Nhật Bản thận trọng bước vào đàm phán thương mại song phương với Mỹ

01/10/2018 09:27
Nhật Bản hiện nay tin rằng họ có thể dẫn đầu các hiệp định đa phương như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đồng thời đạt được một thỏa thuận với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Lâu nay vẫn cố gắng duy trì một hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ nhưng phải đối mặt với sự đe dọa khắc nghiệt về thuế quan, người khổng lồ châu Á dường như đã thay đổi ý định của mình.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Donald Trump tuần trước đã đồng ý bắt đầu đàm phán thương mại trong một động thái có khả năng sẽ bảo vệ Tokyo khỏi đề xuất mức thuế 25% của Trump đánh vào xe hơi và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản. Tuy nhiên, việc tham gia đàm phán được coi là một nhượng bộ lớn của ông Abe, người sẽ phải theo dõi cẩn thận các yêu cầu của Mỹ để mở ra cánh cửa mới cho lĩnh vực nông nghiệp nhạy cảm của đất nước mình.

"Những điều này, vì nhiều lý do, trong những năm qua Nhật Bản không muốn làm và bây giờ họ đã sẵn sàng làm", Trump nói trong một cuộc họp với ông Abe ở New York.

Trước khi bị Trump đe dọa áp thuế ô tô, Tokyo đã tuyên bố rõ ràng rằng nước này ủng hộ khuôn khổ đa phương của TPP, hiệp định mà Trump đã rút lui trong năm 2017, chứ không phải một thỏa thuận song phương. Tuy nhiên, giờ đây khi hai nước chuẩn bị thảo luận về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, ông Abe được dự báo sẽ hết sức cảnh giác để ngăn chặn những lời chỉ trích ở quê nhà.

Ông Abe phải thận trọng

Do vị trí bấp bênh của Nhật Bản – hoặc xoa dịu Trump hoặc bị ảnh hưởng bởi các mức thuế nhắm tới một phần lớn hàng xuất khẩu của Nhật Bản - chính phủ của ông Abe "vẫn sẽ thận trọng khi nói đến các cuộc đàm phán song phương với Mỹ", các nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Stratfor nhận định.

Trong một tuyên bố chung, Washington và Tokyo cho biết họ đang nhắm đến "một Hiệp định Thương mại Mỹ - Nhật Bản về hàng hóa, cũng như trên các lĩnh vực quan trọng khác bao gồm cả dịch vụ, những lĩnh vực có thể tạo ra những thành tựu ban đầu."

Thực tế là tuyên bố không bao gồm cụm từ "thỏa thuận tự do thương mại " là đáng lưu tâm, theo Glen Fukushima, cố vấn cao cấp tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ, một viện chính sách phi đảng phái. "Phía Nhật Bản sẽ ngần ngại khi sử dụng từ thỏa thuận tự do thương mại vì nó sẽ khiến mọi người lầm tưởng như thể họ đang chuyển từ phương pháp đa phương sang phương pháp song phương", ông nói với CNBC.

Các chuyên gia khác đưa ra một đánh giá lạc quan hơn, cho rằng các cuộc đàm phán không phải là một sự nhượng bộ như là một sự thay đổi cốt lõi. Theo ông Robert Holleyman, đại diện thương mại của Mỹ từ năm 2014 đến năm 2017, Nhật Bản hiện nay tin rằng họ có thể dẫn đầu các hiệp định đa phương như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đồng thời đạt được một thỏa thuận với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Trong thực tế, Holleyman cho biết, một thỏa thuận Mỹ-Nhật có thể dẫn đến Washington tái gia nhập thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương.

Mỹ muốn thúc đẩy nông nghiệp

Nhóm nghiên cứu của ông Trump, dẫn đầu bởi đại diện thương mại Robert Lighthizer - được kỳ vọng sẽ tạo ra áp lực mạnh mẽ lên Tokyo, đặc biệt là trong nông nghiệp, nơi các nhà sản xuất Mỹ bị thiệt thòi bởi thuế nhập khẩu cao của Nhật Bản.

Ví dụ, thịt bò Mỹ vào Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với thuế suất 38,5%, nhưng Úc, nước có một thỏa thuận thương mại song phương với Nhật Bản, chỉ phải chịu mức thuế 27,2% và trong tương lai còn giảm xuống 19%. Đã đến lúc Washington ký kết thỏa thuận riêng của mình với Tokyo.

Tuy nhiên ông Abe vẫn có một số lợi thế thương lượng, theo các chuyên gia.

"Về nông nghiệp, nơi mà các cuộc đàm phán có thể sẽ tập trung vào các rào cản phi thuế quan, Nhật Bản có lợi thế vì đã làm suy yếu ảnh hưởng của các tổ chức vận động hành lang về nông nghiệp trước khi ký kết TPP," Statfor lưu ý.

Bên cạnh đó chiến thắng vang dội của ông Abe trong cuộc bầu cử vừa đem đến những lợi thế lớn khi đàm phán với các đồng minh lâu năm của Nhật Bản.

Tin mới

Quang Linh Vlogs thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X
8 giờ trước
Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam ban hành quyết định về việc thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X đối với Phạm Quang Linh.
Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố tội danh gì?
6 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục liên quan vụ án xảy ra tại Công ty CP Asia Life và Công ty CP Tập đoàn Chị Em Rọt.
Tiếc 50.000 đồng phí đặt hộ, nữ du khách "đi tong" cả chục triệu vì lỗi nhỏ khi tự mua vé máy bay
6 giờ trước
Chỉ vì muốn tiết kiệm vài chục nghìn đồng khi đặt vé máy bay, một nữ du khách đã phải đối mặt với lỗi sai nghiêm trọng khiến toàn bộ chuyến bay của gia đình 3 người đứng trước nguy cơ bị hủy.
Khởi tố Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh, song bị can đã bỏ trốn
5 giờ trước
Công ty Cây xanh Công Minh đã thực hiện hơn 600 gói thầu trên cả nước, tổng giá trị khoảng hơn 3.500 tỉ đồng, trong đó thanh toán khoảng 3.000 tỉ đồng
'Honda Lead chạy điện' sắp lên kệ ở VN: Chi dưới 7 triệu đã có thể mang xe về, có pin đầy trong phút mốt
5 giờ trước
Mẫu xe điện Honda này có màn hình màu, kích thước lên tới 7 inch.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
18 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
1 ngày trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
2 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
2 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.