Nhật Bản - ổ dịch lớn của châu Á: Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất ít được quan tâm, có thể làm 4.000 xét nghiệm/ngày nhưng thực hiện chưa được 1 nửa

02/03/2020 20:20
Hiện tại, Hàn Quốc thực hiện hơn 10.000 xét nghiệm mỗi ngày, còn Nhật Bản chỉ thực hiện một phần rất nhỏ trong con số đó. Hơn nữa, giới chức Nhật Bản còn khuyến cáo rằng các bệnh nhân lớn tuổi chỉ nên xét nghiệm virus corona sau khi bị sốt ít nhất 2 ngày, còn hầu hết độ tuổi khác là sau 4 ngày.

My Home Harumi – một viện dưỡng lão ở trung tâm thành phố Tokyo, đang bị cách ly. Các tình nguyện viên, nhà cung cấp dịch vụ, thậm chí là các thành viên trong gia đình đều bắt buộc phải cách ly khỏi trung tâm này, nhằm hạn chế dịch Covid-19 lan rộng. Kumi Iwasaki – phó giám đốc My Home Harumi, chia sẻ rằng, sự khủng hoảng đang ngập tràn khắp nơi này khi các nhân viên đều đeo khẩu trag, liên tục rửa tay và khử trùng các bề mặt phẳng.

Phòng chống dịch bệnh ở thời điểm này là nhiệm vụ sống còn, khi tỷ lệ trường hợp người già tử vong do virus corona trên toàn thế giới là rất cao. Cuộc chiến này cũng đang diễn ra trên khắp Nhật Bản – nơi có tỷ lệ người cao tuổi lớn nhất thế giới và số lượng người nhiễm Covid-19 tăng mỗi ngày, lên tới 230 người với 11 ca tử vong (tính đến ngày 2/3) – hầu hết trong số đó là những người ở độ tuổi 80. Trên toàn thế giới, số ca tử vong đã tăng lên tới hơn 3.000 – đại đa số là ở Trung Quốc. 

Sự chậm trễ của Nhật Bản 

Những quốc gia khác đang đối diện với tình trạng dân số già, như Hàn Quốc và Italy, đang chứng kiến tình hình dịch bệnh có chuyển biến phức tạp trong thời gian gần đây, cũng phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn. Cả 2 quốc gia này đều thực hiện đúng như những gì các chuyên gia đã khuyến nghị: Họ nhanh chóng xét nghiệm số lượng lớn để có thể nhanh chóng điều trị và cách ly.

Tuy nhiên, sau nhiều tuần thận trọng, chính phủ Nhật Bản mới bắt đầu đưa ra động thái quyết liệt hơn, đáng chú ý nhất là đóng cửa trường học trong 1 tháng. Dẫu vậy, bước đi này lại chủ yếu nhắm đến đối tượng nhỏ, trẻ tuổi – vốn là những trường hợp chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ hoặc không có biểu hiện khi nhiễm bệnh. Ngược lại, người cao tuổi thường có triệu chứng rõ ràng hơn, đôi khi là viêm phổi nặng. Trong khi đó, các quan chức đã duy trì quy định nghiêm ngặt đối với việc xét nghiệm virus. Điều này chỉ khiến sự lo ngại về rủi ro nhiễm bệnh đối với người già tăng lên.

Hiện tại, Hàn Quốc thực hiện hơn 10.000 xét nghiệm mỗi ngày, còn Nhật Bản chỉ thực hiện một phần rất nhỏ trong con số đó. Hơn nữa, giới chức Nhật Bản còn khuyến cáo rằng các bệnh nhân lớn tuổi chỉ nên xét nghiệm virus corona sau khi bị sốt ít nhất 2 ngày, còn hầu hết độ tuổi khác là sau 4 ngày.

Nhật Bản - ổ dịch lớn của châu Á: Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất ít được quan tâm, có thể làm 4.000 xét nghiệm/ngày nhưng thực hiện chưa được 1 nửa - Ảnh 1.

Masahiro Kami – bác sĩ và giám đốc điều hành của Medical Governance Research Institute, nhận định 2 ngày có thể là quá muộn so với các trường hợp là người lớn tuổi. Kami nói: "Những gì chúng ta biết là những bệnh nhân lớn tuổi là những người dễ bị nhiễm bệnh nặng nhất. Và khi họ nhiễm bệnh, tình hình sẽ nhanh chóng xấu đi."

Ông dự đoán rằng sự hạn chế này có thể là do vấn đề chính trị, khi Thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách hạn chế ảnh hưởng của virus corona có thể khiến Olympic 2020 bị huỷ bỏ. Kami cho hay: "Có thể là ông Abe hoặc ai đó xung quanh ông ấy muốn giảm số lượng bệnh nhân hoặc số ca nhiễm do sự kiện Olympic sắp tới."

Dù mục đích đằng sau đó là gì, thì với tình trạng dân số già ở Nhật Bản (khoảng 29% dân số, tương đương 36 triệu người, ở độ tuổi từ 65 trở lên), các chuyên gia cho biết cách quốc gia này thực hiện xét nghiệm có thể khiến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này rơi vào tình thế nguy hiểm.

Chỉ 5 công ty được chính phủ chỉ định mới được phép làm xét nghiệm 

Hôm 29/2, ông Abe đã cam kết rằng sẽ tăng quy mô của các cuộc xét nghiệm. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông thừa nhận rằng việc chụp chiếu vẫn là chưa đủ, chính phủ sẽ đưa thêm các bước xét nghiệm vào chương trình bảo hiểm y tế quốc gia và tăng số lượng địa điểm thực hiện.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Nhật Bản hiện có thể làm khoảng 4.000 xét nghiệm mỗi ngày, nhưng thực tế họ lại chưa thực hiện 1 nửa con số đó kể từ khi dịch bệnh bắt đầu lây lan. Cách tiếp cận này có sự khác biệt đáng kể so với những quốc gia khác ở Đông Á cũng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19.

Trong khi đó, mới đây, Hàn Quốc cho biết số ca nhiễm bệnh ở quốc gia này đã lên đến hơn 4.200 người. Trong khi đó, ở Hồng Kông, các phòng khám đã bắt đầu cung cấp cho người dân bộ dụng cụ, giúp họ thực hiện xét nghiệm tại nhà sau đó gửi đến phòng thí nghiệm.

Nhật Bản - ổ dịch lớn của châu Á: Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất ít được quan tâm, có thể làm 4.000 xét nghiệm/ngày nhưng thực hiện chưa được 1 nửa - Ảnh 2.

Vấn đề còn tồi tệ hơn khi chỉ có một số ít các trung tâm y tế công cộng ở Nhật Bản được phép làm xét nghiệm này – chỉ 5 công ty được chính phủ chỉ định mới có thể thực hiện. Điều này có thể trở thành một "nút thắt" đối với Nhật Bản. Theo báo cáo và tuyên bố từ Hiệp hội Y khoa Nhật Bản, sự hạn chế này đã khiến nhiều phòng khám phải từ chối bệnh nhân, ngay cả khi họ có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao. 

Erika Tamada, 33 tuổi, là một giáo viên mẫu giáo đến từ tỉnh Hyogo, chị đang sống cùng cha mẹ 59 tuổi, ông nội 83 tuổi và em gái. Chị cho biết cả mẹ và ông chị đều bị sốt và gặp các triệu chứng khác, bao gồm sổ mũi và ho. Tuy nhiên, cả 2 không thể làm xét nghiệm ở các phòng khám y tế công cộng hay bệnh viện địa phương. Tamada chia sẻ rằng chị đã đưa họ về nhà khi một bác sĩ cho biết họ nên "rửa tay, súc miệng và cẩn thận để không bị nhiễm bệnh."

Hiện tại, vẫn chưa rõ lý do tại sao Nhật Bản lại có những động thái chậm chạp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực về khả năng xét nghiệm virus.

Yasuyuki Kato – giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế tại Narita, cho biết quốc gia này hầu như không bị ảnh hưởng bởi những đợi bùng phát của các chủng virus corona trước đây, như SARS và MERS, nên họ đã sai lầm khi cảm thấy an toàn. Ông nhận định, trong số các nước láng giềng của Trung Quốc, chỉ Nhật Bản là không có kinh nghiệm giải quyết bất kỳ khủng hoảng dịch bệnh nào, do đó "thiếu sự chuẩn bị về tinh thần khi có dịch bệnh mới xuất hiện."  

Các chuyên gia cho biết chính phủ Nhật Bản cần đạt được sự cân bằng trong việc xét nghiệm virus. Một số thì lo ngại rằng nếu số trường hợp cần xét nghiệm tăng quá cao, thì hệ thống chăm sóc sức khoẻ của quốc gia có thể bị quá tải.

Masaya Yamato – bác sĩ tại Trung tâm Y tế Đa khoa Rinku tại Oska, cho biết các bệnh viện ở khu vực trung tâm đã có rất nhiều bệnh nhân với các triệu chứng nhẹ. Ông nói, nếu số lượng bệnh nhân tăng nhanh, thì việc chăm sóc những ca nhiễm trọng sẽ gặp khó khăn.

Tham khảo New York Times

Nhật Bản - ổ dịch lớn của châu Á: Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất ít được quan tâm, có thể làm 4.000 xét nghiệm/ngày nhưng thực hiện chưa được 1 nửa - Ảnh 4.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
6 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
3 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
17 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.