Nhập toa tàu cũ: Từ bài toán chi phí đến rủi ro pháp lý

27/10/2021 09:49
Dù có nhập được 37 toa tàu đã qua 40 năm sử dụng của Nhật Bản về Việt Nam thì cũng sẽ không thể đưa vào sử dụng, nếu áp dụng theo Nghị định 65 hướng dẫn thực hiện Luật Đường sắt.

Đó là quan điểm của Luật sư Nguyễn Hồng Quân, đại diện công ty TNHH Luật Trung Quân khi trao đổi với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp.

Nhập toa tàu cũ: Từ bài toán chi phí đến rủi ro pháp lý - Ảnh 1.

Việt Nam hiện nay chưa thể tự sản xuất toa tàu mà chỉ có thể nhập khẩu máy về, sau đó thực hiện công đoạn lắp ráp vỏ ngoài (ảnh minh hoạ)

- Theo quan điểm của ông, việc nhập 37 toa tàu cũ từ Nhật Bản với thời hạn sử dụng 15 năm có hợp lý khi xét về bài toán chi phí? Đặc biệt khi ngành đường sắt đang bộc lộ nhiều yếu kém, phát triển chậm lại so với xu hướng?

Trên quan điểm cá nhân tôi, nếu xét về bài toán chi phí, việc nhập 37 toa tàu cũ của Nhật Bản, mà thời hạn sử dụng là 15 năm cũng có sự hợp lý nhất định ở một vài khía cạnh như:

Thứ nhất, về nhu cầu của nước ta, theo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), số toa tàu dự kiến nhận là các toa tàu do Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) khai thác trên các tuyến đường sắt khổ 1.067 mm, nay đã ngừng khai thác để chuyển sang dòng mới hơn. JR East là đối tác tin cậy của VNR, do đó, họ hứa tặng VNR 37 toa tàu nếu có nhu cầu. Và nếu xét về mặt nhu cầu, quả thực hiện tại Việt Nam đang cần đặt mua thêm nhiều toa tàu mới, bởi theo VNR, từ ngày 01/01/2021, có khoảng hơn 200 toa tàu không đủ điều kiện về tuổi thọ, cũng như chất lượng để tiếp tục vận hành, trong khi tổng số toa xe do đơn vị này vận hành là 1.030 toa, và số toa xe hết niên hạn cũng sẽ tiếp tục tăng lên hằng năm.

Thứ hai, về chất lượng của các toa tàu, JR East cho biết các toa tàu này vẫn còn tốt, không gặp bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào về an toàn và chất lượng. Ngoài Việt Nam, có một số quốc gia khác như Myanmar, Indonesia, Campuchia… cũng có nhu cầu nhập các toa tàu này cùng loại để sử dụng ở nước họ. Tuy nhiên, phía JR East đồng ý tặng miễn phí cho Việt Nam (phía Việt Nam chỉ cần chịu chi phí hải quan, cải tạo toa xe,…). Trong khi đó, nếu mua mới, giá bán mỗi toa tàu là khoảng 30 tỷ đồng. Vậy, việc nhập với giá 0 đồng sẽ giúp ngành đường sắt Việt Nam tiết kiệm được khoảng hơn 1000 tỷ đồng nhưng vẫn nhập được các toa tàu có chất lượng tốt.

Thứ ba, về tính khả dụng, các toa tàu này đã được phía Nhật Bản khai thác trên các tuyến đường ray khổ 1.067 mm, trong khi ở Việt Nam, khổ đường 1.000 mm là phổ biến hơn cả. Do đó, khi nhập tàu về, chúng ta sẽ cần cải tạo để có thể sử dụng. Việc này được các chuyên gia đánh giá là không khó và cũng không tốn kém quá nhiều chi phí. Như vậy, các toa xe này được đánh giá là có thể cải tạo để thích hợp sử dụng với các khổ đường sắt ở Việt Nam và với các tuyến đường dưới 300 km.

Thứ tư, về mặt lợi nhuận, theo VNR, các toa xe này có thời hạn khai thác lên tới 15 năm, trong khi chỉ cần 7 năm để có thể hoàn vốn, do đó, với việc nguồn vốn của chúng ta tương đối hạn hẹp thì việc nhập các toa tàu này là hợp lý. Bên cạnh đó, các toa tàu này cũng được sản xuất, lắp ráp bởi vật liệu thép là chủ yếu, tỉ lệ vật liệu nhựa là rất thấp nên sau khi hết niên hạn sử dụng hoàn toàn có thể tái chế, không lãng phí mà việc tái chế cũng đem lại nguồn thu tài chính.

Chúng ta không thể phủ nhận cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đường sắt Việt Nam còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu nói khổ đường sắt Việt Nam lạc hậu thì không đúng, bởi việc xây dựng đường sắt khổ hẹp, rộng hay tiêu chuẩn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ địa hình, khí hậu đến yếu tố con người, lịch sử.

Về năng lực kỹ thuật, Việt Nam hiện nay chưa thể tự sản xuất toa tàu mà chỉ có thể nhập khẩu máy về, sau đó thực hiện công đoạn lắp ráp vỏ ngoài. Do đó, nếu chỉ nhập toa tàu đã qua sử dụng thì chi phí rẻ hơn rất nhiều, mà chất lượng vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng của nước ta.

- Liệu việc nhập tàu cũ có đi vào vết xe đổ của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam – VIMC, khi ở thời kỳ là Vinalines đã nhập thiết bị "đồng nát"? Về quy định pháp luật, nếu rơi vào tình huống như vậy, rủi ro pháp lý sẽ là gì, thưa ông?

Việc nhập 37 toa tàu giá 0 đồng lần này sẽ không đi vào “vết xe đổ” của Tổng công ty VIMC, nếu chúng ta làm đúng.

Cùng nhìn lại về các sai phạm của VIMC, chúng ta cần làm rõ một điều là, sai phạm của VIMC là do những người điều hành đã làm sai quy trình thực hiện đầu tư, không xin ý kiến chủ trương đầu tư tới các cấp chủ quản theo quy định, mà lại xin ý kiến các cơ quan khác. Cụ thể, VIMC đã tự ý quyết định đầu tư khi chưa được Bộ Giao thông Vận tải cập nhật dự án vào quy hoạch và dự án này cũng chưa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mà tự ý cất quyền, triển khai. Bên cạnh đó, các văn bản xin ý kiến, văn bản thẩm định chất lượng cũng không trung thực, mặc dù không đủ điều kiện nhập khẩu, nhưng vẫn cho làm thủ tục nhập khẩu. Đây là sai phạm rất nghiêm trọng.

Đối với trường hợp của VNR hiện nay, muốn không xảy ra sai phạm, VNR cần nghiên cứu, đánh giá trung thực và khách quan về tính khả thi của dự án, đồng thời thực hiện nghiêm quy định của pháp luật. Sẽ không có câu chuyện nhập phải tàu cũ không thể sử dụng, nếu VNR đánh giá đúng chất lượng của các toa tàu cũng như bài toán chi phí. Đồng thời, cũng sẽ không có sai phạm nếu VNR tuân thủ quy định và cam kết thực hiện công khai, minh bạch từ việc thẩm định chất lượng đến việc nhập khẩu , cải tạo và đưa vào vận hành các toa xe theo quy định pháp luật.

Trong trường hợp có xảy ra sai phạm, cơ quan chức năng có thể tiến hành xử lý kỷ luật hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân có hành vi cố ý vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.

- Các toa tàu này hiện đã được sử dụng 40 năm. Tuy nhiên, theo Nghị định 65 hướng dẫn thực hiện Luật Đường sắt, các toa tàu tại Việt Nam khi đã sử dụng đến tuổi đời này sẽ phải thay mới. Theo quan điểm của ông thì với "độ vênh" giữa pháp lý và mong muốn của VNR, liệu nên có hướng xử lý thế nào cho phù hợp?

Nhập toa tàu cũ: Từ bài toán chi phí đến rủi ro pháp lý - Ảnh 2.

Luật sư Nguyễn Hồng Quân

Pháp luật được sinh ra từ đời sống thực tế, là chuẩn mực có tác dụng hỗ trợ, bảo vệ và định hướng các hoạt động đời sống thực tế hàng ngày của mỗi người, doanh nghiệp, tổ chức... Trong trường hợp này, nếu áp dụng theo Nghị định 65 hướng dẫn thực hiện Luật Đường sắt thì dù có nhập được 37 toa tàu về cũng sẽ không thể đưa vào sử dụng, để đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Do đó, để thực hiện việc này cần có sự sửa đổi, bổ sung trong quy định pháp luật, để phù hợp với nhu cầu của đời sống và tình hình thực tế của xã hội. Nếu điều luật này được điều chỉnh mà mặt lợi nhiều hơn mặt hại, mang lại nhiều lợi ích thì việc thay đổi này là tiến bộ và hợp lý. Đó là minh chứng cho thấy sự nhanh nhạy với thời cuộc và cho thấy pháp luật phản ánh chính xác, khách quan, kịp thời, đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo tôi, để tránh tình trạng Việt Nam trở thành bãi rác của các nước phát triển, việc sửa đổi quy định của pháp luật là cần thiết, nhưng phải đảm bảo sự thay đổi là hợp lý và hợp pháp, không tạo tiền lệ với các lĩnh vực khác nếu có.

VNR cần nghiên cứu kỹ lưỡng, kiến nghị và được Thủ tướng đồng ý thì mới có thể nhập khẩu và đưa vào sử dụng. Quá trình thẩm định, đánh giá chất lượng và khả năng sử dụng của các toa tàu, cũng như việc nhập khẩu, cải tạo cho phù hợp với khổ đường sắt Việt Nam và đưa vào sử dụng phải tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật để tránh những sai phạm gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước.

- Xin cảm ơn ông!

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
36 phút trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
2 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
2 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
3 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương: Không để găm hàng, tăng giá dịp Tết
4 giờ trước
Trước biến động giá cả có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, đơn vị trực thuộc bộ và các doanh nghiệp, tập đoàn có biện pháp ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng găm hàng, thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.

Tin cùng chuyên mục

SUV điện cỡ lớn Hyundai Ioniq 9 chính thức ra mắt: Tầm di chuyển 620 km, đấu trực tiếp với VinFast VF 9
8 giờ trước
Mẫu xe này sẽ được bán tại Mỹ, Hàn Quốc từ đầu năm 2025 trong khi các thị trường khác phải đợi đến cuối năm.
Báu vật tâm linh: Thế giới chỉ 2 nước có, Việt Nam sở hữu cá thể 700 tuổi, thuộc hàng Tứ Thiết quý hiếm
9 giờ trước
Cá thể cổ thụ này được xếp hạng là Cây Di sản Việt Nam.
HIIVE by fusion: Ưu đãi mùa lễ hội dành cho doanh nghiệp tại Bình Dương
9 giờ trước
Doanh nghiệp phát triển, việc giữ chân nhân tài và xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm ngày càng trở nên thách thức. Lựa chọn địa điểm tổ chức sự kiện hay nơi nghỉ dưỡng cho nhân viên không chỉ đơn thuần đáp ứng nhu cầu cơ bản mà còn là chiến lược khẳng định vị thế và nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân sự.
Ô tô điện giá quy đổi dưới 300 triệu ngang cỡ Suzuki Swift, đi xa nhất 430km/sạc
9 giờ trước
Một thương hiệu trong làng xe tải chuẩn bị giới thiệu mẫu ô tô con chạy điện mới tại Việt Nam.