Nhân sự giỏi nhất chưa chắc đã tốt nhất, quan trọng là chọn đúng người vào đúng lúc!

01/11/2017 09:34
Nhân sự quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, bất kể đó là công ty lớn hay công ty mới khởi nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào người giỏi nhất cũng là người phù hợp nhất

Tại buổi huấn luyện thứ 8 trong khuôn khổ chương trình huấn luyện khởi nghiệp Topica Founder Institute khóa 6 với chủ đề “Team and Advisor” tổ chức gần đây, các doanh nhân cũng như CEO của nhiều startup thành công đã có chia sẻ bổ ích liên quan đến vấn đề nhân sự trong startup.

"Đừng quá kỳ vọng vào một team quá giỏi. Hãy tìm những người máu lửa!"

Đó là lời khuyên của anh Trịnh Minh Giang, người sáng lập, CEO của VMCG. Theo anh, startup hoàn toàn có thể thuê người giỏi về làm, nhưng người sáng lập (founder) và đồng sáng lập (co-founder) phải luôn "nhiệt" và sẵn sàng chiến đấu hết mình.

Tuy nhiên, "lửa" mới chỉ là yếu tố cần chứ chưa đủ để duy trì được đội hình đi tới thành công cuối cùng. Do đó, founder nên biết chấp nhận chuyện nhân sự có thể rời đi hoặc bị đào thải, vì trong nhiều trường hợp, đó mới là điều tốt nhất để startup tiếp tục phát triển. Đặc biệt, khi đã ở quy mô lớn, nếu các thành viên không đồng lòng, công ty sẽ rất khó có thể tiếp tục tiến lên.

Dẫn chứng cho nhận định này, anh chia sẻ câu chuyện của mình với Alphabooks và VMCG. Với Alphabooks, hiện tại tất cả các co-founder đều đã rút khỏi công ty (chỉ còn anh Nguyễn Cảnh Bình). Bản thân anh Giang cũng rời đi khi cảm thấy công việc bên ngoài quá bận rộn, không thể đảm bảo được thời gian và tâm huyết cho Alphabooks. Tương tự, với VMCG, anh cũng rút dần sở hữu theo thời gian để đầu tư phát triển thêm các dự án khác.

Khi được hỏi phải làm thế nào trong trường hợp thành viên mới khá hơn thành viên cũ nhưng chức danh đã cố định, anh Giang khuyên các founder nên trao đổi thẳng thắn với các thành viên trong đội để tránh rắc rối lâu dài. Thành viên trong diện "báo động" cũng cần được thông báo trực tiếp và thẳng thắn, ví dụ như: "Chúng tôi đánh giá đóng góp của bạn không đạt yêu cầu. Do đó, bạn có thể chuyển giao nhiệm vụ hoặc rời công ty và tìm kiếm các cơ hội phù hợp hơn."

Tuy nhiên, mọi đàm phán về vấn đề cổ phần trước và sau đó đều phải dựa trên lợi ích chung của công ty để đảm bảo công bằng, hợp lý cho các bên liên quan.

“Trước khi tìm người hay tài chính, phải biết mình đang ở giai đoạn phát triển nào đã”

 Anh Bùi Trung Hiếu, Giám đốc cao cấp Topica.

Anh Bùi Trung Hiếu, Giám đốc cao cấp Topica.

Đó là nhận định của anh Bùi Trung Hiếu, Giám đốc cao cấp Topica sau khi chia sẻ 4 giai đoạn phát triển một công ty theo quan niệm ở Topica:

- Giai đoạn 1: Marketability - Xác định liệu sản phẩm công ty tạo ra có thể bán được không?

- Giai đoạn 2: Profitability in-principle - Doanh thu từ sản phẩm có cao hơn chi phí sản xuất không?

- Giai đoạn 3: Break-even for fixed cost - Lợi nhuận tạo ra đó đủ để thanh toán các chi phí cố định hay không?

- Giai đoạn 4: Scale - Nhân rộng mô hình, tăng trưởng doanh thu.

Nếu thị trường thay đổi, công ty sẽ phải quay vòng lại giai đoạn 1, tạo nên một vòng tròn khép kín.

Vì vậy, anh Hiếu khuyên các founder không nên vội vàng lao vào việc tìm người mà chưa cân nhắc xem startup của mình đang ở giai đoạn nào. Mỗi giai đoạn sẽ có mục tiêu khác nhau, do đó nhân sự cần tìm được cũng sẽ hoàn toàn khác nhau. Với tình trạng eo hẹp về tài chính vốn rất phổ biến với các công ty khởi nghiệp, việc "liệu cơm gắp mắm" sao cho chính xác là hết sức cần thiết.

Ví dụ như, nếu startup đang ở giai đoạn đầu, cần chứng minh sản phẩm có thể bán được, co-founder cần tìm rất có thể nên là người có tố chất bán hàng thay vì một người mạnh về kỹ thuật; còn advisor thì nên là người đã từng có kinh nghiệm làm founder. Ngược lại, khi công ty ở giai đoạn 3, việc tối ưu giảm chi phí lại là mục tiêu quan trọng nhất. Do đó, nhân sự cần phải có kinh nghiệm chuyên sâu về vận hành...

"Tìm người không phải mục tiêu, chọn đúng người vào đúng thời điểm mới là yếu tố quan trọng dẫn tới thành công", anh Hiếu kết luận.

Tin mới

Xe Trung Quốc lại "đổ bộ", giá không rẻ
10 giờ trước
Tuần qua, hãng xe MG (Trung Quốc) mở bán mẫu xe đa dụng G50. Giới chạy xe dịch vụ khá quan tâm mẫu xe này vì hy vọng có mức giá phù hợp nhưng thực tế ngược lại.
Khách Nhật khen nức 1 món bún Việt Nam, chấm điểm cao nhất rồi kêu gọi đồng hương làm 1 điều
10 giờ trước
Sau khi ăn thử món bún này của Việt Nam, khách Nhật khen nức nở và chấm điểm cao nhất trong số 3 món được ăn thử ngày hôm đó.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá thép mạ Việt Nam
11 giờ trước
Hòa Phát, Hoa Sen, Tôn Đông Á... và loạt doanh nghiệp thép mạ lớn tại Việt Nam bị Bộ Thương mại Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá sơ bộ từ 40-88%.
Giá vàng quay đầu lao dốc, nhà đầu tư nên mua hay bán?
11 giờ trước
Đang từ đỉnh cao lịch sử, giá vàng quay đầu giảm sâu, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư đang băn khoăn nên mua hay bán?
Tôi dùng OPPO Find N5 làm việc thay laptop và hoàn toàn bất ngờ
11 giờ trước
Đây đúng là cách rất hay mà OPPO tận dụng màn hình siêu lớn của Find N5, kết hợp nhiều tính năng phần mềm tiện dụng để làm việc on-the-go dễ dàng.

Tin cùng chuyên mục

Mazda 6e bắt đầu sản xuất: Phân phối ở nhiều thị trường, có thể về Việt Nam
1 ngày trước
Mazda 6e đã chính thức sản xuất tại Trung Quốc vào đầu tháng 4 này để xuất khẩu xe sang châu Âu và Đông Nam Á.
Honda HR-V 2025 giá khởi điểm cao hơn Mazda CX-5, thêm bản hybrid giá 869 triệu
1 ngày trước
Honda đang từng bước hybrid hoá dải sản phẩm của mình với HR-V là model thứ 3 có phiên bản hybrid bán tại Việt Nam.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
1 ngày trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
1 ngày trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng