Nhẹ dần gánh nặng nợ xấu, Sacombank cận kề với Basel II

27/04/2019 18:06
Như lời lãnh đạo ngân hàng chia sẻ tại đại hội, giải quyết nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu của Sacombank. Tại thời điểm 31/3, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này chỉ còn 2,08%.

Đại hội đồng cổ đông của Sacombank diễn ra ngày 26/4 đặt mục tiêu lợi nhuận 2019 ở mức 2.650 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018. Cùng với đó, tổng tài sản đạt 455.500 tỷ đồng, tăng tối thiểu 12% so với năm 2018. Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đạt 423.500 tỷ đồng, tăng trên 14%, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 418.600 tỷ đồng, tăng 17%. Tổng dư nợ tín dụng đạt 298.100 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 16%, trong đó cho vay khách hàng đạt 297.600 tỷ đồng, tăng 16%. Lãnh đạo Sacombank cho biết, trên cơ sở hạn mức tăng trưởng tín dụng cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), HĐQT sẽ điều chỉnh lại kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn và sử dụng vốn cho phù hợp thực tế.

Để hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2019, Sacombank cho biết, ngân hàng sẽ tiếp tục khẳng định lợi thế bán lẻ, triển khai hiệu quả hoạt động ngân hàng số, tăng nguồn thu dịch vụ và lợi nhuận. Trong thời gian qua, bên cạnh việc đa dạng hóa sản phẩm tại quầy và hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng, Sacombank còn chủ động đầu tư xây dựng và số hóa hệ sinh thái ngân hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bên cạnh đó, để đưa các sản phẩm dịch vụ tiếp cận rộng rãi đến người dân, trong vòng hai năm 2017 - 2018, Sacombank đã nâng cấp toàn bộ các quỹ tiết kiệm lên mô hình phòng giao dịch, chuyển quyền quản lý các điểm giao dịch có địa bàn chồng chéo và di dời đến các địa bàn tiềm năng hơn. Việc phân bổ mạng lưới mà Sacombank hướng đến là các khu vực ngoại thành, vùng ven, vùng sâu, vùng xa để góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng này cho biết đang đẩy nhanh tiến độ để khai trương thêm 4 chi nhánh mới tại các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định và Lào Cai thuộc khu vực miền Bắc để sớm nâng số điểm giao dịch trong năm 2019 lên con số 570, hiện diện tại 52/63 tỉnh thành Việt Nam và hai nước Lào, Campuchia nhằm tạo nền tảng thúc đẩy các hoạt động bán lẻ và gia tăng tỉ trọng doanh thu từ dịch vụ.

Những ưu tiên phát triển hệ sản phẩm dịch vụ, mạng lưới và hệ sinh thái công nghệ nêu trên đã giúp Sacombank tăng doanh thu dịch vụ năm 2018 lên 2.682 tỷ đồng, tăng 47,1% so năm 2017, chiếm tỷ trọng 23% tổng nguồn thu. Trong đó, dịch vụ bảo hiểm đạt hơn 550 tỷ đồng, đóng góp 23,2% nguồn thu dịch vụ.

Cùng với việc phát triển quy mô, Sacombank cũng chú trọng xây dựng cấu trúc tài sản vững mạnh, tiệm cận dần các thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng có những bước đi đột phá trong công tác xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng, cải thiện tỷ trọng tài sản có sinh lời. 

Như lời bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc ngân hàng chia sẻ tại đại hội, giải quyết nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu của Sacombank. Sau khi sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh từ 1,16% lên 5,75% vào cuối năm 2015 và tiếp tục tăng lên 6,81% trong năm 2016. Thế nhưng chỉ sau nửa năm tái cơ cấu, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank đến cuối năm 2017 đã được kéo giảm xuống còn 4,59%, thông qua việc xử lý và thu hồi gần 20 ngàn tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Trong đó, có khá nhiều tài sản đảm bảo có giá trị lớn được ngân hàng này thanh lý thành công, điển hình như dự án BĐS tại Khu công nghiệp Long An với giá trị 9.200 tỷ đồng. Năm 2018, Sacombank xử lý thêm gần 12.500 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, cũng như các khoản nợ đã bán cho VAMC. 

Không chỉ nỗ lực xử lý nợ xấu, Sacombank cũng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng theo định hướng cho vay đa dạng và phân tán, đẩy mạnhcảnh báo rủi ro, nâng cao công tác thẩm định, quản lý và giám sát chặt chẽ sử dụng vốn vay. Kết quả là tỷ lệ nợ xấu đã đạt mục tiêu giảm xuống dưới 3%, chỉ còn 2,11%. Và tại thời điểm 31/3/2019, nợ xấu của Sacombank tiếp tục được kéo giảm xuống mức 2,08%. 

Ban điều hành ngân hàng cho rằng, sau 2 năm triển khai phương án tái cơ cấu sau sáp nhập, Sacombank đã hoàn thành vượt tiến độ các mục tiêu trọng yếu của Đề án. Điều đáng nói là dù đang quá trình tái cơ cấu, Sacombank vẫn cận kề với Basel II. Ngày 11/3/2019 vừa qua, Sacombank đã chính thức triển khai hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS) sau hơn 1 năm nghiêm túc xây dựng. Việc triển khai LOS giúp Sacombank quản lý tập trung và chuẩn hóa toàn bộ hồ sơ theo khách hàng, chuẩn hóa toàn bộ dữ liệu, tăng tính năng bảo mật an toàn. Trước đó, ngân hàng cũng đã cho khởi động các dự án mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng, hoàn thiện khung cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro và dự án nâng cấp nâng cấp,hoàn thiện khung quản lý tài sản có - tài sản nợ (ALM). Theo kế hoạch, ngân hàng này sẽ đáp ứng Basel II vào đầu năm 2020 theo lộ trình của NHNN.

Quý I/2019, Sacombank vừa báo lãi trước thuế gần 1.100 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm 2018. Thu nhập lãi thuần của tăng 47% so với cùng kỳ, đây là động lực tăng trưởng chính cho kết quả lợi nhuận. Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động khác cũng tăng gấp 5 lần. Tổng thu nhập hoạt động của Sacombank đạt 3.542 tỷ đồng, tăng 51,1% so với cùng kỳ. Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng 16,6%, lên mức 2.050 tỷ đồng; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng được ngân hàng trích lập gấp 5 lần cùng kỳ, lên tới 430 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 3/2019, tổng tài sản của Sacombank đạt 425.033 tỷ đồng, tăng 4,7% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 5,6% đạt 271.020 tỷ đồng; huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 385.281 tỷ, tăng 7,8%. Tại thời điểm ngày 31/03/2019, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tiếp tục được kéo giảm xuống còn 2,08%.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân đẩy giá cà phê lên cao?
8 giờ trước
Giá cà phê tăng cao ngay giữa vụ thu hoạch nhưng nhiều nông dân vẫn chưa vội bán ra vì hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng
Central Retail Việt Nam và The Garden ký kết hợp tác chiến lược
8 giờ trước
Central Retail Việt Nam và Công ty TNHH MTV Đầu tư và Thương mại The Garden - thành viên của Bitexco Group, công bố hợp tác chiến lược cho giai đoạn 20 năm tiếp theo và mở rộng các thương hiệu lớn của Tập đoàn.
Ford Ranger, Everest đổi trang bị tại Việt Nam: Thêm tiếng Việt, bớt cảm biến, bỏ tính năng từng vượt trội đối thủ
4 giờ trước
Các dòng xe Ford Ranger và Everest tại Việt Nam từ tháng 12/2024 sẽ có giao diện tiếng Việt trên tất cả phiên bản. Bên cạnh đó, tính năng lùi chuồng tự động trên một số phiên bản của 2 dòng xe này sẽ không còn nữa.
Nga phá vỡ kỷ lục về dự trữ vàng, đạt hơn 2.300 tấn đứng thứ 5 thế giới
6 giờ trước
Nga đang đứng thứ 5 thế giới về dự trữ vàng, chỉ xếp sau Mỹ, Đức, Italy, Pháp và xếp trên Trung Quốc.
Đây là xe tay ga xịn nhất của Honda: Dùng công nghệ như ô tô, 'ăn đứt' SH, giá bán ở Việt Nam gây bất ngờ
6 giờ trước
Đây được xem là mẫu xe tay ga cao cấp nhất của Honda.

Tin cùng chuyên mục

App gọi xe nhỏ chật vật tìm đường sống
2 ngày trước
Dù nỗ lực bám trụ thị trường nhưng các ứng dụng gọi xe nhỏ lẻ vẫn khó có cơ hội bứt phá
Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
3 ngày trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
3 ngày trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
3 ngày trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.