Nhật Bản nhận phán quyết cuối cùng, 'ngọn hải đăng' 2020 mất lửa

Olympic Tokyo bị hủy trong năm nay vì dịch Covid-19 là một đòn đánh đe dọa đến nền kinh tế Nhật Bản, vốn đã mong manh khi GDP năm ngoái giảm 7,1% do tăng thuế tiêu dùng và lũ lụt. 

Olympic Tokyo bị hủy trong năm nay vì dịch Covid-19 là một đòn đánh đe dọa đến nền kinh tế Nhật Bản, vốn đã mong manh khi GDP năm ngoái giảm 7,1% do tăng thuế tiêu dùng và lũ lụt. 

Đau đầu quyết định 

Sau nhiều cân nhắc kỹ lưỡng, cuối cùng Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và nước chủ nhà Nhật Bản nhất trí lùi Olympic một năm, sau phiên họp tối 24/3.

Trên trang web của IOC, đơn vị này đã ra tuyên bố lùi Olympic lại một năm. Tuy nhiên, họ vẫn giữ nguyên tên cũ là Olympic và Paralympic Games Tokyo 2020. Olympic Tokyo sẽ trở thành ngọn hải đăng hy vọng cho thể thao thế giới trong giai đoạn khó khăn này", lãnh đạo IOC cũng nhấn mạnh.

Olympic Tokyo trở thành sự kiện thể thao lớn nhất bị hoãn do ảnh hưởng của Covid-19. Ngày 22/3, Ủy ban Oympic quốc tế (IOC) đã tổ chức cuộc họp về các phương án cho Olympic Tokyo 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát trên toàn thế giới.

Nhật Bản nhận phán quyết cuối cùng, 'ngọn hải đăng' 2020 mất lửa
Olympic Tokyo: Tương lai mong manh của kinh tế Nhật

Trước đó (20/3), Nhật Bản đã tiến hành nghi thức rước lửa thiêng Olympic từ Hy Lạp. Chủ nhà Thế vận hội đồng thời khẳng định chưa tính tới việc hoãn sự kiện và tin tưởng sẽ tổ chức đúng như dự kiến ban đầu. 

Quyết định quan trọng này kéo theo 3 tỷ USD tài trợ và ít nhất 12 tỷ USD đầu tư của Nhật Bản bốc hơi. Theo kế hoạch ban đầu, Nhật Bản đầu tư tổng cộng 1.060 tỷ yen (tương đương 9,81 tỷ USD) cho Olympic 2020. Tuy nhiên, hồi tháng 12/2019, các nhà tổ chức thừa nhận chi phí bị đội lên 1.350 tỷ yen (12,35 tỷ USD).

Ngoài ra, còn phải kể đến số tiền 3 tỷ yen (gần 28 triệu USD) để di dời địa điểm tổ chức thi marathon và đi bộ từ Tokyo tới Sapporo (Hokkaido) nhằm tránh thời tiết nóng ẩm ở thủ đô Nhật Bản.

Trước đó, nhiều lo ngại của giới doanh nhân và doanh nghiệp về khả năng hoãn sự kiện này trong năm nay. Trên CNN, Fujita, Giám đốc một hãng bán buôn đồ da tại Tokyo, đang mắc kẹt trong cuộc chơi suy đoán "tổ chức hay không tổ chức". “Nếu Olympic bị hủy, chúng tôi sẽ phải bỏ phí sản phẩm. Vì thế, chúng tôi rất muốn trong tháng này được thông báo Thế vận hội có tổ chức hay không”, ông lo ngại.

Các doanh nghiệp lớn như Coca-Cola, Toyota, Samsung, Google - những nhà tài trợ cho sự kiện, đến các doanh nghệp nhỏ như khách sạn, nhà nghỉ, công ty bảo vệ và hãng lữ hành đều phải chuẩn bị cho các kịch bản có thể xảy ra.

Trong khi đó, Nhật Bản đang cân nhắc sẽ “hy sinh” doanh thu 800 triệu USD tiền bán vé, tuy nhiên họ vẫn thu được hàng tỷ USD từ quyền phát sóng và tiếp thị, khi “cấm cửa” hoặc hạn chế khán giả đến các địa điểm thi đấu để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tham gia.

Tia sáng mong manh

"Olympic là tia sáng cuối cùng của Nhật Bản hiện tại", Waqas Adenwala - nhà phân tích tại Economist Intelligence Unit cho biết trên CNBC. "Olympic là kịch bản duy nhất giúp họ có khách du lịch, có tiêu dùng. Nó không thể bù đắp tất cả, nhưng méo mó có hơn không".

Theo GS. Stephen Nagy thuộc Đại học Công giáo Quốc tế (Tokyo), điều chính quyền Thủ tướng Abe lo ngại nhất là việc hủy Olympic Tokyo 2020 sẽ làm tổn thương hình ảnh quốc gia của Nhật Bản.

“Khoảng 7-8 năm trước, Nhật Bản bị xem là quốc gia trì trệ. Nhưng điều đó đã thay đổi. Hiện thương hiệu Nhật Bản đang rất mạnh mẽ, đặc biệt sau khi nước này tổ chức thành công Hội nghị G-7 và giải Vô địch thế giới bóng rugby năm ngoái”, GS. Nagy cho biết.

Nhật Bản nhận phán quyết cuối cùng, 'ngọn hải đăng' 2020 mất lửa
Nhật Bản đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng

Nhật Bản rất kỳ vọng vào sự kiện này. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vốn đã bị giáng đòn mạnh quý cuối năm ngoái, với GDP giảm 7,1% do tăng thuế tiêu dùng và lũ lụt. Sau đó, dịch bệnh lại bùng phát khiến du lịch và xuất khẩu của nước này sụt giảm đáng kể.

Ngày 22/1, Chính phủ Nhật Bản đã giữ nguyên đánh giá về kinh tế nước này sau khi hạ triển vọng cách đây một tháng, song Tokyo vẫn tỏ ra bi quan về hoạt động đầu tư kinh doanh trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu tiếp tục trì trệ.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Nhật Bản, doanh số bán lẻ tại nước này trong tháng 10/2019 giảm với tốc độ mạnh nhất trong gần 5 năm qua do việc tăng thuế tiêu dùng khiến người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, một dấu hiệu đáng ngại về nhu cầu trong nước.

Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi ghi nhận mức giảm 9,7% vào tháng 3/2015 và mạnh hơn so với dự báo giảm 4,4% của các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Reuters.

Trong tháng 12/2019, Tokyo đã hạ mức tăng trưởng khi đánh giá về nền kinh tế tổng thể, giữa lúc xuất khẩu phụ tùng ô tô và máy móc sang Trung Quốc giảm sút do tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Tuy nhiên, Văn phòng Nội các Nhật Bản vẫn giữ nguyên khi đánh giá kinh tế tổng thể, đồng thời cho rằng nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang phục hồi với tốc độ vừa phải, song hoạt động chế tạo vẫn yếu do xuất khẩu giảm sút.

Các chuyên gia kinh tế của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng trở lại trong quý I/2020 với GDP ở mức 0,54%. Nhưng thực tế là, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang tiếp tục đối mặt với những hậu quả do "cơn bão" dịch bệnh mang tên Covid-19. Dịch Covid-19 nếu tiếp tục kéo dài sẽ đẩy nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái kỹ thuật sau khi GDP sụt giảm liên tiếp trong hai quý.

D.Anh

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
6 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
7 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
8 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
8 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.
Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
9 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.

Tin cùng chuyên mục

Tôi dành 2 ngày lái bộ đôi Volkswagen đi Hà Nội - Hạ Long: Đã hiểu lý do Viloran được dàn sao Việt mê, Touareg đáng có doanh số tốt hơn
16/09/2024 09:17
Không khó để bắt gặp Viloran trên đường phố Việt Nam hiện tại, điều cho thấy Volkswagen đã có được “gà đẻ trứng vàng” để từ đó lấy làm bàn đạp doanh số cho các mẫu xe khác như Touareg hay Teramont X.
Gumball 3000: Phú bà Singapore một mình cầm lái McLaren 765LT từ TP HCM 'về nhà'
15/09/2024 08:38
Amanda Toh Steckler - nữ doanh nhân người Singapore từng cầm lái một chiếc McLaren từ Scotland đến Anh quốc với một hành trình dài hơn 3.200km trong 9 ngày hồi năm ngoái.
Đây là mẫu iPhone "đi trước đối thủ 5 năm, một mình cân cả thế giới": iPhone 16 Pro Max chỉ to xác thôi
15/09/2024 03:31
iPhone 16 Pro Max có màn hình 6.9 inch lớn nhất từ trước đến nay nhưng xét về sự đột phá thì không nhiều.
Top đồng hồ đắt tiền nhất thế giới, Patek Philippe mà cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến tre được hối lộ ở vị trí nào?
29/08/2024 09:56
Trong Top những thương hiệu đồng hồ đắt tiền nhất thế giới, Patek Philippe mà cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến tre được hối lộ không chỉ nổi tiếng, đắt đỏ mà còn khó mua nhất thế giới.