Nhân trị ở An Phát Holdings: Kỷ luật như người Nhật, nhân văn như người Việt

15/01/2021 13:30
Là Tập đoàn lớn tại Việt Nam với đội ngũ nhân sự lên đến 5.000 nhân viên, ‘kỷ luật như người Nhật, nhân văn như người Việt’ là một trong những bí quyết quản trị con người của An Phát Holdings.

Văn hóa lấy con người làm gốc

"Đối với chúng tôi, mọi sự thành bại, mọi hoạt động đều quy tụ lại ở con người", ông Đinh Xuân Cường – Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc An Phát Holdings nói.

Năm 2020 với cơn bão covid vừa trôi qua gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế, trong bối cảnh này, vai trò của nguồn nhân lực lại càng quan trọng hơn khi giúp các doanh nghiệp trụ vững trong "cơn giông bão".

Ngay từ thời điểm thành lập năm 2002, Chủ tịch An Phát Holdings đã chọn cho mình cách điều hành doanh nghiệp dựa trên chữ "Nhân", triết lý luôn được áp dụng trong bất kể hoàn cảnh nào và gắn liền với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Lắng nghe để đưa ra những chính sách, liên tục thay đổi chọn ra điều phù hợp là những gì Tập đoàn này làm trong nhiều năm. Kết quả có được đúc kết lại là văn hóa công ty - 9G và 9T dành cho cấp quản lý và nhân viên. 9G gồm Gia đình, Giữ tín, Gương mẫu, Gánh vác, Gần gũi, Gợi mở, Giáo dục, Giúp đỡ, Giám sát. Đây đều là những phẩm chất cần phải có của một người lãnh đạo nhưng ở An Phát Holdings, chữ "gia đình" được đặt lên đầu tiên và chữ "giám sát" cuối cùng thể hiện quan điểm đề cao tính nhân văn và sự mềm mỏng, sau đó mới dùng phương thức quản trị. Còn 9T hướng đến Tôn trọng, Trung thực, Thực hiện, Tuân thủ, Tâm huyết, Tự tin, Tập thể, Thạo việc, Trách nhiệm thể hiện "tinh thần" mà mỗi nhân viên An Phát phải tuân thủ và luôn ghi nhớ.

Nhân trị ở An Phát Holdings: Kỷ luật như người Nhật, nhân văn như người Việt - Ảnh 1.

Đội ngũ Ban Lãnh đạo Tập đoàn An Phát Holdings

Nghe thì tưởng đơn giản nhưng như lời vị Phó Chủ tịch, CEO này thì để có được chữ 9G và 9T ấy là cả một hành trình nhiều năm trải nghiệm của APH để biết được cái gì phù hợp và tiếp tục. Ông Cường kể, Ban Lãnh đạo An Phát Holdings đã trải qua nhiều cuộc họp kéo dài từ sáng đến chiều muộn giữa toàn thể người đứng đầu với nhân viên để lắng nghe những tâm sự, trải lòng và đôi khi cả những ấm ức của nhân viên để có thể đúc kết nên những chính sách nhân sự phù hợp… Ở doanh nghiệp này, cho dù là bất kỳ ai, ở hoàn cảnh nào, nếu phát hiện sai sót của đồng nghiệp hay cấp trên thì cần góp ý để công ty tốt hơn, người An Phát gọi đó là văn hóa "claim" (góp ý).

Theo ông Đinh Xuân Cường, điều quan trọng nhất đối với người An Phát là sự phù hợp: "Có những người kinh nghiệm và học vấn rất "khủng" nhưng khi vào làm lại không trụ được lâu vì họ thiếu nhân tố chung của cả Tập đoàn. Ý tôi đang muốn nói đến gen của người An Phát, họ cần có thái độ tích cực, sự chân thành, tính nhân văn, khiêm nhường, có tinh thần trách nhiệm và ham học hỏi".

Kỷ luật như người Nhật, nhân văn của người Việt

"Tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là nhân viên yêu công ty".

Ông Đinh Xuân Cường từng nói rằng điều quan trọng nhất mà Ban Lãnh đạo Tập đoàn này đã làm được là tạo một khối kết nối chung từ 5.000 cá nhân khác nhau để họ đồng lòng có cùng một mục tiêu lớn là đưa An Phát Holdings trở thành Tập đoàn nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu khu vực.

Để làm được điều này, văn hóa của An Phát Holdings kết hợp giữa kỷ luật, nguyên tắc như người Nhật nhưng cũng đầy sự mềm mỏng và tính nhân văn theo truyền thống của người Việt Nam.

Điển hình trong một quy chế, An Phát Holdings yêu cầu nhân viên của mình "nói không với rượu bia", giúp cho họ luôn trong trạng thái tỉnh táo và giữ an toàn cho chính mình, an toàn trong công việc. Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng khiến bộ máy sản xuất kinh doanh luôn vận hành ổn định và phát triển.

Tại Việt Nam nói riêng hay nói rộng hơn là tại châu Á, văn hóa rượu bia là một phần không thể thiếu làm chất xúc tác trong câu chuyện ngoại giao và kinh doanh. Tuy nhiên ở An Phát Holdings, Ban lãnh đạo quán triệt điều này một cách tối đa. Tập đoàn này không cho dùng rượu bia trong hoạt động nội bộ, trường hợp ngoại giao bên ngoài cũng có chính sách hạn chế.

"Ngay cả tôi khi tiếp khách bên ngoài cũng nhiều khi phải nói trước với đối tác là xin phép không dùng rượu bia. Tôi thấy rằng họ đều rất đón nhận và hình như ai cũng chỉ mong tôi nói ra điều đó. Chỉ là chúng ta ngại nói ra với nhau mà thôi", Phó Chủ tịch, CEO Đinh Xuân Cường chia sẻ.

Nhân trị ở An Phát Holdings: Kỷ luật như người Nhật, nhân văn như người Việt - Ảnh 2.

Các sản phẩm nhựa nội thất công nghệ cao thương hiệu AnPro do APH sản xuất yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và lành nghề.

Về việc hòa nhập văn hóa, một ví dụ khác là thương vụ mua bán sáp nhập mở rộng quy mô như đã làm với Nhựa Hà Nội năm 2018. Quan điểm của An Phát Holdings là cùng nhau đồng hành phát triển. Do đó, dù có khó khăn ban đầu khi Nhựa Hà Nội từng có thời gian dài là công ty nhà nước, nhưng khi chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, nhân sự mới cũng hòa nhập nhanh chóng, tỉ lệ nhân sự nghỉ việc hầu như không có, đây là điều rất hiếm xảy ra trong các thương vụ M&A. Đến nay, Nhựa Hà Nội đã vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp nhựa hỗ trợ tại Việt Nam.

Nhân viên là đòn bẩy cho hoạt động kinh doanh

Con người và văn hóa doanh nghiệp được Ban Lãnh đạo An Phát Holdings coi là hai yếu tố làm nên sự khác biệt. Một nhân sự giỏi điều khiển máy móc sẽ khác so với một người chỉ có trình độ trung bình. Hay ở cùng một điều kiện sản xuất, sử dụng công nghệ tương đồng, yếu tố con người sẽ quyết định năng xuất và chất lượng sản phẩm.

"Cho đến lúc này, điều làm tôi tự hào nhất trong hành trình của An Phát Holdings là có đội ngũ nhân sự luôn tràn đầy nhiệt huyết", ông Cường nói.

Nhân trị ở An Phát Holdings: Kỷ luật như người Nhật, nhân văn như người Việt - Ảnh 3.

Các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco của APH sẽ sử dụng nguyên liệu từ nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học hoàn toàn (PBAT), dự kiến khởi công trong năm nay.

Nhân sự tốt còn đóng vai trò quan trọng khi An Phát Holdings triển khai các hoạt động quan trọng hay dự án chiến lược như chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học hoàn toàn (PBAT) đầu tiên tại Việt Nam. Ngay giữa thời điểm thị trường bi quan do ảnh hưởng của covid-19 nhưng kết quả thành công bất ngờ, An Phát Holdings thu về hơn 215 tỷ đồng, định giá doanh nghiệp hơn 6.600 tỷ đồng tại thời điểm chào bán lần đầu ra công chúng. Hiện nay, cổ phiếu APH của An Phát Holdings đã trở thành cổ phiếu của doanh nghiệp ngành nhựa có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhân trị ở An Phát Holdings: Kỷ luật như người Nhật, nhân văn như người Việt - Ảnh 4.

Ông Đinh Xuân Cường - Phó Chủ tịch, CEO Tập đoàn An Phát Holdings

Việc huy động vốn cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất chất dẻo phân hủy sinh học hoàn toàn (PBAT) trong năm vừa qua diễn ra tương đối suôn sẻ. Ông Cường không ngại ngần cho biết mặc dù còn nhiều khó khăn do tác động của tình hình kinh tế chung, nhưng cho đến nay dự án PBAT vẫn đảm bảo theo đúng kế hoạch, sẽ dự kiến khởi công vào năm 2021 và khánh thành cuối 2022. APH cũng đang lên kế hoạch tuyển dụng hàng loạt nhân sự chất lượng cao cho dự án này. Với tổng mức đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, đây sẽ là dự án quan trọng nhất của APH trong 2021. Theo vị Phó Chủ tịch, CEO thì sản phẩm của nhà máy sẽ được định hướng ở phân khúc cao cấp, đưa An Phát Holdings trở thành một trong 4 công ty sở hữu công nghệ sản xuất và thương mại hóa PBAT trên thế giới.

Năm 2021 mang tính bản lề đang chờ đón Ban lãnh đạo An Phát Holdings và các cộng sự…

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.