Nhiều doanh nghiệp EU bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi đầu tư vào Đông Nam Á

26/04/2021 18:04
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là chìa khóa rất quan trọng khi hoạt động ở nước ngoài. Nghiên cứu của OECD chỉ ra, các DNNVV sở hữu quyền sở hữu trí tuệ tạo ra doanh thu trên mỗi nhân viên cao hơn tới 68% so với các DNNVV không sở hữu bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào

Khu vực Đông Nam Á là đang điểm đến đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Liên minh Châu Âu (EU), nhờ các chính sách cởi mở và khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài. Khu vực này đang chứng kiến sự phát triển kinh tế mạnh mẽ với tổng GDP đạt 3 nghìn tỷ USD vào năm 2018 (lớn thứ 5 trên thế giới) và dân số 649,1 triệu người .

Đông Nam Á cũng là đối tác thương mại lớn thứ 3 của EU bên ngoài châu Âu (sau Mỹ và Trung Quốc) với giá trị thương mại hàng hóa đạt hơn 237,3 tỷ EUR vào năm 2018. Ở chiều ngược lại, EU là đối tác thương mại lớn thứ 2 của khu vực Đông Nam Á sau Trung Quốc, chiếm khoảng 14% giá trị thương mại của khu vực này. 

Cho đến nay, EU là nhà đầu tư lớn nhất vào các nước Đông Nam Á với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, FDI) vào khu vực này lên đến 337 tỷ EUR. Đáng chú ý, đến nay, EU đã có hai Hiệp định Thương mại Tự do đã có hiệu lực với Việt Nam và Singapore và đang đàm phán hiệp định đối tác kinh tế toàn diện với Indonesia. 

Song, báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD và EUIPO công bố năm 2019 cho thấy, phần lớn các các công ty là nạn nhân của vấn nạn hàng giả và vi phạm bản quyền đều đăng ký ở châu Âu. Trung Quốc tiếp tục là nguồn gốc lớn nhất của vấn nạn hàng giả và hàng nhái, nhưng một số nền kinh tế lớn của Đông Nam Á cũng có tên trong số 25 quốc gia đứng đầu danh sách này. 

Nghiên cứu cũng cho thấy khá nhiều DNNVV của EU bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong khu vực Đông Nam Á; đây là điều cần cân nhắc điều này khi chuẩn bị chiến lược sở hữu trí tuệ của mình.

Nhiều doanh nghiệp EU bị vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi đầu tư vào Đông Nam Á - Ảnh 1.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, vi phạm sở hữu trí tuệ trong môi trường trực tuyến ngày càng gia tăng tại các nước Đông Nam Á, thông qua các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội, do thiếu các quy định có hiệu quả để xử lý các vi phạm sở hữu trí tuệ trong môi trường trực tuyến. 

Các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ nên đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình ở mỗi quốc gia liên quan. Việc đăng ký tại Văn phòng Hỗ trợ Sở hữu trí tuệ và tại cơ quan đăng ký hải quan có thể góp phần để thực thi thành công.

Văn phòng Hỗ trợ Sở hữu trí tuệ cho DNNVV tại Đông Nam Á là một sáng kiến của Ủy ban Châu Âu nhằm hỗ trợ các DNNVV của EU bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của họ tại Đông Nam Á. Tất cả các dịch vụ do Văn phòng Hỗ trợ cung cấp đều miễn phí.

Tại sao bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ lại quan trọng?

Theo nghiên cứu mới nhất được công bố vào năm 2021 của Văn phòng Sáng chế Châu Âu (European Patent Office, EPO) và Cơ quan Sở hữu Trí tuệ của Liên minh Châu Âu (European Union Intellectual Property, EUIPO) về quyền sở hữu trí tuệ và hiệu quả hoạt động công ty ở EU, các DNNVV sở hữu quyền sở hữu trí tuệ tạo ra doanh thu trên mỗi nhân viên cao hơn 68% so với các DNNVV không sở hữu bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào.

Nghiên cứu cũng cho thấy việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có vai trò vô cùng quan trọng đối với thành công của các DNNVV và do đó, đây là chìa khóa để các DNNVV nhận thức được giá trị của sở hữu trí tuệ sở hữu trí tuệ cũng như cách tốt nhất để thu được lợi ích từ quyền sở hữu trí tuệ.

Các DNNVV có thể hưởng lợi từ việc bảo hộ sở hữu trí tuệ và nắm bắt cơ hội kinh doanh trên toàn cầu nếu danh mục sở hữu trí tuệ của họ được quản lý hiệu quả. Một chiến lược sở hữu trí tuệ vững mạnh cũng giúp các DNNVV thu hút vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng, giúp họ mở rộng hoạt động ra quốc tế ở các thị trường mới nổi. 

Theo báo cáo chung của EPO và EUIPO năm 2019, các ngành thâm dụng quyền sở hữu trí tuệ tạo ra khoảng 45% tổng GDP tại EU, trị giá 6,6 nghìn tỷ EUR. Những ngành này cũng chiếm phần lớn giá trị thương mại của EU với các quốc gia khác trên toàn cầu, tương đương 96% giá trị hàng hóa xuất khẩu từ EU.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng là yếu tố quan trọng để thúc đẩy đổi mới, thông qua việc mang lại lợi tức đầu tư từ hoạt động R&D. Hơn nữa, một chiến lược bảo hộ sở hữu trí tuệ chặt chẽ sẽ giúp các DNNVV ngăn chặn người khác sử dụng miễn phí quyền sở hữu trí tuệ của họ. Điều quan trọng, DNNVV là chủ sở hữu hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ sẽ phải viện đến hành động thực thi để ngăn chặn hoạt động vi phạm quyền SHTT của họ.

Trước tình hình đó, bên cạnh các hiệp định thương mại song phương với cam kết tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, EU cũng tổ chức các chương trình đối thoại về sở hữu trí tuệ và các chương trình hợp tác kỹ thuật về sở hữu trí tuệ để hỗ trợ các doanh nghiệp EU kinh doanh và đầu tư trong khu vực, bao gồm các DNNVV. Ngoài ra, Ngoài ra, Ủy ban Châu Âu đã triển khai các sáng kiến như Văn phòng Hỗ trợ SHTT cho DNNVV tại Đông Nam Á nhằm hỗ trợ miễn phí các DNNVV của EU bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ của họ tại Đông Nam Á.


Tin mới

Yamaha Fazzio Blue Core Hybrid ra mắt: 'Cứu tinh' cho dân văn phòng mùa xăng tăng giá!
29 phút trước
Mẫu xe tay ga cỡ nhỏ, vốn đã quen thuộc tại thị trường Đông Nam Á này nay đã được trang bị công nghệ hybrid tiên tiến, hứa hẹn mang đến hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu ấn tượng hơn, đáp ứng xu hướng ngày càng khắt khe về bảo vệ môi trường.
Mẫu di động gập 'tốt nhất thị trường' đang cho đặt trước, nhận quà đặc quyền trị giá 15 triệu tại TGDĐ
31 phút trước
Đến 11/4, khách hàng đặt trước OPPO Find N5 tại Thế Giới Di Động vừa có cơ hội sở hữu sớm siêu phẩm này, vừa được tặng thêm bảo hành mở rộng, bảo hiểm rơi vỡ màn hình, hỗ trợ lên đời và loạt dịch vụ riêng biệt, tổng trị giá 15 triệu đồng.
G7 hợp tác công ty của ông Phạm Nhật Vượng mua 899 xe điện VinFast, dự kiến 'xanh hóa' toàn bộ đội xe 4.000 chiếc
45 phút trước
G7 ký kết hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi gần 4.000 xe sang xe điện với lô xe đầu tiên là 899 xe điện VinFast.
Vingroup muốn làm dự án điện gió 4,5 tỷ USD ở Trà Vinh
9 phút trước
Sau khi hoàn thành, dự án mang lại nguồn thu khoảng 700 – 800 triệu USD/năm.
Giá xăng giảm mạnh gần 2.000 đồng/lít, xuống mức thấp nhất gần 4 năm
23 phút trước
Tại kỳ điều chỉnh hôm nay (10/4), giá xăng giảm mạnh 1.490 - 1.710 đồng/lít.

Tin cùng chuyên mục

Nguồn cung ô tô tại Việt Nam tăng mạnh trong tháng 3
2 giờ trước
Tháng 3 vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về lượng của cả nhóm xe lắp ráp trong nước lẫn ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tại Việt Nam.
Không để người dùng thất vọng, iPhone 17 Pro sẽ có tính năng quay video bằng cả 2 camera trước và sau?
16 giờ trước
Bên cạnh những thay đổi về giao diện iOS 19 vừa được hé lộ, leaker Jon Prosser còn mang đến một "bí mật" bất ngờ khác dành riêng cho iPhone 17 Pro dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay.
Chủ tịch DN xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ hỏi 'nếu không mua hạt tiêu của Việt Nam thì mua của nước nào' - đây là câu trả lời
17 giờ trước
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sinh, doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu số 1 vào Mỹ cho biết: "Trung bình mỗi năm Mỹ nhập khoảng 50.000 tấn tiêu từ Việt Nam. Riêng năm 2024, Mỹ nhập hơn 70.000 tấn tiêu, Phúc Sinh xuất sang Mỹ khoảng 8.200 tấn, chiếm hơn 10%".
Biển số xe máy siêu đẹp 50AA-999.99 trúng đấu giá 2,68 tỷ đồng
19 giờ trước
Biển số xe máy 50AA-999.99 ngay từ khi "lên sàn" đã được trả tới 700 triệu đồng, cuối phiên đấu giá, biển ngũ quý 9 được chốt giá cao nhất là 2,68 tỷ đồng.