Nhật khốn đốn vì thiếu thực phẩm trầm trọng: Nguyên nhân ở nước láng giềng sát Việt Nam

27/10/2021 14:22
Do tắc nghẽn tại cảng và thiếu container, Nhật Bản đang thiếu thực phẩm nghiêm trọng. Một số cửa hàng 7-Eleven đã ngừng bán gà rán, có nhà hàng quy định chỉ được gọi 1 xiên da gà.

Kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp áp dụng trong dịch COVID-19, số lượng thực khách của ngành dịch vụ ăn uống đã tăng lên, nhưng lại phá vỡ sự cân bằng vốn rất mong manh giữa cung và cầu trong ngành công nghiệp thực phẩm nước này.

Nhật khốn đốn vì thiếu thực phẩm trầm trọng: Nguyên nhân ở nước láng giềng sát Việt Nam - Ảnh 1.

Nhân viên phục vụ tại một nhà hàng ở Tokyo chào đón khách ngoài đường. Ảnh: Reuters

Đài NHK (Nhật Bản) ngày 22/10 đưa tin, do tình trạng thiếu hụt lao động do dịch COVID-19 tại Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác, hãng kinh doanh thực phẩm đông lạnh Nichirei của Nhật đã phải tạm ngừng hoạt động nhà máy chế biến thực phẩm thuộc công ty con ở Thái Lan, dẫn đến việc nguồn cung thịt gà ở Nhật Bản bị gián đoạn và giá thịt gà đã tăng lên đáng kể.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, mỗi năm Nhật nhập khẩu khoảng 500.000 tấn gà xiên và gà rán đã qua chế biến, trị giá khoảng 250 tỷ Yên (tương đương 2,2 tỷ USD). Trong đó, Thái Lan là nước xuất khẩu lớn nhất, chiếm khoảng 60% tổng lượng thịt gà nhập khẩu của Nhật Bản.

Tuy nhiên, theo Bộ Thương mại Thái Lan, lượng dự trữ thịt gà Thái Lan nhập khẩu vào Nhật Bản trong tháng 8/2021 đã giảm 20% so với năm 2020; và lượng thịt gà chế biến của Thái Lan xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 29% so với năm 2020.

Để đối phó với vấn đề này, nhiều siêu thị ở Tokyo đã bắt đầu chuyển hướng sang Trung Quốc và Mỹ. Các siêu thị ở quận Nerima, Tokyo đã gặp khó khăn về nguồn cung thịt gà kể từ tháng 9. Một người trong ngành tiết lộ, “Vì lý do này, chúng tôi buộc phải mua hàng từ Mỹ và Trung Quốc. Đây là điều mà chúng tôi chưa từng gặp phải trước đây.”

Nhật khốn đốn vì thiếu thực phẩm trầm trọng: Nguyên nhân ở nước láng giềng sát Việt Nam - Ảnh 2.

Nhiều siêu thị ở Tokyo bắt đầu chuyển hướng sang nhập khẩu mặt hàng thịt từ Trung Quốc và Mỹ. Ảnh: NHK

Theo Nikkei Asian Review, cuộc khủng hoảng hàng hóa do tắc nghẽn tại cảng và thiếu hụt container khiến cho vấn đề thiếu thực phẩm trở nên phức tạp hơn. Các loại thực phẩm như rượu, tôm, thịt bò, hành tây và đồ uống ở Nhật Bản ngày càng trở nên khan hiếm và đắt đỏ, điều này đã gây áp lực lớn lên người tiêu dùng Nhật Bản.

Đầu tháng 10, Nhật Bản cũng xảy ra tình trạng khan hiếm khoai tây nhập khẩu khiến gần 20% nhà hàng KFC ngừng bán khoai tây chiên. Tập đoàn đồ uống Mercian của Nhật Bản ngừng bán gần 10 loại rượu từ đầu tháng 9. Nhà phân phối thủy sản Nhật Bản Maruha Nichiro cũng phải đối mặt với tình trạng kéo dài thời gian vận chuyển lên đến 22 ngày đối với mặt hàng tôm nhập khẩu từ nhà máy chế biến tại Việt Nam.

Thịt bò và hành tây - những nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh của Nhật Bản - cũng chứng kiến ​​giá bán buôn tăng vọt và tình trạng khan hiếm. Giá bán buôn thịt bò nhập khẩu từ Mỹ hiện dao động ở mức 1075 Yên/kg (hơn 9,4 USD), cao gấp đôi giá năm 2020. Có thông tin cho rằng, nhiều nhà hàng Nhật Bản đang nhập khẩu hành tây bóc vỏ từ Trung Quốc với giá 95 Yên/kg (khoảng 0,8 USD), tăng 20% ​​so với cùng kỳ năm ngoái.

Người phát ngôn của Mercian cho biết: "Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ không có được nguồn cung ổn định".

Nikkei nhận định rằng, sau khi tình trạng khẩn cấp về đại dịch COVID-19 được dỡ bỏ, việc tăng giá hàng hóa trong các nhà hàng hoặc siêu thị có thể kìm hãm sự phục hồi tiêu dùng ở Nhật Bản.

Chuyên gia cấp cao Miyamae Kokura của Ngân hàng Sumitomo Mitsui cũng cho rằng: "Do tình trạng thiếu hụt container hoặc các yếu tố khác, tình trạng khan hiếm hàng hóa tại thị trường Nhật Bản có thể còn tiếp diễn".

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
21 phút trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
38 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
25 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
9 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
17 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
14 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.