Nhật Bản dự kiến mở cửa vào tháng 6 nhưng đây là lý do không phải ai cũng vui về điều này

12/05/2022 13:25
Khi các quốc gia trên khắp châu Á mở cửa lại cho khách du lịch quốc tế, Nhật Bản - một trong những điểm đến nổi tiếng nhất châu lục - vẫn bị “cửa đóng then cài”.

Tuy nhiên, điều đó có thể sớm thay đổi. Thủ tướng Fumio Kishida thông báo hôm thứ Năm tại một cuộc họp báo ở London rằng Nhật Bản sẽ nới lỏng kiểm soát biên giới vào tháng Sáu.

Người dân địa phương thường cảm thấy vui mừng khi các lệnh hạn chế nhằm phòng chống và kiểm soát đại dịch được nới lỏng. Thế nhưng, một số người Nhật Bản nói rằng họ vẫn ổn nếu các biện pháp này được giữ nguyên.

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, nhiều người dân địa phương vẫn thích đi du lịch trong nước, khiến tổng giá trị du lịch nội địa lên đến 21,9 nghìn tỷ yên (167 tỷ USD) vào năm 2019, theo Cơ quan Du lịch Nhật Bản do chính phủ hậu thuẫn.

Mặc dù người Nhật hiện đã được phép đi du lịch nước ngoài, nhưng nhiều người "không muốn ra nước ngoài" và thay vào đó lại chọn "đi du lịch trong nước", Dai Miyamoto, người sáng lập công ty du lịch Japan Localized cho biết.

Izumi Mikami, giám đốc điều hành cấp cao của Japan Space Systems, đã đến thăm đảo Kyushu và đảo Okinawa, hai điểm nóng du lịch trước đại dịch. Anh nói rằng bản thân cảm thấy an toàn hơn khi có ít khách du lịch hơn.

Một số người đang tận dụng cơ hội để ra ngoài hít thở sau khi dành nhiều thời gian ở nhà.

Shogo Morishige, một sinh viên đại học, đã thực hiện nhiều chuyến đi trượt tuyết đến Nagano. Đây là nơi đã tỉnh tổ chức Thế vận hội Olympic mùa đông 1998. Anh nói rằng người dân địa phương cảm thấy rất ngạc nhiên vì Nagano trở nên cực kỳ đông đúc.

Nhật Bản dự kiến mở cửa vào tháng 6 nhưng đây là lý do không phải ai cũng vui về điều này - Ảnh 1.

Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, du khách quốc tế đến Nhật Bản đã giảm từ gần 32 triệu lượt vào năm 2019 xuống chỉ còn 250.000 lượt vào năm 2021.

Bởi hầu như các khách hàng đều là người dân địa phương, một số công ty du lịch đã thiết kế lại các chuyến du lịch của họ để phù hợp với sở thích của nhóm khách hàng này.

Miyamoto cho biết: "Du khách Nhật Bản tránh xa việc đến thăm các thành phố lớn và chọn những trải nghiệm ngoài trời mà họ có thể "khám phá bằng chân". Vì vậy, Japan Localized - nơi cung cấp các tour du lịch cho người nước ngoài nói tiếng Anh trước đại dịch - đã hợp tác với công ty du lịch địa phương Mai Mai Kyoto và Mai Mai Tokyo để cung cấp các tour đi bộ có hướng dẫn viên nói tiếng Nhật.

Lee Xian Jie, trưởng phòng phát triển của công ty du lịch Craft Tabby, cho biết mọi người trên khắp Nhật Bản cũng đang dành thời gian cắm trại và tắm onsen (tắm suối khoáng nóng truyền thống của Nhật Bản).

"Các khu cắm trại đã trở nên rất phổ biến," anh nói. "Dịch vụ cho thuê xe lưu động và bán thiết bị ngoài trời đang hoạt động rất tốt vì mọi người đang đi ra ngoài chơi nhiều hơn".

Những khu tắm onsen sang trọng được giới trẻ ưa chuộng nên đang làm ăn khá tốt nhưng những khu truyền thống đang bị ảnh hưởng vì những người cao tuổi vẫn còn "khá sợ hãi với Covid" và không ra ngoài nhiều, Lee nói.

Nhật Bản dự kiến mở cửa vào tháng 6 nhưng đây là lý do không phải ai cũng vui về điều này - Ảnh 2.

Craft Tabby từng điều hành các tour đi bộ và đạp xe ở Kyoto, nhưng đã chuyển sang dạng trực tuyến khi đại dịch ập đến. Khi các quốc gia mở cửa lại biên giới của họ, các tour du lịch trực tuyến không hoạt động tốt và sự tham gia "gần như giảm xuống bằng 0", Lee nói.

Anh nói: "Sở thích của khách du lịch đang thay đổi và mọi người đang tìm kiếm các hoạt động ở các khu vực nông thôn, nơi không quá đông dân cư".

Lee hiện sống ở phía nam Kyoto trong một ngôi làng tên là Ryujinmura và đang có kế hoạch tổ chức các tour du lịch ở thị trấn dân dã khi khách du lịch trở lại.

"Chúng tôi cần nghĩ đến các chuyến tham quan và hoạt động ở đây, nơi mọi người có thể khám phá những thứ mới," anh nói thêm.

Theo Cơ quan Du lịch Nhật Bản, nước này đã đón gần 32 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2019, tăng từ 6,8 triệu so với 10 năm trước.

Sự gia tăng nhanh chóng của khách du lịch đã khiến các địa điểm có sức hút lớn, chẳng hạn như thành phố giàu văn hóa Kyoto, phải vật lộn với tình trạng du lịch quá mức.

Miyamoto nói rằng cư dân ở Kyoto đang cảm thấy sự im lặng đã trở lại. Anh cũng kể lại những trường hợp khách du lịch nước ngoài nói to và thiếu nhã nhặn với người dân địa phương.

Lee cũng nói rằng rất nhiều người đã khá khó chịu về việc du lịch quá mức ở Kyoto nhưng giờ đây họ có thể cảm giác như "Kyoto cách đây 20 năm - một Kyoto cổ kính".

Nhưng điều đó có thể sắp kết thúc.

Nhật Bản dự kiến mở cửa vào tháng 6 nhưng đây là lý do không phải ai cũng vui về điều này - Ảnh 3.

Thông báo của Thủ tướng Kishida có thể không phải là tin tức đáng vui mừng đối với một bộ phận người dân Nhật Bản.

Theo The New York Times, hơn 65% số người được hỏi trong một cuộc khảo sát gần đây do đài phát thanh truyền hình Nhật Bản NHK thực hiện cho biết họ đồng ý với các biện pháp hạn chế du lịch hoặc tin rằng chúng cần được tăng cường.

Các báo cáo địa phương cho thấy khách du lịch quốc tế có thể cần xét nghiệm Covid nghiêm ngặt và cần đặt tour du lịch trọn gói để tham gia, mặc dù JNTO nói với CNBC rằng họ vẫn chưa nhận được thông tin về việc này. Tuy nhiên, điều này có thể vẫn chưa đủ để khiến một số người dân cảm thấy yên tâm.

Shintaro Okuno, đối tác và chủ tịch của Bain & Company Japan, cho biết: "Chi tiêu của du khách nước ngoài đóng góp ít hơn 5% vào tổng sản phẩm quốc nội chung của Nhật Bản. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chính phủ đưa ra quyết định ưu tiên các ngành công nghiệp khác và vẫn đóng cửa đất nước."

Ichikawa cho biết quyết định mới có thể không được lòng các công dân cao tuổi của Nhật Bản. Số người trên 65 tuổi chiếm 1/3 khiến Nhật Bản trở thành nơi có tỷ lệ người cao tuổi lớn nhất thế giới, theo tổ chức nghiên cứu PRB.

Ichikawa cho biết: "Người già có thành kiến lớn hơn so với người trẻ khi mà Covid bị lây lan từ những người nước ngoài. Bởi vậy, đối với đất nước của những người cao tuổi như Nhật Bản, các chính trị gia phải thắt chặt biên giới để bảo vệ họ về cả mặt thể chất lẫn tâm lý. Đó là điều dễ hiểu."

Khi đại dịch lên đến đỉnh điểm, người Nhật thậm chí còn cảnh giác với những người từ các vùng khác của Nhật Bản đến thăm quê hương của họ.

Lee cho biết: "Tôi nhìn thấy các biển báo tại các công viên công cộng và các điểm du lịch nói rằng" cấm ô tô từ bên ngoài Wakayama". Mọi người khá sợ hãi những người đến từ bên ngoài tỉnh."

Nhật Bản dự kiến mở cửa vào tháng 6 nhưng đây là lý do không phải ai cũng vui về điều này - Ảnh 4.

Tuy nhiên, cư dân sống ở các thành phố có thể không nghĩ như vậy.

Mikami, người có trụ sở tại Tokyo, cho biết: "Nhật Bản quá khắt khe và bảo thủ trong việc kiểm soát Covid-19."

Miyako Komai, một giáo viên sống ở Tokyo, cho biết cô đã sẵn sàng để đón nhận tình hình mới khi đất nước mở cửa.

Cô nói: "Chúng tôi nên đón chào nhiều người nước ngoài hơn nữa để nền kinh tế Nhật Bản có thể phục hồi. Tôi không đồng ý rằng Nhật Bản cần các biện pháp được tăng cường. Cái chúng tôi cần là bắt đầu sống một cuộc sống bình thường."

https://cafef.vn/nhat-ban-du-kien-mo-cua-vao-thang-6-nhung-day-la-ly-do-khong-phai-ai-cung-vui-ve-dieu-nay-20220512115120439.chn

Tin mới

1.000 dân có 63 xe ô tô, Việt Nam bước vào giai đoạn "ô tô hóa"
2 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng từ năm 2024 - 2030, trên cơ sở một quốc gia được coi là bước vào giai đoạn "ô tô hóa" khi trung bình có trên 50 ô tô/1.000 dân
Giờ này năm ngoái còn "cháy hàng", vậy mà giờ màu Titan Tự nhiên đã bị người Việt hắt hủi trên iPhone 16 Pro Max
44 phút trước
"Cả thèm, chóng chán" là những gì để nói về màu Titan tự nhiên.
AION Y Plus sắp về Việt Nam: Dáng như MPV nhưng gắn mác SUV, chạy 490km/sạc
35 phút trước
Theo đại diện hãng, dự kiến AION Y Plus sẽ ra mắt thị trường Việt Nam trong tháng 10 tới.
Khách Tây thử đặc sản chưa tới 50.000đ ở Hạ Long: Muốn ăn phải xếp hàng, nhận xét "nó thực sự hoàn hảo"
28 phút trước
Món ăn bình dân, giá rẻ, song có gì đặc biệt mà khiến vị khách nước ngoài phải thốt lên rằng "nó thực sự hoàn hảo"?
Tốc độ tăng trạm sạch xe điện ở Việt Nam cao hơn Mỹ, Hàn Quốc
55 phút trước
Mức độ tăng trưởng trạm sạc xe điện của Việt Nam thời gian gần đây cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực và các nước có trạm sạc lớn như Mỹ và Hàn Quốc.

Tin cùng chuyên mục

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế
30 phút trước
Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sau 90 phút mở bán iPhone 16, một hệ thống bán lẻ ghi nhận 42.960 lượt đặt hàng
19 giờ trước
Bộ bốn mẫu iPhone 16 chính thức nhận đặt cọc ở cửa hàng Apple trực tuyến cũng như các đại lý ủy quyền, dòng iPhone 16 Pro Max Titan Sa Mạc được đặt hết sau ít phút.
[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
20 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
23 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.