Vai trò kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc xuất hiện cùng lúc với sự mở rộng hiện diện quân sự ở biển Đông, làm dấy lên quan ngại từ các nước trong khu vực. “Nhật Bản, Hàn Quốc và EU vẫn luôn là các đối tác hàng đầu trên thị trường châu Á”, Thitinan Pongsudhirak, giáo sư khoa học chính trị ở đại học Chulalongkorn (Thái Lan), nói.
“Nhưng Trung Quốc đã tăng đầu tư và trong thập kỷ qua vai trò của rõ ràng là tăng lên”, ông nói thêm.
Nhật vẫn là nhà đầu tư nước ngoài quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Khoảng 20%% vốn đầu tư vào khu vực, trong các lĩnh vực hoàn toàn mới trong 7 năm qua đến từ Nhật Bản, tăng 6% so với 7 năm trước đó. Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào ASEAN tăng nhanh hơn, nhưng chỉ ở mức gần 7% trong cùng thời gian, đạt mức 14%.
“Bởi vì giá nhân công tại Trung Quốc tăng lên, các công ty đang dịch chuyển hoạt động sản xuất thu dụng nhiều lao động sang các nước châu Á khác”, ông Trang Cử Trung, nhà kinh tế thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nói. Ông Trang lấy ví dụ như công nghiệp may mặc Campuchia, nơi các công ty Trung Quốc là các nhà đầu tư chính.
Các nước giàu hơn, bao gồm Thái Lan và Malaysia, có tỷ lệ thu hút đầu tư FDI từ bên ngoài ASEAN cao hơn. Ví dụ ở Thái Lan, với hơn 50% vốn FDI đến từ Nhật Bản và Mỹ.
Trung Quốc đầu tư vào các nước nghèo hơn trong khu vực nhiều hơn Nhật Bản và Mỹ, nhưng tính chung vẫn thấp hơn tổng đầu tư của các nước khác. Gần một nửa đầu tư FDI từ Trung Quốc kể từ năm 2003 là dành cho các ngành liên quan đến tài nguyên. Đầu tư nội khối ASEAN chủ yếu là vào bất động sản: Tập đoàn bất động sản lớn nhất của Thái Lan là Central Group xây dựng siêu thị lớn nhất Campuchia.