Nhân tố nào ở Việt Nam quyết định tiếp tục giãn cách hay dần mở cửa?

06/09/2021 14:40
Phong tỏa kéo dài sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, song nới lỏng giãn cách khi chưa kiểm soát được dịch bệnh lại là một rủi ro lớn. Việc lựa chọn tiếp tục giãn cách hay mở cửa trở lại là câu hỏi khó. Vậy nhân tố nào mang tính quyết định đối với vấn đề này?

Hiện nay, rất nhiều quốc gia lựa chọn mở cửa dần để khôi phục nền kinh tế. Ví dụ, thay vì nỗ lực đưa ca nhiễm về con số 0, mục tiêu của Thái Lan chuyển sang ngăn chặn sự bùng phát để không gây quá tải cho hệ thống y tế và có nhiều hoạt động thương mại hơn ở các trung tâm tài chính như Bangkok.

Trung tâm Quản lý Tình huống Covid-19 (CCSA) Thái Lan đã quyết định cho phép các nhà hàng, quán ăn, trung tâm thương mại, sân vận động, công viên tại một số khu vực mở cửa lại. Song, hoạt động kiểm soát dịch bệnh phải được thực hiện nghiêm ngặt.

Tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 ngày 29/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nêu rõ, chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp, phòng là cơ bản, chiến lược lâu dài, chống là quan trọng, thường xuyên.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta vẫn đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, là trước hết, càng khó khăn càng tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, đặc biệt là lúc dịch đã đi qua, như Bắc Ninh vừa xuất hiện ổ dịch mới. Từng tỉnh, từng huyện, từng xã phải đẩy nhanh lộ trình chống dịch, đạt mục tiêu càng sớm càng tốt để trở lại trạng thái bình thường, tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu kép.

Ngày 5/9/2021, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên đã đưa ra một số ý tưởng cho phương án bình thường mới, sống trong điều kiện có dịch Covid-19. Ông Nguyễn Văn Nên cho rằng, không thể thực hiện giãn cách triệt để nghiêm ngặt mãi, không thể quét sạch F0 ra khỏi cộng đồng.

Theo Bí thư TP.HCM, muốn “sống chung với lũ” thì cần phải đôn nhà lên cao, có ghe xuồng, quan trọng là phải biết bơi, có áo phao. Còn “sống chung với Sars-CoV-2” thì phải có vaccine, thuốc, có kiến thức chăm sóc sức khỏe để bảo vệ bản thân, cùng với đó là củng cố hệ thống y tế đủ mạnh. Khi đảm bảo những điều kiện này, thì mới có thể sống chung với dịch để sản xuất – kinh doanh bình thường trở lại.

Chiều ngày 5/9/2021, trong cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, Thủ tướng cho biết, khi thực hiện mục tiêu về tiêm vaccine, có thể thiết lập kịch bản thích ứng an toàn, trên các lĩnh vực giao thông, đi lại, sản xuất, dịch vụ. Thủ tướng cho biết, đã giao các cơ quan xây dựng kịch bản phục hồi kinh tế, xã hội thích ứng an toàn với dịch bệnh. Những nơi đã tiêm đủ vaccine, cần chủ động việc này.

Kinh nghiệm quốc tế từ các nước Anh, Israel, Singapore... cho thấy, không thể quay trở lại cuộc sống bình thường nếu không có tỷ lệ tiêm vaccine cao. Tuy nhiên, dù tiêm vaccine là chiến lược quan trọng và cấp bách, nhưng chỉ như vậy là chưa đủ. Một loạt các biện pháp y tế công cộng khác như đeo khẩu trang, truy vết tiếp xúc, xét nghiệm và hộ chiếu vaccine đều cần được áp dụng.

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
6 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
5 giờ trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
5 giờ trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
4 giờ trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
3 giờ trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Ford bị sốc sau khi mổ xẻ và lái thử xe điện Trung Quốc, quyết định tránh đối đầu và chuyển qua học hỏi: ‘Họ vượt quá xa chúng ta’
16 giờ trước
Chỉ với chiếc xe điện có giá 300 triệu đồng, thương hiệu Trung Quốc đã khiến hãng xe Phương Tây phải cúi đầu sau nhiều năm coi thường.
Range Rover Velar 2024 về Việt Nam cuối năm nay: Màn hình 11,4inch, 3 tùy chọn động cơ, mạnh nhất gần 400 mã lực
17 giờ trước
Land Rover Việt Nam xác nhận Range Rover Velar 2024 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối năm nay.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
17 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Gây sốt với mức giá chỉ 354 triệu đồng, "Honda City phiên bản SUV" có thêm bản đặc biệt
20 giờ trước
Thiết kế đẹp mắt, trang bị hiện đại và giá bán rẻ ngang Hyundai Grand i10, mẫu xe được mệnh danh là "Honda City phiên bản SUV" đang khiến thị trường dậy sóng.