Nhật Bản đầu tư bao nhiêu tiền vào Việt Nam trước khi ký 22 thoả thuận hợp tác, thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược?

02/05/2022 16:42
Trước khi Việt Nam và Nhật Bản ký 22 thoả thuận hợp tác, thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược thì Nhật Bản luôn nằm trong top những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã thông báo đạt bước tiến triển mới trong hợp tác phát triển hạ tầng chiến lược tại Việt Nam. Cụ thể, hai quốc gia nhất trí tiếp tục hợp tác đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình hạ tầng giao thông.

Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định tiếp tục hợp tác, hỗ trợ toàn diện Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội; hỗ trợ Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm như hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng…; mở rộng tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng, du học sinh Việt Nam sang Nhật Bản; hỗ trợ cộng đồng người Việt sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Đặc biệt, hai Thủ tướng chứng kiến các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước trao đổi 22 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Điều này thể hiện rõ sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện của hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trên tất cả các lĩnh vực.

Trước khi các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước trao đổi 22 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực thì Nhật Bản luôn là quốc gia nằm trong top những nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Nhật Bản đầu tư bao nhiêu tiền vào Việt Nam trước khi ký 22 thoả thuận hợp tác, thúc đẩy phát triển hạ tầng chiến lược? - Ảnh 1.

Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2017 – 4 tháng đầu năm 2022. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong giai đoạn 2017 – 2021, Nhật Bản luôn nằm trong top 5 những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Đặc biệt, năm 2017 và 2018, Nhật Bản xếp thứ nhất trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, năm 2017, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên tới 9.112 triệu USD và 367 dự án cấp mới. Cùng với đó, năm 2018, Nhật Bản đầu tư 8.599 triệu USD với 429 dự án cấp mới vào Việt Nam.

Năm 2019 – 2020, mặc dù vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam giảm do dịch Covid-19 nhưng Nhật Bản vẫn thuộc top 5 những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Cụ thể, năm 2019, Nhật Bản đầu tư 4.138 triệu USD với 435 dự án cấp mới vào Việt Nam. Năm 2020, Nhật Bản có tổng vốn đầu tư vào Việt Nam đạt 2.368 triệu USD với 272 dự án cấp mới. Hai năm 2019 và 2020, Nhật Bản đều xếp thứ 4 trong danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Năm 2021, vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam bắt đầu tăng trở lại. Cụ thể, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đạt 3.897 triệu USD và 199 dự án cấp mới. Theo đó, Nhật Bản là quốc gia xếp thứ 3 trong danh sách những quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, chỉ đứng sau Singapore và Hàn Quốc.

Trong 4 tháng đầu năm 2022, nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bàn vào Việt Nam cũng có nhiều dấu hiệu tích cực. Theo đó, Nhật Bản đầu tư 748 triệu USD vào Việt Nam với 48 dự án cấp mới.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài ( Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Nhật Bản đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực của Việt Nam. Trong đó, Nhật bản đầu tư vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Ngoài ra, Nhật Bản còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như bất động sản, bán lẻ, sản xuất, phân phối điện khí, nông nghiệp, y tế,…

Trong năm 2022, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng tăng cường rót vốn vào sản xuất ở Việt Nam. Điển hình, Bộ Công thương và Lãnh đạo Tập đoàn EREX đã có buổi làm việc liên quan đến tình hình đầu tư tại Việt Nam.

Cụ thể, theo ông Honda Hitoshi, Chủ tịch tập đoàn kiêm Tổng giám đốc Erex, Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà Erex cân nhắc đầu tư công nghệ phát điện sinh khối ngoài Nhật Bản. Hiện nay, tập đoàn đang khảo sát và tìm cơ hội đầu tại tỉnh Bình Phước, Đắk Lắk, Vĩnh Long, Thanh Hóa, Yên Bái,…

Cùng với đó, theo Nikkei Asia, JERA một công ty liên doanh giữa hai ông lớn trong lĩnh vực năng lượng ở Nhật Bản là Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) và Công ty Điện lực Chubu (Chuden), đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy điện chạy bằng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và các cơ sở xếp dỡ LNG tại Việt Nam.

Theo đó, JERA dự kiến sẽ xây dựng một nhà máy điện chạy bằng khí LNG ở phía Bắc thành phố Hải Phòng, với tổng công suất lên tới 4,5 GW. Nhà máy này dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2026, với công suất ban đầu là 2 GW.

Trong lĩnh vực ô tô, trong tháng 4/2022, đoàn công tác của Công ty Misubishi Việt Nam do ông Hidetoshi Suzuki, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An.

Tại buổi làm việc, đại diện Mitsubishi Việt Nam cho biết, tập đoàn đang hoạt động và đầu tư trong các lĩnh vực chính là phát triển bất động sản, đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2, thời trang bán lẻ và sản xuất kinh doanh ô tô. Đại diện công ty bày tỏ mong muốn được tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Nghệ An. Cụ thể, doanh nghiệp đang xem xét đầu tư xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô tại Nghệ An.

https://cafef.vn/nhat-ban-dau-tu-bao-nhieu-tien-vao-viet-nam-truoc-khi-ky-22-thoa-thuan-hop-tac-thuc-day-phat-trien-ha-tang-chien-luoc-20220502004534138.chn

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
3 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
3 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
2 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
2 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
30 phút trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
14 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
15 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
16 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".