Nhật Bản bất ngờ lội ngược dòng như thế nào trong cuộc chiến Covid-19?

14/10/2021 14:13
Số ca mắc Covid-19 mới tại Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm qua, tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng một làn sóng dịch bệnh mới có thể bùng phát vào mùa đông.

Trở lại từ bờ vực khủng hoảng Covid-19

Chỉ vài ngày sau khi bế mạc Thế vận hội Tokyo 2020, Nhật Bản dường như đã chịu tổn thương nghiêm trọng bởi Covid-19. Ngày 13/8, Tokyo ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới cao kỷ lục, với 5.773 ca, do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta. Trên toàn quốc, số ca mắc bệnh vượt quá 25.000 ca.

Số ca lây nhiễm SARS-CoV-2 tăng vọt đã làm tăng thêm sự phẫn nộ của một bộ phận công chúng phản đối tổ chức Thế vận hội. Các bệnh viện rơi vào trạng thái căng thẳng chưa từng có, tình trạng thiếu giường bệnh khiến hàng nghìn người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 phải phục hồi sức khỏe tại nhà. Một số trường hợp đã tử vong khi điều trị tại nhà.

Tình trạng khẩn cấp ở thủ đô và các khu vực khác đã được áp dụng trong gần 6 tháng và tiếp tục được gia hạn thêm một lần nữa.

Tuy nhiên, một điều đáng chú ý đã xảy ra ở Nhật Bản sau 2 tháng kể từ khi Thế vận hội kết thúc. Tuần này, gần 2 tuần kể từ khi các biện pháp khẩn cấp cuối cùng được dỡ bỏ, số ca mắc Covid-19 mới tiếp tục giảm mạnh ở Tokyo và trên toàn quốc.

Trong khi nhiều khu vực của châu Âu, trong đó có cả Anh, đang nỗ lực để ngăn số ca mắc bệnh tăng, các ca nhiễm virus ở Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm qua. Đây được coi là một tín hiệu lạc quan cho thấy điều tồi tệ nhất có thể đã qua đối với nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới.

Hôm 11/10, Tokyo ghi nhận 49 ca mắc Covid-19 mới, số ca mắc bệnh hàng ngày thấp nhất kể từ cuối tháng 6/2020, và toàn quốc ghi nhận 369 ca.

Các chuyên gia cho rằng, không có yếu tố nào có thể giải thích sự thay đổi bất ngờ trong diễn biến Covid-19 của Nhật Bản. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng tình rằng sau một sự khởi đầu chậm chạp đáng thất vọng, việc triển khai tiêm chủng của Nhật Bản đã trở thành một chiến dịch y tế cộng đồng ấn tượng.

Tới nay, Nhật Bản đã tiêm chủng cho gần 70% dân số trong tổng số 126 triệu dân. Chính phủ Nhật Bản nói rằng sẽ tiêm vaccine cho tất cả những người muốn tiêm chủng vào tháng 11. Trong tuần này, tân Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, từ tháng 12 sẽ bắt đầu triển khai tiêm mũi vaccine tăng cường , bắt đầu với các nhân viên y tế và người cao tuổi.

Theo các chuyên gia, một yếu tố khác giúp số ca mắc Covid-19 tại Nhật Bản giảm mạnh là việc đeo khẩu trang, một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trong các mùa dịch cúm trước đây. Khi các nước khác đã nới lỏng quy định đeo khẩu trang trong nhà và ở các môi trường khác, hầu hết người Nhật Bản vẫn tiếp tục tuân thủ việc đeo khẩu trang.

Kết thúc mùa hè u ám

Bầu không khí thoải mái hơn trong khoảng thời gian diễn ra Thế vận hội đã khiến dịch bệnh bùng phát mạnh vào mùa hè. Người dân đã dành nhiều thời gian tụ tập theo nhóm trong những tuần diễn ra sự kiện thể thao giữa thời tiết khắc nghiệt.

“Trong những ngày nghỉ, chúng tôi gặp gỡ những người bạn đã lâu không gặp. Bên cạnh đó, chúng tôi có nhiều cơ hội để ăn uống cùng nhau trực tiếp”, Hiroshi Nishiura, chuyên gia về mô hình thống kê các bệnh truyền nhiễm và cố vấn tại Đại học Kyoto, cho biết.

Theo Kenji Shibuya, cựu Giám đốc Viện Sức khỏe Dân số tại Đại học King’s College, việc tập trung đông người đã dẫn đến sự gia tăng số ca lây nhiễm vào tháng 8. Ông Shibuya cho rằng, tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản thay đổi có thể do “dịch bệnh chủ yếu bùng phát theo mùa, sau đó là việc tiêm chủng và có lẽ là bởi một số đặc điểm của virus mà chúng ta chưa biết tới”.

Hiện tại, tình hình dịch bệnh ở Nhật Bản đang trở nên lạc quan và nhiều người tin rằng “trạng thái bình thường” đang quay trở lại.

Các quán bar và nhà hàng, những nơi đã cố gắng tồn tại khi Nhật Bản áp dụng tình trạng khẩn cấp, đã hoạt động trở lại, dù vẫn được khuyến cáo nên đóng cửa sớm hàng ngày cho đến cuối tháng 10. Các ga tàu điện bắt đầu đông đúc trở lại do nhiều công ty không còn cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Di chuyển giữa các tỉnh cũng không còn được coi là một rủi ro lây nhiễm đáng kể.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, người dân Nhật Bản kỳ vọng Thủ tướng Kishida sẽ ưu tiên vấn đề sức khỏe cộng đồng, bao gồm việc phê duyệt sớm các loại thuốc kháng virus và tăng cường năng lực của dịch vụ y tế để đối phó với một đợt dịch có nguy cơ bùng phát trong tương lai.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, sẽ là điều tồi tệ nếu nghĩ rằng nguy cơ dịch bệnh đã qua đi, đồng thời cảnh báo số ca mắc Covid-19 có thể tăng trở lại khi thời tiết lạnh hơn đang đến gần. Khi đó, người dân sẽ tụ tập trong các quán bar và nhà hàng có hệ thống thông gió kém, khiến nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

“Tình trạng khẩn cấp kết thúc không có nghĩa là chúng ta được tự do 100%. Chính phủ nên gửi một thông điệp rõ ràng đến người dân rằng chúng ta chỉ có thể nới lỏng dần dần các hạn chế”, Shigeru Omi, cố vấn y tế của chính phủ, nói./.


Tin mới

Sau 1 năm ra mắt thị trường Lào, Xanh SM đã có gì?
3 giờ trước
Lào là thị trường đầu tiên Xanh SM gia nhập trong chiến lược "go global".
Sàn thương mại điện tử Việt lao dốc doanh số giữa sức nóng mua sắm online
2 giờ trước
Trong khi TikTok Shop, Shopee tăng trưởng mạnh về doanh số, Tiki và Sendo lại trượt dốc thấy rõ
“Tuyệt chiêu” giúp lão nông Cà Mau "cãi vợ" nuôi cá chình thu lãi tiền tỷ
2 giờ trước
Ông Bảy Ánh tính nuôi cá chình bị vợ cản đến giận nhưng vẫn quyết nuôi. Hiện mỗi năm gia đình ông kiếm lời khoảng 3 tỷ đồng từ mô hình. Bí quyết thành công của lão nông “dám cãi vợ” đến từ “tuyệt chiêu” chuyển cá.
Xuất hiện mẫu thử iPhone siêu hiếm, không có cả logo "quả táo"
15 phút trước
Rất hiếm khi người dùng được chứng kiến tận mắt một thiết bị thử nghiệm của Apple.
Đại lý báo Nissan Almera 2024 ra mắt Việt Nam tháng này: Nâng cấp tiện nghi, có ADAS, thêm màu mới đấu Vios, Accent
43 phút trước
Bản nâng cấp mới của Nissan Almera tại Việt Nam ít thay đổi về ngoại hình nhưng lại có nhiều điểm mới về công nghệ.

Tin cùng chuyên mục

Điện máy tung "bình mới rượu cũ"
3 giờ trước
Mới đây, chuỗi bán lẻ Thế Giới Di Động tiếp tục tung ra chính sách "mua trả chậm", được cho là bước tiến mới của mua trả góp.
Sếp Tổng cục Thuế: Sàn Temu đã kê khai thuế nhưng “ghi doanh thu bằng 0”, cơ quan thuế đang giám sát
1 ngày trước
Đây là thông tin mới nhất được lãnh đạo Tổng cục Thuế đưa ra khi trả lời báo chí về xử lý các vấn đề liên quan đến đăng ký mã số thuế và báo cáo doanh thu tự nộp của sàn này ở Việt Nam.
Chiếc iPhone này đang bán chạy nhất thế giới, không phải iPhone 16!
1 ngày trước
Theo Counterpoint Research, trong quý 3/2024, mẫu iPhone này đang có doanh số bán ra cao nhất thế giới.
Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng: Có dễ thực hiện?
1 ngày trước
Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi lần này nêu rõ trách nhiệm cho các sàn TMĐT phải kê khai thay, nộp thuế thay cho các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn TMĐT.