Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng lãi khả quan trong quý III

19/09/2018 14:23
Một số doanh nghiệp dệt may, chăn nuôi và thủy sản kỳ vọng lợi nhuận quý III tăng trưởng tốt nhờ vào bối cảnh ngành tích cực.

Đơn hàng dồi dào, doanh nghiệp dệt may báo lãi lớn

Nửa đầu năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 16,49% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho rằng dự kiến xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm sẽ đạt tốc độ tăng trưởng tốt, kim ngạch ước đạt 18,5 tỷ USD, nâng cả năm lên 35 tỷ USD, vượt 1 tỷ USD so với kế hoạch. Kết quả này nhờ những diễn biến mới từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung theo hướng có lợi cho hàng hóa của Việt Nam cùng tiến độ nhập khẩu nguyên phụ liệu đang tăng nhanh.

Trong bối cảnh ngành khả quan, đơn hàng dồi dào, một vài doanh nghiệp dệt may đã công bố kết quả kinh doanh tháng 7 và 8 đạt mức cao, báo hiệu cho một quý III bội thu.

Cụ thể, CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (HOSE: TCM) cho biết trong tháng 8, doanh thu thuần đạt khoảng 19,75 triệu USD, tỷ suất lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh 19%. Đây mà mức doanh thu theo tháng cao nhất ghi nhận từ đầu năm đến nay. Lợi nhuận sau thuế khoảng 1,66 triệu USD.

Nhờ vậy, lũy kế 8 tháng, doanh thu TCM đạt 105 triệu USD (tương đương 2.467,5 tỷ đồng), thực hiện 80% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế khoảng 7,9 triệu USD (tương đương 185,65 tỷ đồng), thực hiện 100% kế hoạch năm.

Tháng 7, TCM cũng ghi nhận kết quả ấn tượng với doanh thu thuần khoảng 15,4 triệu USD, lợi nhuận sau thuế 1.69 triệu USD. Như vậy, chỉ tính riêng tháng 7 và tháng 8, lãi ròng TCM tạo ra đã đạt 3,35 triệu USD, tương đương 76 tỷ đồng. Mức này cao hơn kết quả ghi nhận quý I (49 tỷ) và quý II (67 tỷ).

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) công bố tháng 8 có đột phá về doanh thu khi đạt 459 tỷ đồng, tăng 147% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế trong tháng 8 đạt 27 tỷ đồng. Cộng thêm khoản lợi nhuận ròng 23,6 tỷ tạo ra trong tháng 7 thì chỉ mới 2 tháng của quý III, TNG đã đạt lợi nhuận vượt kết quả thực hiện trong quý I (21,7 tỷ) và quý II (45 tỷ) với hơn 50 tỷ đồng.

Doanh thu lũy kế 8 tháng của TNG đạt 2.359 tỷ đồng, thực hiện 86% kế hoạch năm 2018; lãi ròng 117,7 tỷ đồng, tăng 154% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện gần 93% kế hoạch năm.

TNG cho biết quý III và quý IV hàng năm là các quý có nhiều ngày lễ lớn trên thế giới như Noel, đón mừng năm mới nên doanh thu xuất khẩu thường tăng so với đầu năm, cùng với đó là lợi nhuận đem lại tương ứng. Do vậy, công ty dự kiến cả năm 2018 ước đạt doanh thu 3.450 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 157 tỷ, vượt 24% kế hoạch năm.

Giá heo duy trì mức cao, DBC kỳ vọng hết tháng 9 hoàn thành kế hoạch năm

Theo thông tin từ CTCP Tập đoàn Dabaco (HOSE: DBC), riêng tháng 7, tập đoàn đạt doanh thu 817 tỷ đồng; lãi sau thuế 54,8 tỷ đồng, tương đương gần 60% lợi nhuận ghi nhận trong 6 tháng trước đó. Nguyên nhân là nhờ giá lợn hơi duy trì ở mức cao tác động tích cực tới khối chăn nuôi lợn của Dabaco. Đồng thời, khối thức ăn chăn nuôi, hoạt động vẫn duy trì tốt và lợi nhuận ổn định.

Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng lãi khả quan trong quý III - Ảnh 1.

Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như So cho biết, nếu giá thực phẩm, đặc biệt là giá lợn giữ ổn định thì đến hết tháng 9, công ty kỳ vọng hoàn thành kế hoạch cả năm với lợi nhuận ròng 246 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc, trong quý III, người đứng đầu Dabaco kỳ vọng sẽ đạt lợi nhuận 153 tỷ đồng, gấp 1,6 lần kết quả thực hiện nửa đầu năm.

Theo SSI Research, năm 2018, ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của DBC đạt 7,3 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% và 315 tỷ đồng, tăng 57%; tương ứng EPS đạt 3.236 đồng, tăng 49%. Dự báo này dựa vào các giả định sau:

Thứ nhất, sản lượng thức ăn chăn nuôi tăng 14% YoY do Nasaco Hà Nam hoạt động hiệu quả hơn. Tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ ở mức 19,2%, đây là mức ổn định gần đây nhất kể từ năm 2016. Giá thức ăn chăn nuôi ít biến động và không tương quan với giá lợn, mà là phụ thuộc vào chính sách giá của đối thủ.

Thứ hai, giá lợn sẽ tiếp tục duy trì ở mức ổn định trước khủng hoảng là 45.000-50.000 đồng/kg trong 18 tháng tới dựa trên chu kỳ nuôi lợn thông thường.

Thứ ba, giá lợn giống sẽ phục hồi cùng với sự phục hồi của giá lợn hơi.

Trong năm 2019, SSI Research cho rằng DBC cũng như các nhà máy thức ăn chăn nuôi và trung tâm giống mới sẽ tận dụng công suất hiện tại để tăng doanh thu ở miền Bắc, nhằm tăng cường sự hiện diện ở miền Trung và miền Nam. Theo đó, ước tính DBC có thể tăng sản lượng thức ăn chăn nuôi và sản lượng giống gà lần lượt là 12% và 11% so với năm 2018. Doanh thu ước đạt 8,4 nghìn tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận sau thuế đạt 361 tỷ đồng, tăng 14,7%; tương ứng với EPS đạt 3.711 đồng, tăng 14,7%.

Ở mức giá ngày 22/8 là 26.700 đồng/cp, cổ phiếu đang giao dịch ở mức PE 2018 và 2019 lần lượt là 8,3x và 7,2x, thấp hơn PE lịch sử trung bình là 9x. SSI Research phân tích các yếu tố tích cực của DBC bao gồm: (i) Giá lợn dự báo duy trì ổn định, với nhu cầu dự kiến ​​sẽ tăng trở lại mức trước khủng hoảng trong vòng 18 tháng tới; (ii) DBC có thể đẩy mạnh thị trường bằng cách chiếm thị phần từ các trang trại phá sản trong cuộc khủng hoảng lợn; (iii) mở rộng nhà máy cốt lõi và các dự án mới tiếp tục hoàn thành mô hình chuỗi giá trị 3F giúp tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro; và (iv) sở hữu đất có vị trí chiến lược tại Bắc Ninh, giúp củng cố thêm lợi nhuận bổ sungcho Tập đoàn.

Tuy nhiên, rủi ro chính bao gồm: (i) quản lý chất lượng và rủi ro ngoại hối khi DBC nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu, thiết bị và con giống và (ii) KQKD của công ty cũng phụ thuộc rất nhiều vào giá thịt lợn hơi trên thị trường, khó có thể dự báo trong dài hạn.

Vĩnh Hoàn đạt giá trị xuất khẩu cao kỷ lục

Một đơn vị khác cũng được hưởng lợi lớn từ bối cảnh ngành là CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC). Trong tháng 7 và 8 vừa qua, giá trị xuất khẩu của Vĩnh Hoàn đều đạt mức rất cao lần lượt 37 triệu USD và 41 triệu USD, tăng mạnh 36% và 85% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhờ vào khối lượng xuất khẩu tăng và giá bán trung bình vẫn duy trì mức cao.

Tính chung 8 tháng, giá trị xuất khẩu của Vĩnh Hoàn đạt 241 triệu USD, tăng 19% cùng kỳ 2017.

Bên cạnh giá trị xuất khẩu tăng mạnh thì Vĩnh Hoàn còn được hưởng lợi từ giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 5 có chuỗi giảm giá liên tiếp, tuy hiện nay đã ổn định trở lại nhưng mức giá vẫn duy trì mức thấp khoảng 26.000 - 27.000 đồng/kg (cá loại I) tại các vùng sản xuất như An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp. Theo đại diện Vĩnh Hoàn, giá cá tra giảm giúp công ty hưởng lợi nhưng không kéo dài lâu bởi vấn đề cốt lõi nguồn cung khan hiếm chưa được giải quyết. Do vậy, giá cá trá từ đây đến cuối năm sẽ tăng trở lại.

PNC bán vốn CGV

Ở một trường hợp khác, CTCP Văn hóa Phương Nam (HOSE: PNC) trong tháng 7 và 8 đã hoàn tất việc lấy ý kiến cổ đông về phương án bán toàn bộ 20% vốn Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam (CGV Việt Nam) qua 2 đợt.

Đợt 1, PNC bán 12,5% vốn CGV với giá 160 tỷ đồng cho CTCP Đầu tư Kim Cương Đen, thời điểm nhận tiền trước 5/7. Đợt 2, bán phần còn lại 7,5% vốn giá 101 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2018. Như vậy, nếu PNC hoàn tất thủ tục chuyển nhượng trong quý III thì sẽ có thể ghi nhận thêm nguồn thu nhập 260 tỷ đồng, với giá vốn hơn 30 tỷ thì phần lợi nhuận còn lại là gần 230 tỷ đồng.

Công ty cũng đang lấy ý kiến cổ đông lần 3 về phương án điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2018 và chia trả cổ tức tỷ lệ 20%. Ngày đăng ký cuối cùng là 27/9.

Nửa đầu năm, công ty bị lỗ thuần hoạt động kinh doanh 10,7 tỷ đồng. Nhưng nhờ thu nhập khác đến từ khoản tiền mượn Envoy Media Partners Ltd 18,26 tỷ giúp lãi ròng đạt 7,8 tỷ, cải thiện so với con số lỗ 6 tỷ nửa đầu năm 2017. Đây vốn là khoản tiền mượn để góp vốn vào CGV Việt Nam theo thỏa thuận thanh lý hợp đồng giữa PNC và Envoy Media Partners Ltd.

Tin mới

"Gà đẻ trứng vàng" của VinFast đến tay khách Indonesia, hãng xe Việt chạy nước rút bàn giao 80.000 chiếc
27 phút trước
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Phụ phẩm tôm lâu nay toàn bỏ đi hóa ra giá trị cả tỷ USD
12 phút trước
Với sản lượng hàng trăm nghìn tấn mỗi năm, phụ phẩm tôm đem chế biến sâu sẽ cho ra những sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần, mang về cả tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế hiện giá trị phụ phẩm tôm mang lại còn quá khiêm tốn, hiện 70% chỉ dành cho chăn nuôi.
Chủ xe Defender lái 7.000km xuyên Việt Nam - Thái Lan: ‘Chạy địa hình sướng, có đoạn vượt 4.000 khúc cua, vẫn còn điểm bất tiện’
48 phút trước
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.
Hiện tượng lạ thường về xuất khẩu cà phê Việt Nam
2 giờ trước
Hiện tượng khác thường là giá cà phê tăng cao nhưng sản lượng xuất khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân vì sao?
Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
3 giờ trước
Theo Đại biểu Quốc hội, doanh nghiệp phải có thời gian nhất định để cơ cấu lại sản phẩm, nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia ngay từ 2026 thì không hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.