Nhập khẩu giảm mạnh 40%, Ấn Độ bắt đầu mất hứng thú với dầu mỏ của Nga?

28/09/2022 20:14
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, Ấn Độ đã bắt đầu mua dầu của Nga với số lượng lớn, nhưng giờ đây có dấu hiệu cho thấy, dường như mọi thứ đã thay đổi.

Theo thống kê về nhập khẩu năng lượng của Ấn Độ trong tháng 8, do xuất khẩu của Ả Rập Xê Út tăng và xuất khẩu của Nga giảm, Ả Rập Xê Út sau 3 tháng đã quay lại thay thế Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Ấn Độ.

Theo công ty theo dõi dữ liệu năng lượng Kpler, xu hướng này tiếp tục trong tháng 9. Xuất khẩu dầu thô của Nga sang Ấn Độ đã giảm 40% so với tháng 8, xuống còn 452.000 thùng/ngày trong hai tuần đầu tiên của tháng 9.

Nguyên nhân chính là do sau khi giá dầu giảm, mức chiết khấu mà Nga có thể đưa ra bị hạn chế, khiến mối quan tâm của Ấn Độ dần suy giảm. Đồng thời, các nước phương Tây tiếp tục gây sức ép lên quan hệ hợp tác của Ấn Độ với Nga.

Lưu Tông Nghĩa - Tổng thư ký Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc và Nam Á thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nói với phóng viên trang tin tài chính Yicai của Trung Quốc rằng, việc mua dầu từ Nga là phù hợp với chiến lược "cân bằng đa bên" của Ấn Độ, có lợi hơn cho sự tự chủ về kinh tế của Ấn Độ.

 Nhập khẩu giảm mạnh 40%, Ấn Độ bắt đầu mất hứng thú với dầu mỏ của Nga? - Ảnh 1.

Xuất khẩu dầu thô của Nga sang Ấn Độ đã giảm 40% so với tháng 8, xuống còn 452.000 thùng/ngày trong hai tuần đầu tiên của tháng 9. Ảnh: Sohu.com

Giảm nhập khẩu dầu từ Nga

Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn từ những người trong cuộc cho biết, kể từ khi bùng nổ xung đột Nga - Ukraine vào tháng 2 năm nay, Ấn Độ đã mua một lượng lớn dầu của Nga với giá rẻ, ước tính giúp Ấn Độ tiết kiệm khoảng 350 tỷ rupee (khoảng 4,3 tỷ USD).

Theo trang tin tài chính Yicai, Ấn Độ vốn rất nhạy cảm với giá dầu vì 83% nhu cầu về dầu của nước này phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, và những biến động về giá dầu sẽ có tác động đáng kể đến thị trường nội địa của Ấn Độ. Việc nhập khẩu dầu thô giá rẻ từ Nga đã kiềm chế sự gia tăng hơn nữa của chỉ số giá tiêu dùng trong nước Ấn Độ ở một mức độ nhất định, có lợi cho sự phục hồi kinh tế của nước này sau đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, sau hơn nửa năm bùng nổ doanh số, có dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang bắt đầu "hãm phanh". Lấy số liệu tháng 8 làm ví dụ: nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Ả Rập Xê Út tăng 4,8% so với tháng trước, lên mức 864.000 thùng/ngày; trong khi nhập khẩu dầu thô từ Nga giảm 2,4%, xuống còn 856.000 thùng/ngày.

Kể từ tháng 7, nhập khẩu dầu từ Nga của Ấn Độ đã có dấu hiệu suy giảm, do các mức chiết khấu mà Nga có thể đưa ra đã giảm xuống. Mặc dù không biết chính xác giá dầu mà Nga bán cho Ấn Độ nhưng nhiều nguồn tin cho thấy, mức chiết khấu đối với dầu thô Urals của Nga đã giảm xuống còn khoảng 20 USD/thùng.

Ehsan Ul Haq - nhà phân tích tại đơn vị nghiên cứu dữ liệu thị trường tài chính Refinitiv - cho biết, các nhà cung cấp dầu ở các nước vùng Vịnh cũng đã hạ giá bán chính thức cho các lô hàng trong tháng 10, làm giảm sức hấp dẫn của dầu Nga.

Ông Ul Haq cho biết thêm, thời gian vận chuyển dầu từ Nga đến Ấn Độ mất khoảng 1 tháng, trong khi các chuyến hàng từ Trung Đông thường mất 1 tuần; kết quả là dầu từ vùng Vịnh đã giành lại vị thế thống trị của mình.

Theo một nguồn tin trong ngành công nghiệp Ấn Độ, cộng thêm tiền vận chuyển, chi phí khi cập cảng của một số loại dầu Nga thậm chí còn cao hơn từ 5 đến 7 USD so với dầu đến từ vùng Vịnh.

Đồng thời, xuất khẩu dầu theo đường biển của Nga trong hai tuần đầu tiên của tháng 9 năm nay đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2021, cũng chứng minh một điều rằng, sức hấp dẫn của dầu Nga đối với khách hàng châu Á đang suy giảm.

Theo dữ liệu của Kepler, trong hai tuần đầu tháng 9/2022, xuất khẩu dầu theo đường biển của Nga ở mức 3,03 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 314.000 thùng/ngày so với tháng 8, và thấp hơn mức trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.

 Nhập khẩu giảm mạnh 40%, Ấn Độ bắt đầu mất hứng thú với dầu mỏ của Nga? - Ảnh 2.

Một trạm xăng ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: 163.com

Phương Tây tiếp tục gia tăng áp lực

Theo trang tin tài chính Yicai, kể từ tháng 2 năm nay, Ấn Độ bắt đầu mua dầu thô của Nga, và các nước phương Tây đã không ngừng gây sức ép với Ấn Độ. Nhưng cho đến nay, sức ép từ các nước phương Tây vẫn chưa dừng lại bất chấp việc Ấn Độ đã giảm mua dầu của Nga.

Một quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/9 cho biết, nước này đang tiến hành các cuộc thảo luận "sâu" với Ấn Độ để thuyết phục Ấn Độ xem xét lại hợp tác quân sự và năng lượng với Nga. Theo nhận định của báo chí Mỹ, động thái này là một nỗ lực tiếp theo của Mỹ nhằm cô lập Nga trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, Ấn Độ luôn khẳng định rằng, việc mua dầu của họ được quyết định hoàn toàn bởi nhu cầu về an ninh năng lượng.

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman tại một cuộc hội thảo gần đây cho biết, nhập khẩu dầu từ Nga là một phần trong chiến lược quản lý lạm phát của Chính phủ Ấn Độ, và các nước khác cũng đang thực hiện biện pháp tương tự.

Mới đây, các nước phương Tây cũng khuyến khích Ấn Độ tham gia "liên minh giới hạn giá dầu của Nga" của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ấn Độ Vinay Kwatra cho biết, Ấn Độ không phải là thành viên của G7, và việc mua dầu của Nga là để đáp ứng nhu cầu về an ninh năng lượng.

Các nhà quan sát Ấn Độ cũng cho rằng, việc mua dầu của Nga phần lớn là hành động của các đơn vị lọc dầu chứ không phải chủ trương của Chính phủ Ấn Độ. Giá dầu Nga thấp đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Ấn Độ, giúp Ấn Độ giảm giá thành hàng hóa, giảm nhu cầu về USD, và chính phủ nước này có thể dành nhiều nguồn lực hơn vào xây dựng cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội.

Tin mới

Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách
6 giờ trước
Giá vàng nhẫn sáng nay giảm mạnh, các cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) mở bán không giới hạn nhưng không khí giao dịch lại bất ngờ trầm lắng.
Campuchia vừa đạt dấu mốc quan trọng, một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
5 giờ trước
Lãnh đạo Campuchia gọi đây là “sự kiện trọng đại”.
Giá vàng tăng sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế hàng Trung Quốc
4 giờ trước
Hôm nay (26/11), giá vàng ổn định sau khi giảm 3% trong phiên trước. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn sau khi ông Trump tuyên bố áp thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.
Mặt hàng tỉ USD của Việt Nam bất ngờ có kỳ tích mới: Sở hữu giá bán đắt đỏ nhất thế giới, gần 160 quốc gia, vùng lãnh thổ săn đón
4 giờ trước
Giá gạo Việt Nam duy trì mức cao nhất thế giới, vượt qua các quốc gia xuất khẩu lớn.
iPhone 17 Pro bất ngờ lộ diện với thiết kế mới hoàn toàn?
3 giờ trước
Theo The Information, iPhone 17 Pro và iPhone 17 Pro Max sẽ có thiết kế mới, đánh dấu bước ngoặt trong dòng sản phẩm cao cấp của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 26/11: Đồng loạt giảm, tỷ giá "chợ đen" vẫn tăng
16 giờ trước
Giá USD hôm nay 26/11 trên thế giới và trong nước tiếp tục giảm. Tuy nhiên, giá USD ngân hàng bán vẫn sát giá trần được ngân hàng nhà nước cho phép. Trong khi đó, tỷ giá "chợ đen" tăng 90 đồng mỗi chiều.
App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.