Nhật Bản đang thể hiện sự thờ ơ trước đại dịch COVID-19?

04/03/2020 09:34
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng Nhật Bản bắt đầu từ một vị thế bất lợi và thiếu sự chuẩn bị khi đất nước không bị ảnh hưởng bởi SARS vào năm 2003. Kể từ khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe Nhật Bản đều cho rằng COVID-19 có thể được ví như cúm và không đáng sợ.

Nhật Bản đã nghiên cứu rất nhiều về cách đối phó với COVID-19, căn bệnh truyền nhiễm đã khiến ​​số lượng ca nhiễm bệnh tăng nhanh và lây lan khắp các quận từ Hokkaido đến thành phố Tokyo.

Ngoài việc đánh mất niềm tự hào dân tộc tiềm ẩn liên quan đến khả năng phải hủy bỏ Thế vận hội Olympics mùa hè diễn ra vào tháng 7 năm 2020 tại Tokyo nếu tình hình xấu đi,Thủ tướng Shinzo Abe phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để lấy lại niềm tin của người dân.

Tỷ lệ ủng hộ ông đã giảm mạnh trong các cuộc thăm dò được thực hiện bởi các hãng tin Yomiuri, Kyodo và ANN tuần trước, với phần lớn những người được khảo sát bày tỏ thái độ bất mãn với cách Nhật Bản kiểm soát đại dịch COVID-19.

Những nguy cơ về việc đất nước đứng trên đỉnh của một đại dịch đã được cảnh báo bởi cựu ủy viên của Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ Scott Gottlieb trong một cuộc phỏng vấn với CNBC vào ngày 18 tháng 2, mà ông chỉ ra là trái ngược hoàn toàn với Singapore. Nhưng hầu như không một ai lắng nghe lời cảnh báo đó.

Đánh giá thấp nguy cơ

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng Nhật Bản bắt đầu từ một vị thế bất lợi và thiếu sự chuẩn bị khi đất nước không bị ảnh hưởng bởi SARS vào năm 2003. Kể từ khi dịch bùng phát ở Vũ Hán, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe Nhật Bản đều cho rằng COVID-19 có thể được ví như cúm và không đáng sợ.

Vị thế đó dường như là sự tự mãn, khi Bộ trưởng bộ Y tế Kato Katsunobu vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng thách thức lớn hơn mà đất nước phải đối mặt không phải là sự gia tăng số lượng ca nhiễm bệnh, mà là không thể phát hiện được con đường lây truyền trong nhiều trường hợp.

Một dấu hiệu đáng lo ngại khác là tình trạng thiếu khẩu trang mặc dù chính quyền địa phương bổ sung hàng dự trữ.

Trong khi chính quyền Nhật Bản nên yêu cầu người dân ở nhà nhiều hơn sau khi số ca mắc bệnh tăng trong nửa đầu tháng 2, Bộ Y tế ban đầu đã từ chối đưa ra một lời khuyên công khai trước đám đông. Mặc dù cái chết đầu tiên do COVID-19 ở Nhật Bản đã được báo cáo vào ngày 13 tháng 2, vào cùng cuối tuần đó, các cuộc đua marathon thành phố đã được tổ chức trên khắp Nhật Bản, với hàng trăm người tham gia.

Không hành động quyết liệt để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm

Có một sự thay đổi nhỏ trong tình hình ngày 16 tháng 2 khi chính phủ Nhật kêu gọi người dân tránh các cuộc tụ tập không cần thiết. Nhưng các sự kiện quy mô lớn vẫn được tổ chức, và Nhật tỏ ra khá miễn cưỡng trong việc thực hiện hành động mạnh mẽ hơn để hạn chế nguy cơ lây lan.

Chính phủ Nhật Bản cũng chủ yếu viện tới các lý do về mặt đạo đức trong việc thúc giục những người có triệu chứng giống như cảm lạnh để tránh làm việc và đi học, nhưng không đưa ra sự đền bù thỏa đáng, mặc dù biết rằng người lao động Nhật Bản đang sống trong một nền văn hóa coi trọng sự hiện diện và thời gian.

Vì vậy, các thành phố của Nhật Bản, trong số đó có những nơi thuộc hàng dân cư đông đúc nhất trên thế giới, đã chen lấn trong những chuyến tàu cao tốc đông đúc đặc biệt vào giờ cao điểm. Thông tin về các trường hợp lây nhiễm, con đường truyền nhiễm và tình trạng của bệnh nhân nhiễm bệnh vẫn còn khan hiếm.

Một phần của sự do dự này xuất phát từ sự thiếu rõ ràng về trách nhiệm, khi chính quyền giao phó cho các thành phố những quyết định quan trọng như tiết lộ công khai về các chi tiết cần thiết như lịch sử du lịch của bệnh nhân. Nhưng chính quyền địa phương đã từ chối với những lo ngại về quyền riêng tư cá nhân, ngay cả khi cân nhắc về vấn đề sức khỏe cộng đồng quốc gia.

Chính phủ Nhật Bản cũng ban hành các hướng dẫn khá mơ hồ về việc đóng cửa trường học, một mặt kêu gọi các nhà giáo dục cấm học sinh tham gia các lớp học nếu có triệu chứng, nhưng chưa thể khỏa lấp mối lo ngại của phụ huynh và kiên quyết đóng cửa trường học khi xem xét các con số nhiễm bệnh gia tăng từ đại dịch COVID-19 . Ở Hokkaido, một nhân viên chuyên phân phát đồ ăn cho học sinh phát hiện ra bị nhiễm bệnh chỉ khiến nhà trường cho dọn vệ sinh vào cuối tuần, trước khi mở cửa trở lại, còn những lo ngại của công chúng về việc liệu điều này là đủ hay không vẫn chưa được giải quyết.

Trước đó, khi công dân Nhật Bản được sơ tán khỏi Vũ Hán, chính phủ cũng không áp đặt điều kiện kiểm dịch hoặc xét nghiệm cho những người từ chối khám bệnh.

Thái độ coi thường các chuyên gia

Với sự vắng mặt của một trung tâm bệnh truyền nhiễm do nhà khoa học điều khiển, Nhật Bản phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt tình hình.

Tin tức về tình hình leo thang liên quan đến tàu du lịch Diamond Princess đã trở thành một điểm nóng tại đất nước.

Những tiết lộ từ chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học Kobe Kentaro Iwata về những sai sót lớn và sự bất cập của các nỗ lực kiểm dịch và cách ly trên tàu, nơi mọi người có thể di chuyển giữa các khu vực bị nhiễm và không nhiễm bệnh một cách tự do và không sử dụng khẩu trang đã gây ra làn sóng phẫn nộ ở trong nước.

Những lời buộc tội của ông rằng chính ông đã bị đuổi khỏi tàu sau khi cố gắng tư vấn về cách khắc phục tình hình đã được đáp lại bằng những nỗ lực của Chánh văn phòng Nội các Yoshi DA Suga trong việc cố gắng xoa dịu về sự cân xứng của các biện pháp.

Nhưng những đảm bảo như vậy đã nhanh chóng làm sáng tỏ khi các công nhân của Bộ Y tế Nhật Bản và văn phòng Nội các trên tàu xác nhận rằng họ dương tính với COVID-19, củng cố tuyên bố của Iwata, về việc con tàu rơi vào "hỗn loạn hoàn toàn". Một người phụ nữ cũng được phép về nhà ở quận Tochigi ngay sau khi rời tàu du lịch, và sau đó được phát hiện nhiễm COVID-19.

Đã có nhiều trường hợp rời khỏi tàu du lịch mà không được kiểm tra trong thời gian cách ly, nhưng đã bị phát hiện nhiễm virus sau khi trở về nhà ở Anh và Úc.

Sự nghi ngại về mặt chính trị

Các nhà lãnh đạo chính trị Nhật Bản rất có thể sẽ bị sa thải trong thời gian này vì không kiểm soát dịch bệnh một cách nghiêm túc.

Twitter tràn ngập các tài khoản cho biết yêu cầu kiểm tra bệnh của họ đã bị từ chối, vì họ không có triệu chứng viêm phổi nghiêm trọng cũng như tiếp xúc gần gũi với các trường hợp bị nhiễm, hoặc lịch sử du lịch đến các quốc gia và khu vực bị ảnh hưởng.

Sự miễn cưỡng chung này trong việc thừa nhận mức độ khủng khiếp của thách thức đã dẫn đến sự lay động. Trong số đó bao gồm tình huống tàu Diamond Princess hay rủi ro từ công dân hồi hương - đã trở thành một cuộc tranh luận quốc tế và khiến dư luận Nhật Bản chống lại Đảng Dân chủ Tự do mà ông Abe lãnh đạo.

Cách Nhật Bản xử lý tình huống có thể là một bước ngoặt trong việc biến COVID-19 trở thành một đại dịch toàn cầu. 

Tham khảo CNA


Nhật Bản đang thể hiện sự thờ ơ trước đại dịch COVID-19? - Ảnh 3.

Tin mới

Honda đưa siêu phẩm côn tay mạnh bậc nhất phân khúc về thị trường 'hàng xóm' Việt Nam: Thiết kế hầm hố, nâng cấp loạt trang bị xịn xò
7 giờ trước
Tân binh côn tay của Honda sở hữu nhiều công nghệ hiện đại, động cơ mạnh mẽ.
'Tân binh côn tay' giá 23 triệu gây sốt khi vừa ra mắt: Thiết kế chất chơi, bình xăng lớn hơn Honda Lead
7 giờ trước
Mẫu xe máy mini này đang "làm mưa làm gió" trên thị trường nhờ thiết kế retro và kiểu dáng nhỏ gọn, đặc biệt được lòng giới trẻ.
[Trên Ghế 44] Lên số nào xuống số đó, nhớ taluy dương và những điều cần biết khi đổ đèo
6 giờ trước
Khi đi đường đèo núi, người lái cần nhớ những quy tắc căn bản như lên số nào xuống số đó, không rà phanh liên tục, xác định phía taluy dương… đặc biệt tuân thủ đúng luật giao thông khi cần đi đúng làn đường của mình.
Hãng pin xe điện lớn nhất Châu Âu phá sản vì Trung Quốc: Giấc mơ hồi sinh vị thế ngành ô tô của Phương Tây liệu có sụp đổ?
6 giờ trước
Đầu năm nay, Northvolt đã nhận được 5 tỷ USD tài trợ từ Châu Âu, khoản vay lớn nhất cho ngành công nghiệp công nghệ xanh, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.
Mạnh dạn đầu tư nuôi loài "siêu to khổng lồ", anh nông dân nhẹ nhàng lãi 2 tỷ đồng
4 giờ trước
Nuôi loài "siêu to khổng lồ" trong bể rộng lớn, một anh nông dân Bạc Liêu thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
11 giờ trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
1 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
1 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.