Thông tin đề xuất đưa 5 huyện phía tây TP.HCM lên quận đang thu hút nhiều nhà đầu tư, nhất là khi khu vực này có tốc độ hoàn thiện hạ tầng nhanh và nhiều dự án có giá mềm.
“Bức tranh” hạ tầng dần hoàn thiện
Vài năm trở lại đây, hạ tầng giao thông của khu Tây đang tiến gần về mức độ hoàn thiện với sự hiện diện của các công trình giao thông trọng điểm như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, cao tốc TP.HCM - Trung Lương, cầu vượt An Sương, các tuyến cao tốc trị giá đến 10 tỷ USD như TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) và TP.HCM - Cần Thơ, các tuyến metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên), số 5 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn).
Ngoài các tuyến metro, TP.HCM cũng chuẩn bị khởi công tuyến đường Vành đai 2, giúp giao thông khu Tây kết nối với các quận nội thành và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An thuận tiện hơn.
Đặc biệt, sự kiện thông xe nhánh N2 nút giao thông An Sương tháng 7/2020 và đề xuất kéo dài đại lộ Võ Văn Kiệt nối liền Long An được nhận định là một điểm nhấn trong “bức tranh” hạ tầng tổng thể của khu Tây TP.HCM, thúc đẩy thông thương và phát triển kinh tế cho khu vực đông dân bậc nhất TP.HCM.
Như vậy, có thể thấy khu Tây đang hữu hệ thống giao thông được quy hoạch bài bản phân bổ đều ở khắp các khu vực. Việc di chuyển, kết nối khu vực với trung tâm và liên tỉnh trở nên thuận lợi cũng mang đến đòn bẩy lớn cho BĐS khu này.
Nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng vào khu Tây để đón đầu cơ hội khi hệ thống cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, nhu cầu người mua BĐS tăng lên nhờ vào mặt bằng giá hợp lý và dành cho nhu cầu ở thực sự. Trong đó, dự án Akari City được Nam Long Group phát triển cạnh trục đại lộ Võ Văn Kiệt (quận Bình Tân) đang hội tụ đủ các điều kiện về hạ tầng kết nối để thu hút đầu tư.
Không chỉ vậy, cơ hội cho các dự án quanh khu vực này cũng tăng lên sau những thông tin tích cực về mặt hành chính. Nhu cầu ở thực cao đã thu hút nhiều “ông lớn” trong thị trường BĐS, góp phần giúp diện mạo khu Tây trở nên đại hơn, đồng thời cũng tạo nên kỳ vọng lớn về giá nhà đất trong tương lai.
Đòn bẩy từ những “cú hích” hành chính
Ngoài việc được hỗ trợ bởi hạ tầng giao thông xã hội hoàn thiện thì khu Tây còn được thúc đẩy bởi quy mô hành chính. Định hướng phát triển đến năm 2020 - 2025 của 3 huyện Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, TP.HCM đặt mục tiêu nâng chất từ huyện thành quận. Dáng dấp đô thị ở 3 địa phương này đang dần hiện rõ, do đó những doanh nghiệp BĐS cũng đã rục rịch khởi động các dự án tại khu vực này để đón đầu nhu cầu nhà ở trong dân.
Nhu cầu ở thực lớn nên giá đất ở các quận phía Tây còn “mềm” và cơ hội phát triển nhà ở trung bình đang được mở ra với các chủ đầu tư. Nếu mặt bằng giá căn hộ quận 9, Thủ Đức đang ở mức khoảng 40 triệu đồng/m2; khu trung tâm thành phố như quận 7, quận 2 khoảng 70 - 90 triệu đồng/m2 thì dòng sản phẩm tương tự tại Bình Chánh, Bình Tân, Tân Phú… chỉ ở mức 25 - 35 triệu/m2.
Trong bối cảnh thị trường nhà đất thiết lập giá mới liên tục, các quận phía Tây như Bình chánh Bình Tân, Tân Phú và Tân Bình được nhận định giá đất vẫn đang ở mức hợp lý, và biên độ tăng giá rơi vào ngưỡng trung bình từ 20 - 25%/năm. Trong khi đó, về hạ tầng giao thông, xã hội cũng tương đối với 2 trục Võ Văn Kiệt - Nguyễn Văn Linh đang hiện hữu và các tuyến metro đang dần hoàn tất giải phóng mặt bằng.
Theo các chuyên gia trong ngành, hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực đang phát triển mạnh, nhu cầu thực cao và giá còn “mềm” sẽ là lợi thế để BĐS nơi đây tăng giá trị. Đây cũng chính là lý do mà thời gian qua, loạt dự án BĐS từ nhà phố, đất nền đến căn hộ đã được các doanh nghiệp tập trung phát triển tại đây và có thanh khoản tốt.
Cụ thể như dự án Mizuki Park của chủ đầu tư Nam Long Group xuất hiện ở trung tâm hành chính quận Bình Chánh tương lai đang thu hút sự quan tâm của nhiều người trong khu vực Nam TP.HCM.
Theo đại diện Nam Long Group, một dự án khác của chủ đầu tư này tại Long An là Waterpoint cũng dự kiến mở bán trong thời gian tới để đón đầu làn sóng đầu tư theo xu hướng nâng cấp mặt hành chính, đầu tư phát triển công nghiệp tại các huyện phía Nam TP.HCM.
Tấn Tài