Nhiều công ty lao đao và đứng trước nguy cơ sụp đổ vì dịch bệnh, nhưng Covid-19 lại trở thành 'cơ hội vàng' đối với ngành này

07/04/2020 19:30
Đại dịch Covid-19 sẽ khiến nhiều công ty, lĩnh vực trở thành kẻ thua cuộc, nhưng rõ ràng có một "kẻ đại thắng" trong thời điểm này, đó là: các công ty công nghệ lớn. Các nền tảng kỹ thuật số, bao gồm Alphabet và Facebook, sẽ bước ra khỏi cuộc khủng hoảng và trở nên mạnh mẽ hơn nữa. Bởi vậy, họ nên tận dụng vận may này để lấy lại niềm tin của người dùng.

Nhu cầu đối với các dịch vụ trực tuyến đã bùng nổ và cơ sở hạ tầng đằng sau mạng internet đã chứng minh về độ đáng tin cậy đối với người dùng. Những "ma mới" như Slack và Zoom – hỗ trợ các doanh nghiệp làm việc từ xa, đã trở thành những cái tên rất phổ biến. Dù một số chuỗi cung ứng công nghệ đang trở nên lỏng lẻo và chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến đã giảm xuống, nhưng nhìn chung, 5 "đại gia" công nghệ vẫn chứng kiến nhu cầu tăng cao.

Facebook gần đây cho biết hoạt động nhắn tin trên nền tảng của họ đã tăng tới 50% ở những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Amazon đang lên kế hoạch tuyển dụng thêm 100.000 nhân viên để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng thương mại điện tử ngày càng lớn. Các công ty công nghệ lớn đều có sự ổn định tài chính, khi Alphabet, Amazon, Apple, Facebook và Microsoft nắm giữ luồng tiền mặt có giá trị tổng cộng 570 tỷ USD trên bảng cân đối kế toán. Cổ phiếu của các công ty này đều có diễn biến vượt trội so với thị trường chung kể từ cuối tháng 11.

Khi các công ty lớn đang đứng ở vị trí ngày càng cao, thì nhiều công ty công nghệ nhỏ và non trẻ hơn đang bị "nghiền nát" trong tình thế khó khăn nhất kể từ sự kiện bong bóng dotcom 20 năm trước. Ngay cả trước khi Covid-19 bùng phát, "vùng đất" của các kỳ lân công nghệ đã đối mặt với nhiều vấn đề. Trong số nhiều công ty phục vụ người tiêu dùng, chiến lược của họ là tăng trưởng bằng mọi giá, được gọi là "blitzscaling" (chiến lược tăng trưởng thần tốc), đã trở thành một sai lầm. Một số công ty, đặc biệt là những công ty được rót vốn mạnh từ Quỹ Vision, đã bắt đầu sa thải nhân viên. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp các công ty lớn dễ dàng tuyển dụng lại, thu hút các nhân tài giỏi nhất. Các công ty phá sản cũng có khả năng bị những "gã khổng lồ" mua lại.

Nếu điều đó xảy ra, rất có thể là các cơ quan quản lý sẽ can thiệp rất ít hoặc thậm chí làm ngơ trong việc ngăn chặn những thương vụ sáp nhật. Các cuộc điều tra về chống độc quyền của Mỹ đối với Alphabet và Facebook đã bị trì hoãn, khi giới chức ưa tiên những lựa chọn khác, nhằm hạn chế gây bất ổn cho các công ty gặp khó khăn trong thời gian khủng hoảng diễn ra. Dẫu vậy, việc đưa ra luật liên bang bảo vệ quyền riêng tư dường như là một điều xa vời. Ngay cả những người mang quan điểm hoài nghi về công nghệ tại EU cũng muốn suy nghĩ lại về cách tiếp cận của họ trong việc đưa ra quy định đối với AI.

Trong tình huống thay đổi bất chợt, "surveillance capitalism" (tạm dịch: chủ nghĩa giám sát tư bản) - là những gì các những người mang quan điểm phản đối gọi là hoạt động kinh doanh thực tế của các big tech, không còn được coi là hành động "lợi dụng" mà nó trở thành điều cần thiết để đối phó với dịch bệnh. Sẽ không có ai phàn nàn về việc Facebook và Google nhiệt tình gỡ bỏ các thông tin sai lệch về Covid-19 và ngày càng dựa vào AI để làm việc này. Tuy nhiên, trước khi đại dịch bùng phát, hành động như vậy lại làm dấy lên những quan điểm tranh cãi về vấn đề kiểm duyệt và thiên vị.

Trên thực tế, rõ ràng rằng các big tech đóng vai trò như các dịch vụ tiện ích quan trọng. Dẫu vậy, trong đó là một cái "bẫy", bởi tất cả những dịch vụ tiện ích khác, như nước hay điện, đều được điều tiết khá nghiêm ngặt và mức giá, lợi nhuận cũng được giới hạn. Khi cuộc khủng hoảng này qua đi, sự tin tưởng của người dùng và những chính phủ mới nổi có thể tạo điều kiện cho nhà nước nhận được quyền kiểm soát tương tự như các big tech.

Các công ty dường như cũng nhận thấy mối nguy hiểm này. "Lá chắn" hiệu quả nhất đối với họ là đề xuất một thoả thuận đối với người dùng trên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là họ phải tuân theo các quy tắc rõ ràng, minh bạch về việc công bố và kiểm duyệt nội dung. Từ đó giúp người dùng sở hữu, kiểm soát và thu lợi từ dữ liệu của họ; cũng như cạnh tranh công bằng, lành mạnh đối với các đối thủ sử dụng nền tảng. Cách tiếp cận này thậm chí còn có lợi về lâu dài. Hiện tại, công ty có giá trị nhất ở Mỹ là Microsoft – đã hồi sinh nhờ xây dựng danh tiếng về sự đáng tin cậy. Đó chính là "tấm gương" cho những nền tảng công nghệ lớn - hay dịch vụ tiện ích kỹ thuật số khác. 

Tham khảo Economist

Nhiều công ty lao đao và đứng trước nguy cơ sụp đổ vì dịch bệnh, nhưng Covid-19 lại trở thành cơ hội vàng đối với ngành này - Ảnh 2.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
5 giờ trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
4 giờ trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
3 giờ trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
2 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
30 phút trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.
Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
17 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.