Nhiều bộ, địa phương ‘chây ỳ’ nộp báo cáo giám sát tài chính

10/05/2018 07:45
Cách đây hơn một năm, nhiều bộ, địa phương chưa thực hiện nộp báo cáo giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2016 và báo cáo giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp năm 2016 đã bị nêu tên, nay vẫn chưa thực hiện các nghĩa vụ báo cáo tài chính này.

Ngày 9/5, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương truyền đạt chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các chế độ báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như việc xử lý trách nhiệm liên quan theo quy định của pháp luật.

Tới nay, nhiều bộ, địa phương tiếp tục chưa nộp báo cáo giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2016 và Báo cáo kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp năm 2016 theo quy định pháp luật, mặc dù lãnh đạo Chính phủ và Bộ Tài chính liên tục thúc giục, đôn đốc.

Không chỉ vậy, hầu hết các bộ, địa phương nói trên cũng chưa gửi báo cáo giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại doanh nghiệp trong năm 2016 đúng hạn.

Theo Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, thời gian nộp báo cáo về tình hình tài chính của các doanh nghiệp cho cơ quan đại diện chủ sở hữu phải bảo đảm cơ quan đại diện chủ sở hữu có đủ thời gian tổng hợp và lập Báo cáo 6 tháng về giám sát tài chính gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/8 của năm báo cáo và Báo cáo giám sát tài chính năm gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/5 của năm tiếp theo.

Như vậy, với năm 2016, theo quy định tới 31/8/2016, các bộ, địa phương phải gửi báo cái giám sát tài chính 6 tháng đầu năm, nhưng tới nay vẫn còn 13 cơ quan đại diện chủ sở hữu không gửi Báo cáo kết quả giám sát tài chính gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; các tỉnh, thành phố: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Cao Bằng, Cần Thơ, Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên, Quảng Trị, Sơn La.

Còn với nhiệm vụ tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp năm 2016, sau khi Bộ Tài chính gửi công văn đốc thúc, tính đến thời điểm 31/3/2018 (theo quy định là chỉ tới 31/5/2017), vẫn còn 7 cơ quan đại diện chủ sở hữu không gửi Báo cáo kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp năm 2016 gồm: Bộ Công Thương, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; TPHCM và các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị, Thái Nguyên.

Về tình hình gửi báo cáo kết quả xử lý trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với việc không thực hiện gửi báo cáo giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2016, tính đến 31/3/2018, còn 11 cơ quan đại diện chủ sở hữu (trừ Quảng Trị và Sơn La) chưa gửi báo cáo kết quả xử lý trách nhiệm gồm: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; các tỉnh An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang, Cao Bằng, Cần Thơ, Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên.

Nhưng ngay cả với 2 tỉnh Quảng Trị và Sơn La, báo cáo xử lý trách nhiệm của hai tỉnh này cũng không nêu cá nhân liên quan nào vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP (Quảng Trị) hoặc đã thực hiện công tác giám sát tài chính theo quy định (Sơn La), mặc dù Bộ Tài chính không nhận được báo cáo kết quả giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2016 của các địa phương này.

Với việc xử lý trách nhiệm chậm nộp báo cáo giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của năm 2016, tính đến 31/3/2018, còn 7 cơ quan đại diện chủ sở hữu (trừ Bộ Xây dựng và Bạc Liêu) chưa gửi gồm: Bộ Công Thương, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; TPHCM và các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị, Thái Nguyên.

Trong khi đó, từ đầu tháng 2/2017, Văn phòng Chính phủ có 2 công văn số 8140/VPCP-ĐMDN truyền đạt ý kiến Thủ tướng Chính phủ và công văn số 13506/VPCP-ĐMDN ngày 20/12/2017 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về xử lý trách nhiệm cơ quan đại diện chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Trước tình trạng trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, cơ quan: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ và UBND các tỉnh: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Cao Bằng, Cần Thơ, Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên khẩn trương, nghiêm túc thực hiện gửi báo cáo giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2016 theo công văn số 8140/VPCP-ĐMDN ngày 3/8/2017.

Bộ Công thương, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, UBND TPHCM và UBND các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị, Thái Nguyên khẩn trương, nghiêm túc gửi báo cáo xử lý trách nhiệm chậm nộp báo cáo giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của năm 2016 theo công văn số 13506/VPCP-ĐMDN ngày 20/12/2017 liên quan đến báo cáo kết quả giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp năm 2016.

Ngoài nghĩa vụ thực hiện báo cáo tài chính của đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp trong năm 2016, Bộ Tài chính cho biết còn 15 cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa gửi Báo cáo kết quả giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2017 về Bộ Tài chính (gồm: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các tỉnh Bắc Giang, Bình Dương, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kiên Giang, Kon Tum, Lào Cai, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế).

Với các trường hợp này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, địa phương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các cá nhân liên quan vi phạm việc báo cáo kết quả giám sát tài chính 6 tháng đầu năm 2017 quy định tại khoản 3 Điều 47 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, gửi Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, trong nhiều cuộc họp Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ luôn yêu cầu đại diện chủ sở hữu Nhà nước báo cáo kịp thời theo chế độ việc giám sát tài chính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cảnh báo các nguy cơ, dấu hiệu rủi ro về tài chính.

Theo khoản 3, Điều 47, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 6/10/2015 của Chính phủ, việc cơ quan đại diện chủ sở hữu (các bộ, địa phương) chậm thực hiện các báo cáo, thì cấp có thẩm quyền (Thủ tướng Chính phủ) sẽ xem xét, quyết định các hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của Luật Công chức, Luật Viên chức đối với cá nhân, tổ chức liên quan.

Tin mới

Ngỡ ngàng nhiều trái cây giải nhiệt mùa nóng có giá bằng ly trà đá
9 giờ trước
Không ít loại trái cây giải nhiệt mùa nắng nóng ở TPHCM lại có giá rẻ đến không ngờ, như cam, dưa lê, thơm... chỉ từ 5.000 - 7.000 đồng/kg; dưa hấu, ổi chỉ tầm 10.000 đồng...
Giảm thêm thuế cho xe hybrid
4 giờ trước
Xe hybrid là cầu nối giữa xe xăng và xe điện, cần có lộ trình chính sách phù hợp để hỗ trợ phát triển
Hé mở về những mỏ vàng với tổng trữ lượng hàng trăm tấn tại Việt Nam
5 giờ trước
Từ các dữ liệu công khai cho thấy, Việt Nam hiện có hàng chục vùng khai thác, mỏ vàng lớn với tổng trữ lượng được dự báo lên đến hàng trăm tấn.
Khởi tố 2 công ty sữa giả: Lộ diện nhãn sữa phổ biến thị trường
6 giờ trước
Các công ty kinh doanh sữa giả này đã đưa ra thị trường hàng chục triệu sản phẩm sữa bột cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ có thai
Suzuki XL7 bán vượt Toyota Innova Cross, thành vua doanh số hybrid ở Việt Nam tháng 3/2025
6 giờ trước
Kể từ khi công bố riêng doanh số dòng xe hybrid, hiếm khi nào Toyota lại nhường ngôi "vua hybrid" vào tay thương hiệu khác. Nhưng tháng này, Suzuki XL7 đã bứt tốc tốt hơn để trở thành mẫu xe hybrid bán chạy nhất thị trường Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Mang iPhone về Mỹ sản xuất, "nhiệm vụ bất khả thi"
12 giờ trước
Liệu Apple có thể đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ như mong muốn của một số chính trị gia? Một phân tích mới từ ngân hàng đầu tư Bank of America (BofA) vừa đưa ra con số đáng báo động.
Page có tick xanh giả mạo Phú Quý lừa người mua bạc thỏi tại VN
1 ngày trước
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Phú Quý mới đây đã phát đi cảnh báo về thủ đoạn mạo danh, yêu cầu khách hàng chuyển tiền vào một tài khoản mang tên công ty nào đó, nhằm chiếm đoạt tiền của Khách hàng.
Livestream Commerce: Giải pháp tăng trưởng doanh nghiệp Việt trong thời đại số
1 ngày trước
Theo NielsenIQ, thương mại điện tử Việt Nam dự kiến đạt quy mô 45 tỷ USD trong 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ toàn quốc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đi kèm với áp lực lớn: doanh nghiệp vừa phải tối ưu chi phí, vừa cần xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số trong thị trường cạnh tranh. Vậy đâu là lời giải?
Tiến thần tốc vào quốc gia 119 triệu dân, đây là những gì hãng xe tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang "phủ sóng"
1 ngày trước
Philippines hiện là thị trường quốc tế sở hữu gần như hoàn chỉnh dải sản phẩm của VinFast.