Nhiên liệu quan trọng nhất thế giới đang khan hiếm, tác động đến mọi lĩnh vực

24/11/2022 09:23
Không có nhiên liệu nào cần thiết cho nền kinh tế toàn cầu hơn dầu diesel.

Dầu diesel cấp năng lượng cho xe tải, xe buýt, tàu thủy và xe lửa. Các loại máy móc xây dựng, sản xuất và nông nghiệp cũng cần đến diesel để hoạt động. Người dân đốt dầu diesel để sưởi ấm nhà cửa. Khi giá khí đốt tự nhiên đắt đỏ, ở một số nơi, diesel cũng được dùng để phát điện.

Trong vòng vài tháng tới, hầu hết mọi khu vực trên hành tinh của chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu dầu diesel. Sự việc xảy ra trong bối cảnh nguồn cung trở nên khan hiếm ở gần như tất cả thị trường năng lượng trên thế giới, khiến lạm phát nghiêm trọng hơn và kìm hãm tăng trưởng.

Tình trạng này có thể gây thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng đến mọi thứ từ giá gà tây trong Lễ Tạ ơn đến hóa đơn sưởi ấm trong mùa Đông này. Theo chuyên gia Mark Finley tại Viện Chính sách công Baker thuộc Đại học Rice, chỉ riêng ở Mỹ, chi phí dầu diesel tăng cao đồng nghĩa với việc nền kinh tế bị thiệt hại 100 tỷ USD. Ông Finley nói: "Bất cứ thứ gì chuyển động trong nền kinh tế của chúng ta đều cần có diesel".

Tại Mỹ, dự trữ dầu diesel và dầu sưởi đang ở mức thấp nhất 4 thập kỷ vào thời điểm này trong năm. Khu vực Tây Bắc châu Âu cũng đang phải đối mặt với tình trạng cạn kho dự trữ. Loại nhiên liệu này sẽ còn giảm mạnh hơn từ tháng 3 năm sau, ngay sau khi các lệnh trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực và cắt đứt khu vực này khỏi nguồn dầu cung cấp qua đường biển của Nga. Thị trường xuất khẩu toàn cầu trở nên khan hiếm đến mức những nước nghèo hơn như Pakistan phải lao đao, khi các nhà cung cấp không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Dario Scaffardi, cựu Giám đốc điều hành nhà máy lọc dầu Saras SpA ở Italy, cho biết: "Đó chắc chắn là cuộc khủng hoảng dầu diesel lớn nhất mà tôi từng chứng kiến".

Giá dầu diesel tại thị trường giao ngay của New York đã tăng khoảng 50% trong năm nay. Giá của một gallon dầu diesel đã chạm mốc 4,9 USD vào đầu tháng 11, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Chênh lệch giá giữa loại nhiên liệu này đang lớn hơn so với dầu thô - một dấu hiệu cho thấy công suất lọc dầu hiện nay đang bị hạn chế. Ở Tây Bắc châu Âu, giá dầu diesel giao theo kỳ hạn cao hơn khoảng 40 USD một thùng so với dầu Brent. Giá dầu diesel giao chậm của New York trong tháng 12 đang giao dịch cao hơn khoảng 12 cent so với giá giao tháng 1.

Nguyên nhân gây thiếu hụt

Công suất tinh chế trên toàn cầu còn gặp nhiều hạn chế. Nguồn cung dầu thô khá eo hẹp, song đối với các sản phẩm tinh chế như dầu diesel và xăng thậm chí còn trầm trọng hơn. Một phần điều đó là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sau khi các đợt phong tỏa diện rộng và kéo dài đã khiến nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đi xuống cũng như buộc các nhà máy lọc dầu phải đóng cửa một số cơ sở ít sinh lời nhất.

Nhiên liệu quan trọng nhất thế giới đang khan hiếm, tác động đến mọi lĩnh vực - Ảnh 1.

Giá xăng được niêm yết tại một trạm xăng ở Washington, Mỹ, ngày 7/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngoài ra, quá trình giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng đã làm "sứt mẻ" các khoản đầu tư vào lĩnh vực lọc dầu. Kể từ năm 2020, công suất lọc dầu của Mỹ đã giảm hơn 1 triệu thùng mỗi ngày. Trong khi đó ở châu Âu, gián đoạn vận chuyển và công nhân đình công cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các nhà máy lọc dầu.

Mọi thứ có thể trở nên biến động hơn nhiều khi EU thoát khỏi nguồn cung của Nga. Châu Âu phụ thuộc nhiều vào dầu diesel hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Theo dữ liệu từ trang theo dõi vận tải biển Vortexa, có khoảng 500 triệu thùng dầu diesel được vận chuyển bằng tàu thủy mỗi năm và khoảng một nửa trong số đó xuất phát từ các bến cảng của Nga. Mỹ cũng đã ngừng nhập khẩu dầu từ Nga từ mùa đông năm ngoái.

Ngoài ra, phải kể đến sự xáo trộn trong cơ chế bù hoãn bán - chi phí bảo hiểm cao hơn đối với các nguồn cung giao ngay so với các nguồn cung giao chậm. Mức chênh lệch đó không chỉ lớn bất thường mà bù hoãn bán kéo dài một cách bất thường. Cấu trúc thị trường này khuyến khích các nhà cung cấp bán ngay thay vì giữ sản phẩm để lưu trữ.

Các giao thức khẩn cấp

Ở Mỹ, tình trạng khan hiếm dầu diesel dọc theo Bờ Đông đã khiến các nhà cung cấp phải bắt đầu các quy trình khẩn cấp, khi mùa đông thậm chí còn chưa bắt đầu.

Là khu vực tập trung đông dân cư nhất của Mỹ, vùng Đông Bắc - nơi nhiệt độ thường dưới mức đóng băng vào mùa đông - cũng là nơi phụ thuộc nhiều nhất vào dầu sưởi để giữ ấm cho các ngôi nhà.

Ngay cả trong kịch bản tốt nhất, người tiêu dùng ở đó sẽ phải gánh chịu hóa đơn năng lượng cao nhất nhiều thập kỷ vào mùa đông này. Hiện tại, chính phủ đã nâng gần gấp đôi mức tăng dự tính, dự đoán rằng các gia đình sống dựa vào dầu sưởi có thể phải chi trả nhiều hơn 45% so với mùa đông năm ngoái.

Chắc chắn, tình trạng thiếu dầu diesel kéo dài trên khắp nước Mỹ là không thể xảy ra vì quốc gia này là nhà xuất khẩu nhiên liệu ròng. Nhưng tình trạng mất điện cục bộ và giá tăng đột biến sẽ xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt là ở Bờ Đông.

Lỗ hổng lớn

Từ đầu tháng 2/2023, lệnh trừng phạt của EU sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với các sản phẩm dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga. Muốn nền kinh tế của khu vực này có thể tiếp tục hoạt động, EU cần phải tìm ra nguồn cung ứng thay thế những thùng dầu đó. Tuy nhiên, cho đến nay giải pháp vẫn chưa được rõ ràng.

Mùa đông lạnh giá cũng sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề ở châu Âu. Trên khắp vùng Tây Bắc, lượng dầu tồn kho sẽ giảm xuống 211,9 triệu thùng trong tháng 3/2023, sau khi lệnh trừng phạt của EU có hiệu lực. Đó sẽ là mức thấp nhất trong các kỷ lục kể từ năm 2011.

Khi thời hạn trừng phạt nhanh chóng đến gần, châu Âu vẫn đang nhập khẩu một lượng lớn dầu diesel từ Nga, cũng như là từ Saudi Arabia, Ấn Độ và các nước khác. Do đó, hoạt động nhập khẩu qua đường thủy trong tháng 10 đã đạt mức cao nhất kể từ ít đầu năm 2016.

Đức đã chứng kiến tình trạng khó khăn do mực nước sông Rhine thấp cản trở việc giao hàng và hạn chế sản xuất, trong khi các nhà máy lọc dầu ở nước láng giềng Hungary và Áo cũng bị gián đoạn đáng kể. Sản lượng của Pháp đã giảm xuống do hàng loạt công nhân đình công đòi tăng lương.

Cựu giám đốc nhà máy lọc dầu Saras SpA Dario Scaffardi nhận xét: "Thiếu nguồn cung cấp của Nga, điều đó sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn trong hệ thống. Tình hình sẽ thực sự khó khắc phục".

Nhiên liệu quan trọng nhất thế giới đang khan hiếm, tác động đến mọi lĩnh vực - Ảnh 2.

Một trạm xăng ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nước nghèo hơn phải gánh chịu

Việc siết chặt nguồn cung nhiên liệu toàn cầu đã khiến các nhà xuất khẩu như Trung Quốc và Ấn Độ có lợi hơn khi gửi hàng hóa đến các quốc gia ở châu Âu có thể trả phí bảo hiểm cao hơn. Theo nhà tư vấn công nghiệp FGE, tổng xuất khẩu nhiên liệu từ Trung Quốc dự kiến tăng 500.000 thùng/ngày lên gần 1,2 triệu thùng vào cuối năm nay.

Và trong khi đó, các nước nghèo hơn không đủ khả năng chi trả cho giá cả tăng vọt đang phải gánh chịu.

Giữa cuộc khủng hoảng tài chính, Sri Lanka đang phải vật lộn để mua nhiên liệu theo giá quốc tế và không thể đảm bảo đủ nguồn cung. Thái Lan đã gia hạn cắt giảm thuế đối với dầu diesel nhằm bảo vệ người tiêu dùng trước tình trạng giá cả tăng cao. Chính phủ Thái Lan dự báo rằng động thái này sẽ gây thiệt hại khoảng 551 triệu USD doanh thu.

Amrita Sen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của công ty Energy Aspects, cho biết cuộc khủng hoảng dầu diesel đã và đang gây tổn hại rõ rệt cho nền kinh tế toàn cầu.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
3 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
2 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
2 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
11 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.