Nhan nhản đất phân lô gắn mác dự án bất động sản ở Lâm Đồng

Theo UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), cơ quan chức năng đã xử lý hành chính một số đơn vị quảng cáo không đúng sự thật tại các khu đất được đặt tên thành các khu nghỉ dưỡng, khu dân cư như Farm Hill, Forest Hill, Tropicana Garden, Green Wich…

Theo UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), cơ quan chức năng đã xử lý hành chính một số đơn vị quảng cáo không đúng sự thật tại các khu đất được đặt tên thành các khu nghỉ dưỡng, khu dân cư như Farm Hill, Forest Hill, Tropicana Garden, Green Wich…

 

Xử phạt loạt "dự án" phân lô, quảng cáo không đúng sự thật

Thời gian qua, báo chí phản ánh về tình trạng nhiều quả đồi ở Lâm Đồng bị cạo trọc mảng xanh để phân lô, bán nền. Trả lời báo chí về việc người dân phản ánh các doanh nghiệp núp bóng hộ gia đình cá nhân xin hiến đất làm đường, sau đó phân lô tách thửa bán để kiếm lời, UBND huyện Bảo Lâm cho biết, UBND huyện chỉ giải quyết thủ tục hành chính về đất đai, xây dựng của các hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.

UBND huyện cũng khẳng định: “chưa có doanh nghiệp nào đầu tư dự án bất động sản trên địa bàn”.

Nhan nhản đất phân lô gắn mác dự án bất động sản ở Lâm Đồng
“Dự án” Khu nghỉ dưỡng Sun Valley Bảo Lộc được giới thiệu, quảng cáo trên nhiều trang mạng do Công ty CP Đầu tư và Phát triển BĐS Khải Hưng phát triển. Theo UBND huyện Bảo Lâm, các khu đất được đặt tên theo tiếng nước ngoài do các hộ gia đình, cá nhân đứng tên, ủy quyền cho các đơn vị bán hàng. Việc các khu vực đất này tô vẽ thêm tiện ích, hồ bơi, sân bóng, công viên giống như một dự án bất động sản là do các đơn vị bán hàng trên các trang mạng tự tô vẽ thêm để bán hàng là không đúng quy định (Ảnh: Văn Long/ Dân Việt)

Về việc chuyển mục đích sử dụng, tách thửa và rao bán dưới hình thức “đất nền nghỉ dưỡng, khu dân cư” và đặt tên cho các khu đất theo tiếng nước ngoài để bán, theo thông tin từ UBND huyện Bảo Lâm, việc hiến đất của người dân chủ yếu là để mở đường giao thông, nhằm thuận tiện trong việc vận chuyển, đi lại.

Sau khi hiến đất làm đường, người dân đã lập thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và lập thủ tục tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất được cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Việc hiến đất làm đường trong thời gian qua mà UBND huyện đã giải quyết là của các hộ gia đình, cá nhân, nhằm tạo mặt bằng xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng. Sau đó các hộ thực hiện các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa.

Sau khi đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các hộ dân đã giao, ủy quyền cho một số doanh nghiệp, công ty bán hàng.

Các đơn vị được các hộ dân ủy quyền bán hàng đã tự đặt tên cho các khu đất được tách thửa là khu “nghỉ dưỡng, khu dân cư” và đặt tên bằng tiếng nước ngoài để bán hàng.

“Việc này, trong thời gian qua, UBND huyện phối hợp với Sở Truyền thông xử lý hành chính đối với một số đơn vị quảng cáo không đúng sự thật, như như Farm Hill, Forest Hill, Tropicana Garden, Green Wich…” – UBND huyện Bảo Lâm thông tin.

Nhan nhản đất phân lô gắn mác dự án bất động sản ở Lâm Đồng
Cơ quan chức năng đã xử lý hành chính nhiều đơn vị quảng cáo không đúng sự thật, như như Farm Hill, Forest Hill, Tropicana Garden, Green Wich…(Ảnh: Mặt bằng phân lô làng sinh thái Tropicana Garden Bảo Lộc được quảng cáo, giới thiệu)

Đối với khu vực báo chí phản ánh tại xã Lộc Quảng với khu đất 41ha hiện đang được Công ty Khải Hưng rao bán. Khu đất được giới thiệu quảng cáo trên nhiều trang mạng với tên gọi khu nghỉ dưỡng Sun Valley Bảo Lộc (thuộc địa giới xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm với phường 1, TP Bảo Lộc). Theo quảng cáo "dự án" này có hơn 500 nền, diện tích từ 180-1.000 m2. Người mua đất nền hoặc các căn biệt thự ở dự án này được sở hữu lâu dài, sổ đỏ riêng. Cùng với đó là hàng loạt các tiện ích công viên cây xanh, hồ điều hoà, công viên đồi,…

Thế nhưng, như UBND huyện Bảo Lâm khẳng định “chưa có doanh nghiệp nào đầu tư dự án bất động sản trên địa bàn” thực chất đây không phải là một dự án bất động sản, mà chỉ đơn thuần là một khu phân lô, bán nền.

Cụ thể, theo UBND huyện, qua rà soát, khu vực này được quy hoạch là đất ở nông thôn và được UBND huyện Bảo Lâm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 11 hộ gia đình, cá nhân với diện tích khoảng 25ha. Các hộ gia đình đã thực hiện các thủ tục hiến đất làm đường, chuyển mục đích sử dụng đất và tách thửa theo quy định.

“Các khu đất được đặt tên theo tiếng nước ngoài do các hộ gia đình, cá nhân đứng tên, ủy quyền cho các đơn vị bán hàng. Các đơn vị này tự đặt tên cho khu đất bằng tên nước ngoài và rao bán trên mạng xã hội. Khải Hưng là đơn vị được ủy quyền bán hàng", phản hồi từ UBND huyện Bảo Lâm nêu.

Về việc các khu vực đất này tô vẽ thêm tiện ích, hồ bơi, sân bóng, công viên giống như một dự án bất động sản, chính quyền huyện Bảo Lâm khẳng định là do các đơn vị bán hàng trên các trang mạng tự tô vẽ thêm để bán hàng là không đúng quy định.

Cũng theo UBND huyện, việc các đơn vị quảng cáo lập lờ, không đúng sự thật sẽ bị xử lý về quảng cáo không đúng sự thật theo quy định.

Công an điều tra việc phân lô bán nền

Mới đây, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng có thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc trong công tác quản lý, sử dụng đất và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thời kỳ thanh tra từ năm 2018 đến năm 2020.

Theo Thanh tra, thời gian qua, việc các hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư hạ tầng như mở đường, dựng trụ điện để nhằm mục đích phân lô, tách thửa trên địa bàn TP Bảo Lộc diễn biến phức tạp.

Nhan nhản đất phân lô gắn mác dự án bất động sản ở Lâm Đồng
Một đồi chè ở TP Bảo Lộc bị san phẳng để phân lô bán nền

Đặc biệt, trên các phương tiện truyền thông quảng cáo về “dự án bất động sản” nhưng thực chất là do một số đối tượng môi giới bất động sản tự đặt tên và đăng tin quảng cáo nhằm thu hút người mua. Thực tế, các dự án này đều không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

“Hiện tượng này cũng được nhiều cơ quan báo chí phản ánh, dẫn đến phát sinh dư luận không tốt về công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Tuy nhiên công tác chỉ đạo của UBND TP Bảo Lộc còn lúng túng, chưa chặt chẽ, chưa kiên quyết, dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm nhưng chưa được xử lý kịp thời”, thông báo kết luận thanh tra nêu.

Qua kiểm tra, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ rõ, việc đầu tư xây dựng mới các tuyến đường của 9 cá nhân trên địa bàn phường Lộc Phát và xã ĐamB’ri, TP Bảo Lộc đều không có cấp giấy phép xây dựng, không được cơ quan thẩm quyền phê duyệt; các chủ đầu tư không thông báo thời gian khởi công; chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép đấu nối vào đường chính.

Tại thời điểm thanh tra, toàn bộ diện tích đất các cá nhân hiến đất làm đường (đã hình thành các con đường) chưa được chính quyền địa phương “nhận hiến”.

Việc hình thành các tuyến đường không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất này đã gián tiếp ảnh hưởng đến các chỉ tiêu cơ cấu sử dụng đất, tiềm ẩn nguy cơ hình thành những khu dân cư mới không đúng quy hoạch. Bởi hiện nay diện tích đất này đang được rao bán dưới hình thức “dự án bất động sản” nhằm lừa đảo người mua.

Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đánh giá, để xảy ra những vi phạm nói trên là bởi UBND TP Bảo Lộc có biểu hiện buông lỏng công tác quản lý sử dụng đất đai, quản lý hoạt động xây dựng hạ tầng nhằm tách thửa đất của một số cá nhân trên địa bàn.

Các đơn vị liên quan khác như Phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Bảo Lộc, Phòng Quản lý đô thị TP Bảo Lộc, UBND phường Lộc Phát, UBND xã ĐamB’ri chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ trong lĩnh vực, địa bàn được phân công.

Từ kiến nghị của Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất các nội dung kết luận. Trong đó, giao Sở Nội vụ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với lãnh đạo Sở Xây dựng, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc theo lĩnh vực phụ trách qua các thời kỳ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Thanh tra tỉnh chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh để tiếp tục điều tra, xử lý các cơ quan, cá nhân liên quan đến sai phạm trong việc hiến đất làm đường để tách thửa.

Thanh Sơn

Tin mới

“Ông trùm” xuất khẩu cà phê lý giải về diễn biến lạ của giá cà phê
3 giờ trước
(NLĐO) – Giá cà phê tăng trở lại giữa lúc nông dân Việt Nam đang thu hoạch rộ khiến ai nấy đều vui mừng nhưng cũng thấy khó hiểu
Sếp FPT Retail bật mí kinh nghiệm ứng dụng AI trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
3 giờ trước
Chiều ngày 13-11, trong khuôn khổ sự kiện FPT Techday 2024 diễn ra tại TP.HCM, bà Nguyễn Đỗ Quyên - Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Điều hành FPT Retail đã giới thiệu bài tham luận với chủ đề “Công nghệ đồng hành chăm sóc sức khỏe”.
'Thành phố iPhone' ở Trung Quốc giờ đã là 'thành phố xe điện'
4 giờ trước
Nơi từng là thủ phủ sản xuất iPhone của Trung Quốc cũng như toàn cầu đang có những bước dịch chuyển.
Hãng ô tô Nhật Bản ra mắt sedan mới: Ngang cỡ i10, Global NCAP chấm 5 sao, giá quy đổi 200 triệu đồng
5 giờ trước
Xe nhỏ giá rẻ nhưng không có nghĩa là kém an toàn!
Phát hiện sà lan chở khoảng 570 tấn hàng giống phân bón không rõ nguồn gốc
5 giờ trước
Cơ quan chức năng tỉnh Hậu Giang đang tiến hành xác minh, xử lý một phương tiện chở hàng trăm tấn hóa chất giống phân bón mang nhãn hiệu nước ngoài, không có hóa đơn, nguồn gốc, xuất xứ.

Tin cùng chuyên mục

"Khách sộp" ở Hà Nội vừa mua và thuê hơn 3.000 xe điện VinFast, trong đó có nhiều xe VF3, là ai?
6 giờ trước
Công ty này vừa cho ra mắt một hãng taxi điện mới tại Hà Nội.
Từ đôi bàn tay trắng, bà nông dân kiếm 150 tỷ đồng/năm nhờ nuôi con "hiền như cục đất"
7 giờ trước
Bà Nguyễn Thị Biên (SN 1973)- Nông dân Việt Nam xuất sắc đến từ Thanh Hoá –là người có doanh thu lớn nhất trong số 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.
Thay đổi cách nuôi con chỉ sống trong bùn bằng dây nilon, anh nông dân thu lãi hàng trăm triệu
9 giờ trước
Anh Thái Hoàng Phong, nông dân ấp 2, xã Mỹ Tân, huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) thu lãi hàng trăm triệu đồng từ bán lươn giống và bán lươn thương phẩm nhờ vào cách nuôi lươn không bùn khoa học.
Tỷ trọng hàng Việt chiếm hơn 80% trong siêu thị sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
1 ngày trước
15 năm trước, 77% người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý sính hàng ngoại, cao hơn cả Châu Á (40%).