Nhiều DN "than" vấn đề qui hoạch ngành với Thủ tướng

23/12/2019 13:45
Tập đoàn Dệt may, Hiệp hội Gỗ Việt Nam kiến nghị nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy ngành trong đó nhấn mạnh vấn đề quy hoạch.

“Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp - hội nhập, hiệu quả, bền vững” là chủ đề của Hội nghị Thủ tướng chính phủ với doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc diễn ra ngày 23/12 tại Hà Nội.

Hội nghị được coi là điểm nhấn nhằm phát huy mạnh mẽ nội lực để bứt phá, phát triển, động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh kinh tế, xã hội nhanh và bền vững. Các ý kiến của DN, chuyên gia, hiệp hội, tổ chức quốc tế và những đề xuất, giải pháp được đưa ra với cam kết nỗ lực cùng Chính phủ thúc đẩy lực lượng DN phát triển hiệu quả và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Nhiều DN than vấn đề qui hoạch ngành với Thủ tướng - Ảnh 1.

Hội nghị Thủ tướng chính phủ với doanh nghiệp.


Đưa ra ý kiến nhằm phát triển toàn diện chuỗi giá trị - nâng cao vị thế hàng dệt may trên thị trường quốc tế, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết, với các đặc trưng mới của chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, chỉ có các doanh nghiệp tham gia chính thức vào chuỗi, được doanh nghiệp đầu chuỗi đánh giá mới có khả năng có được đơn hàng sản xuất ổn định, giá cả hợp lý nhất do được san sẻ lợi nhuận từ các khâu có tỷ lệ cao như thiết kế, phân phối sang cho khu vực sản xuất.

Theo ông Trường, trong năm 2019 là năm toàn ngành sợi khó khăn do đơn giá xuất khẩu đi Trung Quốc giảm trên 15%, trong khi bông, xơ chỉ giảm 5%, các đơn vị không trong chuỗi cung ứng mà xuất cho các công ty thương mại đều thua lỗ trung bình 6-8 tỷ/năm cho 10.000 cọc sợi thì các nhà máy sợi nằm trong chuỗi cung ứng sản xuất vải, may mặc và phân phối vẫn duy trì lợi nhuận 1% doanh thu, thấp hơn các năm trước (3-3.5% doanh thu) nhưng không thua lỗ.

“Có thể nói, khi trở thành thành viên của chuỗi cung ứng toàn cầu và cạnh tranh để duy trì được vị trí, đó là nhiệm vụ bắt buộc để các DN nói chung và DN ngành dệt may nói riêng có thể phát triển bền vững”, ông Trường cho biết.

Từ các đặc điểm mới của thị trường dệt may thế giới, chuỗi cung ứng toàn cầu, và các đặc điểm riêng của Việt Nam, ông Trường cho biết, ngành dệt may xác định các mục tiêu của năm 2020 và kế hoạch 5 năm 2020-2025 sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức 6%; riêng năm 2020 mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 41.5-42 tỷ USD; năm 2025 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 55 – 60 tỷ USD nhưng số lượng lao động duy trì ở mức như hiện nay (2.5 triệu lao động công nghiệp) năng suất lao động trên đầu người tăng 150%.

Để làm được điều này, Tập đoàn dệt may đã đưa ra  các mục tiêu và giải pháp cho phát triển bền vững như giảm tỷ lệ phát thải; Đầu tư điện mặt trời tại các nhà máy đủ điều kiện tự nhiên, phấn đấu 10% lượng điện sử dụng có nguồn gốc năng lượng tái tạo; Sử dụng robot ở những vị trí làm việc có nguy hại môi trường, đồng thời tích hợp dữ liệu lớn trong ngành dệt may Việt Nam và liên thông với môi trường dữ liệu của các nhà mua hàng, các nhà điều hành chuỗi cung ứng toàn cầu…

Nhiều ngành nghề đòi hỏi có quy hoạch

Kiến nghị với Thủ tướng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may mong muốn Chính phủ có chính sách hỗ trợ trở lại cho các doanh nghiệp đầu tư theo hướng sản xuất sạch, bảo vệ môi trường. Chính phủ có thể hoàn lại thuế TNDN đã nộp cho lợi nhuận sau đó được sử dụng đầu tư mới theo hướng sản xuất xanh, không thu thuế GTGT của các chi phí đầu tư và sử dụng nguyên liệu nội địa giảm thuế TNDN trong 5-10 năm...

“Đặc biệt, Chính phủ cần có quy hoạch khoảng 10 khu công nghiệp dệt may quy mô 300-500ha/khu có đầu tư đủ hạ tầng về xử lý môi trường để các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất vải phục vụ chuỗi cung ứng…”, ông Trường đề xuất.

Nhiều DN than vấn đề qui hoạch ngành với Thủ tướng - Ảnh 2.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam.


Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Thủ công mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HCM cho rằng, trong xu hướng kết hợp đa vật liệu của thế giới, ngành chế biến gỗ không còn gói gọn trong một ngành mà đã là tổng hoà của rất nhiều ngành nghề khác nhau. Do đó, sự kết hợp giữa các ngành nghề, các tổ chức,…là rất cần thiết trong việc phát triển hệ sinh thái cho sự phát triển chung của nền kinh tế.

Tuy nhiên theo ông Khanh, hiện nay tư tưởng cục bộ địa phương đã làm giảm khả năng phát huy được sức mạnh cốt lõi từng hiệp hội. Bên cạnh đó, việc chưa có quy hoạch ngành cũng đang phổ biến ở bất cứ ngành nào dẫn đến việc khó tổ chức được chuỗi giá trị, không phát huy mô hình tích hợp gắn kết.

“Nếu biết kết hợp các ngành nghề, các hiệp hội cùng ngồi lại với nhau sẽ tạo nên các giá trị lớn hơn. Hiệp hội gỗ đề xuất nhà nước nhanh chóng tiến hành xây dựng một trung tâm triển lãm quy mô quốc tế, xứng tầm để phát triển thế mạnh của từng điạ phương nhưng vẫn tổng hoà được các giá trị của các ngành nghề, từ đó cùng làm nên ngành công nghiệp gỗ Việt Nam bền vững”, ông Khanh đề xuất./.

Tin mới

Nếu về Việt Nam, đây có thể là "kẻ soán ngôi" Honda Vision: Thiết kế siêu xịn, trang bị vượt trội
3 giờ trước
Không chỉ có thiết kế cực đẹp mẫu xe ga này còn sở hữu nhiều trang bị vượt trội so với Honda Vision.
Ứng dụng giúp việc nhà "hốt" bạc
3 giờ trước
Dịch vụ gọi giúp việc nhà qua ứng dụng (app) ngày càng được ưa chuộng khi người dùng bận rộn và chịu nhiều áp lực với công việc hơn.
Xuất khẩu nông sản dự kiến đạt kỷ lục 62 tỷ USD
4 giờ trước
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu nông sản Việt Nam đạt hơn 51,7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ. Với đà này, dự kiến xuất khẩu nông sản sẽ đạt kỷ lục 62 tỷ USD trong năm nay.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Bật tăng đồng loạt phiên đầu tuần
4 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Thị trường dầu thô thế giới mở phiên đầu tuần mới tăng giá đồng loạt với mức tăng từ 0,2% theo ngày.
Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
5 giờ trước
Do giá vé máy bay Tết cao ngất ngưởng, nhiều gia đình lựa chọn phương án thuê xe tự lái để về quê, chủ động đi lại và tiết giảm chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Hàng hiếm Hummer H3 sau 20 năm vẫn có giá ngang Santa Fe ‘đập hộp’: Đã độ màn hình, âm thanh hơn 100 triệu
1 ngày trước
Phần nội thất của chiếc Hummer H3 sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên với một mẫu xe đã gần 20 năm tuổi.
Bản "Pro Max" của xe điện rẻ nhất Việt Nam trình làng: Thiết kế độc đáo, có thể biến thành "giường di động", giá dự kiến 175 triệu đồng
1 ngày trước
Wuling Zhiguang EV trông giống như một chiếc kei-car thông thường ở Nhật Bản, sở hữu khối động cơ mạnh 40 mã lực.
Một tỉnh cách Hà Nội 240 km sắp vận hành nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên, tổng vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng, công suất 120.000 xe/năm
1 ngày trước
Tỉnh này đón nhận dự án nhà máy đầu tiên chuyên sản xuất, lắp ráp thương hiệu ô tô châu Âu.
Đại lý báo Toyota Fortuner Legender thêm bản máy xăng tại Việt Nam: Đắt hơn máy dầu 5-45 triệu, bán ra tháng sau cạnh tranh Everest
2 ngày trước
Nhiều thông tin từ phía đại lý cho thấy Toyota Fortuner Legender sẽ có thêm tùy chọn máy xăng 2.7L, giá bán tăng nhẹ so với tùy chọn máy dầu đang bán trên thị trường.