Nhật Bản: Xu hướng tang lễ nhỏ gọn với chi phí thấp và hình thức phúng điếu trực tuyến lên ngôi mùa dịch

14/04/2020 11:37
Hình thức tang lễ trực tuyến ở Nhật Bản ngày càng phát triển trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng.

Xã hội hiện đại kéo theo nhiều sự thay đổi trong các hoạt động truyền thống. Công ty Uniquest Inc. ở Osaka, Nhật Bản, là một trong những doanh nghiệp đang triển khai dịch vụ tang lễ đơn giản, rẻ, hiệu quả và cá nhân hóa hơn.

Xu hướng đó có khả năng sẽ phát triển tăng tốc khi COVID-19 đang lan rộng, dẫn đến vấn đề cách ly tại nhà và hủy bỏ các sự kiện công cộng buộc tang lễ ở Nhật Bản phải lược bớt các nghi thức truyền thống.

Công ty Uniquest hiện đang điều hành nền tảng dịch vụ tang lễ trực tuyến có tên Chiisana Ososhiki, nghĩa là "Tang lễ nhỏ gọn". Daichi Kuroki, Giám đốc Marketing của Uniquest, cho biết: "Những gia đình có người già hoặc các hộ gia đình đơn thân ngày càng quan tâm đến những hình thức tang lễ đơn giản với chi phí phải chăng".

"Tôi không nghĩ ngành công nghiệp tang lễ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh so với các ngành khác, nhưng COVID-19 hiện đang có khả năng làm tăng nhu cầu các đám tang nhỏ gọn".

Với tỷ lệ người già cao nhất thế giới, suốt 1 thập kỷ qua, số người qua đời ở Nhật Bản đã vượt qua số trẻ được sinh ra. Theo Bộ Y tế Nhật Bản, năm 2019, số ca sinh đã giảm còn khoảng 864.000, mức thấp nhất kể từ năm 1899 đến nay. Trong khi số người qua đời là 1,376 triệu người. Điều này dẫn đến việc tổ chức đám tang và các dịch vụ ăn theo trở thành ngành dịch vụ béo bở với thị trường trị giá 2 nghìn tỷ yên.

Theo Kamakura Shinsho, nhân viên của một công ty dịch vụ tang lễ trực tuyến, trong năm 2017 số người đưa tang trung bình tại một tang lễ là 64 người. Nếu tính trên dân số năm 2019 thì có 7,34 triệu người Nhật tham gia dịch vụ tang lễ trong 1 tháng.

Hiện tại, ngoài các biện pháp vệ sinh và cách ly xã hội thì số lượng các đám tang được tổ chức cũng đang giảm dần, các dịch vụ tưởng niệm cũng đang bị hoãn lại hoặc hủy bỏ.

Uniquest hợp tác với hơn 4.000 nhà tang lễ khắp Nhật Bản và là trung gian cho hơn 200.000 đám tang với chi phí thấp 119.000 yên (25,6 triệu VND). Đầu tháng 4, công ty này còn cho ra mắt dịch vụ mới: Phúng điếu trực tuyến, cho phép khách hàng nhận được tiền viếng, tiền chia buồn thông qua thanh toán trực tuyến.

Ban đầu, dịch vụ này nhắm vào những khách hàng không thể đến viếng vì lý do sức khỏe hoặc địa lý. Và thật trùng hợp, nó đã trở nên hữu ích trong thời kì đại dịch hoành hành.

Trong khi đó, Yoriso, một công ty dịch vụ tang lễ khác ở Tokyo, cung cấp gói dịch vụ hỏa táng người mất trước, hoãn tang lễ và nghi thức tưởng niệm. Đại diện của Yoriso chia sẻ: "Chúng tôi nhận được các cuộc gọi mỗi ngày từ những người lo lắng về COVID-19 và quan tâm đến dịch vụ này". Được biết, Yoriso đang hợp tác với khoảng 900 nhà tang lễ và 1.300 nhà sư Phật giáo.

Nhật Bản: Xu hướng tang lễ nhỏ gọn với chi phí thấp và hình thức phúng điếu trực tuyến lên ngôi mùa dịch - Ảnh 1.

Các công ty như Yoriso và Uniquest đã đưa ra các gói dịch vụ và khoản phí minh bạch, giải quyết vấn đề chi phí phức tạp và không rõ ràng tại Nhật Bản.

Chi phí một đám tang thông thường khoảng 1-2 triệu yên (khoảng 215 - 430 triệu VND), bao gồm nghi thức Phật giáo (Nhập liệm, phát tang, lễ động quan và di quan), cúng viếng, hoả táng. Trong khi đó, Yoriso cung cấp dịch vụ trọn gói với giá khoảng 500.000 yên (gần 108 triệu VND). Hoặc khách hàng có thể chọn các phương án rẻ hơn với giá chỉ 253.000 yên (54,5 triệu VND), diễn ra trọn 1 ngày.

Trong 1 bảng khảo sát thực hiện đầu tháng 4, 90% trong số 128 công ty tang lễ được hỏi đã trả lời: Số khách viếng tang lễ đang giảm do COVID-19 và họ tin rằng xu hướng này sẽ tiếp tục giảm mạnh.

Bên cạnh đó, các dịch vụ tang lễ còn được yêu cầu tuân thủ vệ sinh và khử trùng sạch sẽ trong suốt thời gian bùng phát dịch. Người chết sẽ được vận chuyển trực tiếp đến lò hỏa táng trong túi đựng xác ở các cơ sở y tế. Và để giảm rủi ro cho các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với các thi thể, các công ty tang lễ đã triển khai nhiều biện pháp an toàn, trong số đó là mang khẩu trang liên tục khi làm việc.

Nguồn: Japan Times

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
2 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
56 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
21 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
13 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
12 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.