Nhật Bản - 'Ông tổ' ngành đạo nhái: Nhờ sao chép nước khác mà trở thành cường quốc giàu có bậc nhất, đưa 'Made in Japan' trở thành biểu tượng

08/08/2021 15:52
Nền kinh tế Nhật Bản đã thành công nhờ sao chép quốc gia khác, chuyển mình từ đi đạo nhái sang hình mẫu để các nước khác noi theo.

Nói đến sao chép, hàng giả hàng nhái thì mọi người thường nghĩ đến Trung Quốc, công xưởng của thế giới trong nhiều mảng kinh tế. Tuy nhiên trên thực tế, quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện chiến lược sao chép này lại là Nhật Bản và cũng chính nhờ nó, nước này mới vươn lên trở thành cường quốc.

Đôi khi muốn thành công thì phải đạo nhái

Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912) của Nhật Bản tiến hành cuộc cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội mang tên Minh Trị Duy Tân, qua đó mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước. Mặc dù thời kỳ này vẫn còn nhiều xung đột giữa các phe phái duy trì chế độ cũ và mới nhưng Nhật Bản đã dần cải cách để chuyển mình nhằm tránh nguy cơ bị nước ngoài xâm lược và đô hộ.

Với mục tiêu hiện đại hóa đất nước, chính phủ Nhật Bản thời kỳ này đã nhanh chóng bắt tay vào phát triển công nghiệp bằng hàng loạt các chính sách ưu đãi. Đặc biệt, Nhật Bản đã học hỏi và sao chép những gì tinh túy nhất của các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đêm về nghiên cứu, thay đổi và ứng dụng sao cho hợp lý nhất cho quốc gia mình.

Nhật Bản - Ông tổ ngành đạo nhái: Nhờ sao chép nước khác mà trở thành cường quốc giàu có bậc nhất, đưa Made in Japan trở thành biểu tượng - Ảnh 1.

Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912)

Kể từ đây, Nhật Bản có hàng loạt thay đổi theo Phương Tây như thành lập ngân hàng quốc gia, phát hành đồng Yên thay cho đồng tiền cũ, xây dựng những ngành khai khoáng, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng như đường sắt, đường bộ. Chính phủ cũng khuyến khích người dân kinh doanh, mở cửa thị trường và thúc đẩy phát triển công nghệ kỹ thuật, áp dụng các phương pháp sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất.

Trong thập niên 1870, Nhật Bản đã học hỏi đế quốc Phổ (tiền thân của nước Đức) trong tiến trình hiện đại hóa đất nước để trở nên hùng cường. Chính phủ đã thành lập nhiều doanh nghiệp quốc doanh thí điểm trong những ngành công nghiệp cơ bản.

Mặc dù nhiều công ty trong ngành phải chịu thua lỗ nhưng chính phủ Nhật vẫn hỗ trợ nhằm tạo tiền đề tiên phong phát triển công nghiệp. Thời kỳ này các nhà tư bản cá nhân chưa dám đầu tư vào những mảng kinh doanh công nghiệp mới do sợ lỗ và chính phủ sẽ phải là người đi tiên phong.

Không chỉ sao chép con đường cải cách kinh tế của Phương Tây, Nhật Bản còn mua và học hỏi, đạo nhái các máy móc của người Anh. Chính phủ Nhật thậm chí thuê hay có những chính sách ưu đãi nhằm thuyết phục các kỹ sư nước ngoài ở lại làm việc cho họ. Mặc dù chính phủ Anh cùng nhiều nước Phương Tây ngăn cấm nhưng Nhật Bản vẫn tìm cách đưa các kỹ sư giỏi của nước ngoài về làm việc cho họ.

Năm 1843, khi đế quốc Anh bãi bỏ những hạn chế trong xuất khẩu máy móc với Nhật Bản thì các nước Phương Tây cũng gây áp lực để nước này ký các thỏa thuận về bản quyền. Dẫu vậy Nhật Bản phớt lờ các quy định này. Trong khi nước ngoài lên án gay gắt nạn sao chép các kỹ thuật thì người Nhật lại gọi đó là "sự tiếp thu" các công nghệ mới, một đặc trưng của tinh thần học hỏi.

Nhật Bản - Ông tổ ngành đạo nhái: Nhờ sao chép nước khác mà trở thành cường quốc giàu có bậc nhất, đưa Made in Japan trở thành biểu tượng - Ảnh 2.

Xưởng làm bông tại Nhật

Đọc đến đây chắc có lẽ nhiều người cũng đã nhận ra có sự tương đồng đáng kể trong quá trình hiện đại hóa nhờ sao chép giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Những tư liệu lịch sử của Phương Tây cho thấy những hàng giả hàng nhái thời kỳ này của Nhật Bản thường có công nghệ thấp, rẻ tiền và bị các nước coi thường. Tuy nhiên chính những hàng nhái này lại đáp ứng được nhu cầu của người dân vùng quê Nhật Bản do nhắm đến những nhu cầu đời thường cấp thiết của thị trường trong nước. Nhờ đó, thị trường hàng nhái vẫn sống tốt và dần phát triển, qua đó giúp nền công nghệ Nhật Bản từng bước đi lên.

Sao chép cũng phải có kỹ thuật

Bước sang thập niên 1880, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trỗi dậy nhờ mảng dệt may, một ngành kinh doanh không đòi hỏi nhiều vốn hay công nghệ cao nhưng luôn có sẵn thị trường. Ban đầu chính phủ Nhật nâng thuế nhập khẩu bông thô để bảo hộ ngành trồng bông trong nước, sau đó chuyển dần các chính sách bảo hộ sang những nhà máy sản xuất bông vải rồi lan dần ra các mảng kinh tế quan trọng khác theo đúng những gì nền kinh tế Đức-Phổ đã từng cải cách.

Năm 1914, mảng dệt may đã chiếm tới 60% tỷ lệ xuất khẩu của Nhật Bản. May mắn hơn, Thế chiến I bùng nổ khiến công nghiệp tại Châu Âu gián đoạn, giúp các nhà máy Nhật Bản tiếp cận được nhiều thị trường hơn với hàng loạt mặt hàng như dệt may, thực phẩm, đồ hộp, xe đạp…

Bước sang thập niên 1920, nền công nghiệp Nhật Bản dần vững mạnh và chuyển dần từ nhập khẩu nguyên liệu thô sang các sản phẩm đầu vào thứ cấp. Vào thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển mạnh tại Nhật và dù mở cửa thị trường nhưng chính phủ vẫn can thiệp mạnh mẽ để định hướng cho nền kinh tế.

Trong những năm tiếp theo, Nhật Bản tiếp tục tăng cường bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, trợ cấp và phát triển các công nghệ tiên tiến. Đến giai đoạn này, Nhật Bản bắt đầu chú trọng đến công nghiệp nặng và hóa chất. Nhằm tạo lợi thế cho xuất khẩu, mô hình các tập đoàn tài phiệt (Zaibatsu) được phát triển.

Nhật Bản - Ông tổ ngành đạo nhái: Nhờ sao chép nước khác mà trở thành cường quốc giàu có bậc nhất, đưa Made in Japan trở thành biểu tượng - Ảnh 3.

Nhật Bản đã sao chép các ý tưởng thành công của nước khác để tự phát triển

Theo đó, một công ty thành công trong mảng chính sẽ phân nhánh kiểm soát các doanh nghiệp nhỏ hơn ở những mảng khác, tạo thành mạng lưới kinh doanh đồ sộ. Với vốn và tiềm lực của ngành kinh doanh chính, những Zaibatsu này dễ dàng mở rộng mạng lưới của mình hơn. Điều này cũng tương tự như khi các tập đoàn lớn như Samsung của Hàn Quốc ngày nay mở rộng từ mảng chính điện tử của mình sang các phân nhánh khác.

Ngoài ra, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã giúp năng suất tại Nhật tăng đáng kể, tạo tiền đề cho nền kinh tế bứt tốc. Ngay trước Thế chiến II, ngành công nghiệp nặng đã thu hút tới 40% tổng số lao động và đóng góp 50% tổng sản lượng toàn ngành cho Nhật Bản.

Khôi phục kinh tế nhờ bắt chước

Trong thời kỳ bứt tốc kinh tế trước Thế chiến II và hồi phục hậu chiến tranh, Nhật Bản đều tích cực sao chép các sản phẩm Phương Tây mà chẳng thấy ngại ngùng gì. Thậm chí trong Thế chiến II, nước này cũng nhanh chóng đạo nhái các vũ khí của nước ngoài và thay đổi để thích nghi với quân đội nước mình.

Từ năm 1952, sản lượng sản xuất và khai mỏ của Nhật Bản tăng hơn 10 lần trong hai thập kỷ, qua đó trở thành quốc gia đầu tiên đạt được tăng trưởng kinh tế hai chữ số một cách bền vững. Rất nhiều người nghĩ rằng quốc gia này đã khám phá ra một hình thức quản trị kinh tế mới và không thể đánh bại. Thực tế, Nhật Bản chỉ làm lại những ý tưởng cũ và phát triển từ người Đức trước đó.

Nhật Bản - Ông tổ ngành đạo nhái: Nhờ sao chép nước khác mà trở thành cường quốc giàu có bậc nhất, đưa Made in Japan trở thành biểu tượng - Ảnh 4.

Hàng loạt sản phẩm đạo nhái của Nhật với những mặt hàng gốc của nước ngoài

Con đường đạo nhái của Nhật Bản kéo dài tới tận thập niên 1970 và trở thành một phương pháp chính giúp nền kinh tế phục hồi nhanh chóng hậu Thế chiến II. Từ sản phẩm gia dụng, thực phẩm, truyện tranh cho đến những thứ đơn giản như thiết kế thời trang đều có sự sao chép tại Nhật.

Những câu chuyện về các nhà sáng lập xe máy, đồ điện tử hay nhiều sản phẩm nổi tiếng khác của Nhật đều có chung đặc điểm là phải học nghề, tiếp thu kinh nghiệm lan truyền từ Phương Tây trước. Hầu hết các sản phẩm này mang tính bắt chước có cải tiến rồi mới dần tự nghiên cứu được công nghệ cho riêng mình.

Sau Thế chiến II, Nhật Bản bắt đầu nghiên cứu mô hình kinh tế Mỹ và đạo nhái các sản phẩm bình dân. Ban đầu họ chưa chú trọng vào chất lượng mà chỉ mang tính học hỏi, thế rồi dần dần người Nhật cải tiến sản phẩm và đặt các tiêu chuẩn khắt khe lên hàng đầu làm lợi thế cạnh tranh.

Nhờ tận dụng sự bắt chước mà vào thập niên 1990, nền kinh tế Nhật trỗi dậy trở lại thành công với thu nhập GDP bình quân đầu người cao tới 23.796 USD, đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ. Đây cũng là thời kỳ mà thương hiệu "Made in Japan" trở thành biểu tượng cho chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, tinh thần dân tộc trọng chữ tín của người Nhật cũng thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng dù chúng đẩy giá thành lên cao.

Trớ trêu thay, sự thành công của nền kinh tế Nhật cùng chất lượng sản phẩm đã khiến nhiều nước phải học hỏi. Nếu nhìn qua Hàn Quốc và Trung Quốc, chúng ta có thể thấy đâu đó những dấu vết học hỏi từ con đường làm giàu của người Nhật. Không những thế, các sản phẩm của Nhật cũng bị làm nhái rất nhiều.

Ngày nay, từ vị thế phải đi mời chào chuyên gia hay đạo nhái sản phẩm, người Nhật đã có quyền tự hào khi nhiều nước phải học hỏi họ, sản phẩm của Nhật "được" làm nhái còn nền kinh tế trở thành tấm gương cho nhiều quốc gia noi theo.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
5 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
5 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.