhà.

Trong khi đó, mục tiêu đầy tham vọng trên đã khiến Evergrande NEV đi đến quyết định "thuê ngoài" để sản xuất phần mềm và bỏ qua những quy trình được coi là thông lệ trong ngành. Theo nguồn tin thân cận, công ty này đã ký hợp đồng thiết kế và R&D đối với ô tô với hầu hết các nhà cung cấp nước ngoài. Thuê ngoài phần lớn mảng thiết kế và kỹ thuật là điều không bình thường với một công ty muốn đạt được quy mô tham vọng như vậy.

Nhà sản xuất ô tô điện kỳ lạ ở Trung Quốc: Nhân viên phải đạt KPI bán bất động sản, vốn hóa lớn hơn Ford và General Motors dù chưa bán được chiếc xe nào - Ảnh 5.

Một trong những đối tác là Magna International tại Canada, công ty này đang đảm nhiệm dự án phát triển Hengchi 1 và 3. Evergrande còn hợp tác với Tencent và Baidu để phát triển hệ thống phần mềm cho Hengchi. Công nghệ này sẽ cho phép tài xế sử dụng ứng dụng trên điện thoại để hướng dẫn xe thông qua tính năng tự lái đến một địa điểm nhất định và dùng AAÂI để bật các thiết bị khác ở nhà khi đang lái xe.

Ngoài ra, người phát ngôn của Evergrande cho biết họ đang thảo luận với các đối tác quốc tế để phát triển "cùng lúc 14 mẫu xe".

Nhà sản xuất ô tô điện kỳ lạ ở Trung Quốc: Nhân viên phải đạt KPI bán bất động sản, vốn hóa lớn hơn Ford và General Motors dù chưa bán được chiếc xe nào - Ảnh 6.

Thay vì lần lượt tung ra các mẫu xe, Evergrande NEV có thể sẽ cho ra mắt toàn bộ mẫu xe cùng một lúc dưới thương hiệu Hengchi. 9 mẫu xe sẽ bao gồm từ sedan, cho đến SUV và xe đa dụng. Mức giá dự kiến sẽ dao động từ khoảng 80.000 tệ (12.000 USD) cho đến 600.000 tệ.

Đây thực sự là một chiến lược phát triển sản phẩm hoàn toàn khác so với các công ty cùng ngành như Tesla. Nio và Xpeng cũng chỉ lựa chọn tập trung vào một số thương hiệu và thậm chí còn đang gặp khó khăn để có lợi nhuận.

Trong khi không đưa ra bất kỳ thông tin nào về hoạt động sản xuất lâu dài, Evergrande lại chỉ nói về những mục tiêu đầy cạnh tranh. 2 mẫu xe bao gồm Hengchi 5 đang nhắm mục tiêu sản xuất hàng loạt trong hơn 20 tháng nữa. Tuy nhiên, để đạt được dự định về mốc thời gian đó, công ty này có thể phải bỏ qua một số quy trình nhất định trong ngành, như chế tạo mô hình xe chạy thử nghiệm được trang bị các thành phần nguyên mẫu như xe thật.

Nhà sản xuất ô tô điện kỳ lạ ở Trung Quốc: Nhân viên phải đạt KPI bán bất động sản, vốn hóa lớn hơn Ford và General Motors dù chưa bán được chiếc xe nào - Ảnh 7.

Dù cách tiếp cận của Evergrande không vi phạm quy định, nhưng hoạt động trên thị trường chứng khoán của công ty này có thể sẽ cho thấy những vấn đề thực tế. Sau khi cổ phiếu tăng mạnh, một số startup xe điện ở Mỹ cho đến nay vẫn chưa thể hiện được họ là một thực thể tạo ra doanh thu, lợi nhuận. Nguyên nhân là do lo ngại về mức định giá và các nhà sản xuất ô tô lâu đời như VW đang tiến nhanh hơn vào "cuộc chiến" này.

Mức tăng trưởng hàng tỷ USD của ngành này cũng thu hút sự chú ý của Bắc Kinh. Cổ phiếu Evergrande NEV đã giảm vào tháng trước sau khi hãng thông tấn Tân Hoa xã nêu có bài xã luận nói về mối lo ngại đối với cách phát triển của lĩnh vực xe điện. Điều đáng lo ngại là các công ty vốn đang trốn tránh trách nhiệm lại chế tạo những chiếc xe điện và các đạt được định giá cao dù chưa sản xuất hàng loạt mẫu xe nào.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó cổ phiếu Evergrande NEV vẫn tăng 18%, được thúc đẩy bởi triển vọng của thị trường ô tô điện tại Trung Quốc. Dữ liệu của BloombergNEF cho thấy xe điện hiện chiếm khoảng 5% doanh số bán ô tô hàng ở nước này, với dự báo nhu cầu sẽ tăng cao khi thị trường này lớn mạnh hơn và giá xe điện giảm. Công ty nghiên cứu Canalys cho biết doanh số bán xe điện ở Trung Quốc có thể tăng hơn 50% trong năm nay.

Tham khảo Bloomberg

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
5 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
4 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
3 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
3 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
2 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
17 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.