Nhiệt điện thống trị thị trường, cơn khát than của thế giới đang lên mức cao chưa từng có

01/11/2021 11:09
Số liệu Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy các nhà máy nhiệt điện chạy than vẫn thống trị thị trường khi chiếm đến 35% nguồn cung năng lượng trên thế giới.

Theo hãng tin Bloomberg, chưa bao giờ trong lịch sử giá than lại đắt như hiện nay. Hàng loạt chính phủ trên thế giới, từ Bắc Mỹ, Châu Âu đến Trung Quốc đều sẵn sàng trả giá cao để nhập than chạy điện. Rõ ràng, dù nhân loại muốn từ bỏ than đá nhưng nhu cầu sinh hoạt cũng như ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã khiến điều này trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (UN) Antonio Guterres đã từng ví von than đá như một "cơn nghiện chết chóc" cho thế giới và hầu như mọi quốc gia đều hiểu được điều này khi tham gia Hiệp định biến đổi khí hậu tại Paris.

Thế nhưng, hãng tin Bloomberg cho rằng con người vẫn còn phải phụ thuộc rất nhiều vào than đá và cơn khát này sẽ không thể chấm dứt ngay được.

Nhiệt điện thống trị thị trường, cơn khát than của thế giới đang lên mức cao chưa từng có - Ảnh 1.

Nhiệt điện than vẫn là nguồn năng lượng chính của thế giới

Số liệu Tổ chức năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy các nhà máy nhiệt điện chạy than vẫn thống trị thị trường khi chiếm đến 35% nguồn cung năng lượng trên thế giới. Trong khi đó năng lượng sạch chỉ tăng được từ 20% lên 29% suốt 10 năm qua. Tính trong cùng kỳ thì nhiệt điện than chỉ mất 5 điểm phần trăm thị phần.

Bất chấp vô số những nhà máy nhiệt điện chạy than cũ bị đóng cửa, luôn có những nhà máy mới được xây dựng cho cơn khát điện của con người.

Cũng theo IEA, khí thải nhà kính từ các nhà máy điện than sẽ lập kỷ lục mới trong năm 2022 khi ngày càng nhiều than được đốt.

Tội đồ Trung Quốc?

Trong khi nhiều doanh nghiệp khai thác than lớn phải bỏ ngành trước áp lực của nhà đầu tư thì giá cao lại đang thu hút những công ty nhỏ lẻ hoặc các mỏ khai thác trái phép tham gia thị trường. Hệ quả là than vẫn được bơm ra thị trường bất chấp mục tiêu chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường của chính phủ.

Tuy nhiên thủ phạm chính cho cơn khát than lại không nằm ở các doanh nghiệp. Hãng tin Bloomberg cho hay trong 30 năm qua, sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc đã khiến nhu cầu than nơi đây lớn hơn bao giờ hết và trở thành nguyên chính cho cơn khát than toàn cầu.

Nhiệt điện thống trị thị trường, cơn khát than của thế giới đang lên mức cao chưa từng có - Ảnh 2.

Trung Quốc chiếm hơn một nửa lượng tiêu thụ than toàn cầu

Tồi tệ hơn, việc dịch chuyển sản xuất của nhiều nước dồn sang Trung Quốc cũng như nhiều nước Đông Á, nhu cầu sử dụng than chạy điện với giá thành rẻ cũng tăng theo. Xin được nhắc là các nhà máy nhiệt điện than cũng rất dễ xây dựng để đáp ứng năng lượng mọi loại hình công nghiệp, từ luyện kim cho đến hóa chất. Đó là chưa kể đến hàng loạt đô thị được xây dựng theo cơn sốt bất động sản, kéo theo nhu cầu điện tiêu dùng.

Trái lại ở Mỹ, nhu cầu sử dụng than đã chững lại khi các doanh nghiệp chuyển sang dùng khí đốt thay thế. Trong khi đó nhu cầu than tại Châu Âu thì lại giảm đến 2/3 khi các chính phủ nơi đây ý thức được về ô nhiễm môi trường.

Tại Anh, nền kinh tế đầu tiên thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp với than đá thì vào năm 2020, họ đã có 67 ngày liên tiếp không đốt bất cứ cục than nào. Tây Ban Nha cũng đóng cửa 7/15 nhà máy nhiệt điện than năm 2020. Theo ước tính khoảng một nửa số nhà máy điện than trên toàn Châu Âu sẽ đóng cửa vào năm 2030.

Bất chấp điều đó, tốc độ tăng trưởng nhu cầu than của Trung Quốc đã làm xói mòn mọi nỗ lực giảm khí thải nhà kính của Mỹ hay Châu Âu. Vào cuối thời kỳ chiến tranh lạnh, tổng lượng than tiêu thụ của Trung Quốc chỉ ngang bằng Mỹ thì đến nay chúng đã đạt 87.638 Terajoules (1 Terajoules= 1 nghìn tỷ Joules= 0,278 GWh), một con số kỷ lục khi cao hơn 50% tổng nhu cầu tiêu thụ than trên toàn cầu.

Thống kê của Bloomberg cho thấy có hơn 600 nhà máy nhiệt điện than sẽ được xây mới tại Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia. Nếu tính riêng Trung Quốc, tổng số nhà máy điện than đang vận hàng và đã lên kế hoạch xây tại đây tương đương 6 lần tổng lượng tiêu thụ than của Đức.

Nhiệt điện thống trị thị trường, cơn khát than của thế giới đang lên mức cao chưa từng có - Ảnh 3.

Số nhà máy than xây mới tại Châu Á vượt trội so với số nhà máy đóng cửa ở Châu Âu

Không riêng gì Trung Quốc, một thủ phạm nữa cho cơn khát than hiện nay là Ấn Độ khi tổng lượng than tiêu thụ của nước này còn cao hơn cả Châu Âu và Mỹ cộng lại. Tồi tệ hơn, Bloomberg dự đoán nhu cầu than sẽ còn tăng ở nhiều nước như Bangladesh hay Indonesia khi các nhà máy dịch chuyển về đây.

Rõ ràng, cơn khát than của nhân loại sẽ không dễ dàng chấm dứt dù chúng ô nhiễm môi trường. Suy cho cùng, một loại nguyên liệu rẻ, dễ kiếm và cho năng lượng dồi dào vẫn sẽ được ưa chuộng dù chúng có khiến trái đất "bẩn" thêm thế nào đi chăng nữa trong mùa đông này.

*Nguồn: Bloomberg

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
2 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
51 phút trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
38 phút trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 phút trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
55 phút trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
13 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.