Nhạc sĩ và câu chuyện bản quyền thời âm nhạc bùng nổ từ offline đến online, streamning

17/03/2020 12:45
Ngành công nghiệp âm nhạc đã chứng kiến sự thay đổi phương thức phát hành từ bản cứng đến online và giờ là streaming. Hình thức phân phối thay đổi buộc cơ chế quản lý bản quyền âm nhạc, quyền sáng tạo cũng cần đổi thay.

Khai thác bản quyền âm nhạc sẽ thay đổi như thế nào?

Ngành giải trí âm nhạc đã từ phát hành các bản ghi trên băng từ, đĩa cứng (đĩa than), sang phát hành đĩa CD, DVD, nghe nhạc qua thiết bị số iPod, thẻ nhớ USB và giờ là thời của các dịch vụ phát trực tuyến (live stream).

Livestream đang giúp cho các đơn vị cung cấp nội dung cung cấp các chương trình mà không phụ thuộc vào các công ty nhạc số hay truyền hình. 

Nếu nhìn lại, ngành công nghiệp âm nhạc đã từng có doanh thu ổn định từ việc sản xuất băng đĩa. Nguồn thu này được phân bổ lại cho những đối tượng tham gia sản xuất như: sản xuất đĩa, nhà sản xuất nội dung, ghi đĩa, phân phối đĩa, đơn vị sở hữu tác quyền (quyền sáng tác của nhạc sĩ).

Giai đoạn này, các nhạc sĩ thỏa thuận về tiền tác quyền của mình với các nhà phát hành đĩa nhạc. Nhạc sĩ thường chỉ được chi trả một phần rất nhỏ trong tổng doanh thu.

Việc quản lý bản quyền và chi trả bản quyền được giao cho nhà sản xuất băng đĩa, phương thức phân chia cũng do các đơn vị này quyết định. Quyền tác giả âm nhạc được quản lý, phân phối doanh thu tương tự như quản lý bản quyền xuất bản sách.

Các nhạc sĩ thường không nhận được sự rõ ràng, minh bạch về số tiền thu được từ bán đĩa của các công ty sản xuất, tiền bản quyền thường được chi trả theo gói, với một tỷ lệ rất nhỏ.

Tuy nhiên, vào thời kỳ mà băng đĩa chiếm lĩnh thị trường giải trí thì tình trạng vi phạm bản quyền diễn ra khá nghiêm trọng. Cụ thể là đĩa lậu.

Với những đĩa được in lậu thì các nhạc sĩ không thu được một đồng nào tiền tác quyền, cho dù không khó khăn để phát hiện băng đĩa lậu bán trên thị trường.

Đến giai đoạn âm nhạc được một số công ty cung cấp lên môi trường trực tuyến, mở đầu cho trào lưu nghe nhạc online. Từ khoảng năm 2008 tới nay, các công ty băng đĩa ngày càng bị thu hẹp thị phần, nhường chỗ cho dịch vụ nghe nhạc trực tuyến.

Ban đầu, hầu hết các trang nghe nhạc trực tuyến đều sử dụng "chùa" các tác phẩm âm nhạc. Tình trạng này kéo dài nhiều năm làm ngành công nghiệp âm nhạc bị vi phạm bản quyền nghiêm trọng, khiến cho nhiều người cho rằng ngành âm nhạc có thể bị suy tàn, hoặc sụp đổ.

Điểm khác biệt lớn nhất của loại hình kinh doanh âm nhạc trực tuyến so với kinh doanh băng đĩa, đó là một số khâu trong sản xuất đĩa và phân phối dịch vụ (bài hát, hay bản nhạc) không còn tồn tại nữa bởi tính không biên giới trong lưu trữ và phân phối online. Tham gia vào chuỗi kinh doanh gần như chỉ còn có khâu sản xuất nội dung, và phân phối nội dung trực tuyến.

Mặt khác, trên nền tảng âm nhạc trực tuyến, người sử dụng sẽ khó phân biệt được đâu là tác phẩm có bản quyền, đâu là tác phẩm lậu (vi phạm bản quyền). Khâu phân phối vật lý cũng không còn, nên việc kiểm soát nguồn doanh thu của sản phẩm, hàng hóa theo phương thức cũ cũng khó có thể áp dụng.

Công cụ kiểm soát nào bảo vệ người sáng tác?

Trong kỷ nguyên số hóa, bản quyền âm nhạc nói riêng và bản quyền sáng tạo các tác phẩm nói chung trở thành một tài sản mang giá trị trọn đời. Đó không còn là câu chuyện bán ra một chiếc đĩa CD, hay tải về một bản nhạc trên các trang trực tuyến mà là việc xuất bản tác phẩm và sử dụng tác phẩm phải được kiểm soát, bản quyền của bản nhạc trên môi trường số phải được bảo vệ.

Trên thế giới, để minh bạch hóa việc sử dụng nội dung trên môi trường số, các công ty cung cấp nội dung thường tích hợp những công cụ để kiểm soát bản quyền nội dung số (DRM).

Ví dụ, Apple phát triển công cụ bản quyền cho phép người dùng mua và tải bài hát về nghe qua iTunes, nhưng không sao chép được. Chính điều này khiến doanh thu mảng phát hành âm nhạc trên hệ thống của Apple đạt 3 tỷ USD trong năm 2018 và có tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm đạt 40%.

Việc ứng dụng DRM vào kiểm soát bản quyền trên môi trường số nói chung và âm nhạc trực tuyến nói riêng là công cụ không thể thiếu để chống sao chép, sử dụng tác phẩm trái phép.

Bên cạnh đó, công cụ DRM cho phép đo đếm số lần sử dụng, tải xuống một cách rõ ràng và minh bạch. Từ đó giúp các nhà sở hữu tác phẩm nắm rõ được số liệu về lượt sử dụng, giúp họ hiểu rõ được tác phẩm của mình được sử dụng trên những nền tảng nào, ai là fan…, từ đó hiểu được thị hiếu âm nhạc và có kế hoạch phát triển các tác phẩm mới của mình.

Sự bùng nổ của thị trường nhạc số, cùng với xu hướng phát trực tuyến đã giúp không ít nghệ sĩ nổi tiếng toàn cầu trong chớp mắt, khi mà bài hát hay album của họ đạt triệu views trong vài ngày, mang lại cho họ khoản doanh thu lâu dài.

Nhưng điều này cũng chứa những thử thách rất lớn cho các nhạc sĩ nếu như tác phẩm âm nhạc không được bảo vệ bản quyền hiệu quả.

Theo đó, chỉ khi nào bản quyền âm nhạc được bảo vệ trên môi trường trực tuyến thì việc sử dụng tác phẩm không cần trả phí do vi phạm bản quyền tràn lan mới được kiểm soát, giá trị sáng tạo của các nhạc sỹ mới được ghi nhận rõ ràng đồng thời là cơ sở để tạo ra một hệ sinh thái âm nhạc lành mạnh.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
2 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
3 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
4 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
4 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
5 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Hơn 300 gian hàng quy tụ kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu tại triển lãm FBC ASEAN 2024
5 giờ trước
Một sự kiện lớn dành riêng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo và công nghiệp phụ trợ đang được diễn ra từ ngày 18 – 20/9/2024 nhằm kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác với thị trường quốc tế.
Honda Dream 2025 ra mắt Đông Nam Á
5 giờ trước
Honda Dream 125 2025 sản xuất tại Campuchia vừa chính thức trình làng với mức giá quy đổi từ 60 triệu đồng.
Nóng: Dừng đấu giá 26 thửa đất huyện Đan Phượng
5 giờ trước
Phiên đấu giá đất tại huyện Đan Phượng vào ngày 5/10 tới sẽ phải tạm dừng sau 5 ngày có thông báo mời người tham gia.
Chưa phải Việt Nam, đây mới là quốc gia tiếp theo được chọn để sản xuất iPhone 16 sau Trung Quốc, Ấn Độ
10 giờ trước
Quốc gia này cũng sẽ đón sản phẩm iPhone 16 sớm hơn khoảng 3 tuần so với trước đây nhờ sản xuất nội địa.