Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó

10/10/2021 08:49
Từ đầu tháng 8 đến nay, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương giãn cách khiến hoạt động của ngành gỗ tại Bình Định gặp nhiều khó khăn như không nhập được nguyên liệu đầu vào, thiếu lao động.

9 tháng qua, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ được xem là điểm sáng xuất khẩu của tỉnh Bình Định, trong đó 6 tháng đầu năm đạt tốc độ tăng trưởng khá. Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến nay, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương giãn cách khiến hoạt động của ngành gỗ gặp nhiều khó khăn như không nhập được nguyên liệu đầu vào, thiếu lao động. Tỉnh Bình Định đang tập trung tháo gỡ khó khăn để nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng.

Gần 2 tháng qua, Công ty TNHH Tân Phú Sơn, doanh nghiệp chuyên sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu phải hoạt động cầm chừng. Sản phẩm của Công ty lưu kho ngày càng nhiều do việc tiêu thụ gặp khó khăn. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn nguyên liệu đầu vào giảm trầm trọng. Nếu như trước đây, mỗi ngày Công ty nhập từ 200 đến 300 tấn gỗ cây nguyên liệu thì hiện nay, mỗi ngày nhà máy chỉ được cung ứng từ 30 đến 40 tấn.

Ông Võ Thành Nam, Giám đốc Công ty TNHH Tân Phú Sơn, tỉnh Bình Định cho biết, lực lượng lao động cũng thiếu hụt do giãn cách xã hội dài ngày. “Với nguồn nguyên liệu đầu vào giảm mạnh, công ty sản xuất 2 ngày phải nghỉ 1 ngày, dây chuyền sản xuất viên nén chỉ làm vào ban đêm để giảm tiền điện".

Trong thời gian cao điểm phòng chống dịch Covid-19, tại tỉnh Bình Định có 6 nhà máy sản xuất đồ gỗ xuất khẩu phải đóng cửa, 20 nhà máy giảm một nửa công suất hoạt động. Nhiều doanh nghiệp dù đã ký được đơn hàng xuất khẩu gỗ đến cuối năm, thậm chí sang Quý I năm sau nhưng không duy trì được sản xuất.

Ông Dương Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Hưng, tỉnh Bình Định lo lắng: "Trong các khu công nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp gỗ đang thiếu lao động rất nhiều".

9 tháng năm 2021, ngành gỗ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn 665 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm khoảng 69% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Bình. Đầu năm nay, ngành chế biến gỗ tỉnh này tăng trưởng cao nhưng những tháng cuối năm phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng đại dịch Covid-19.

Ngoài những khó khăn về nguồn nguyên liệu và nhân công thì các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu ở tỉnh Bình Định còn gặp trở ngại khi nguồn cung ứng nguyên phụ liệu và vật tư từ các tỉnh thành phía Nam bị đứt gãy, giá cước vận tải biển tăng.

Ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định khẳng định, các doanh nghiệp gỗ tại Bình Định đang nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cố gắng vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh.

"Nguyên vật liệu, các phụ kiện cho ngành gỗ tăng cao, lực lượng lao động thì thiếu hụt do vấn đề giãn cách xã hội. Các doanh nghiệp trong hiệp hội gỗ Bình Định đang cố gắng để làm sao vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo sản xuất" - ông Thiên nêu rõ.

Hiện, toàn tỉnh Bình Định chuyển sang áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh tỉnh Bình Định tập trung triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc.

Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bình Định yêu cầu phải ưu tiên nguồn vaccine tiêm cho công nhân để duy trì sản xuất.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Bình Định chỉ đạo các ngân hàng thương mại hỗ trợ miễn giảm lãi suất, gia hạn các khoản vay và cho vay mới với lãi suất ưu đãi; Cục Thuế tỉnh Bình Định rà soát, miễn giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp...

"UBND tỉnh đã thành lập một tổ công tác do đồng chí Phó Chủ tịch UBND phụ trách ngồi lại với các cơ quan Thuế, ngân hàng, công thương, các sở ngành triển khai các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời. Theo đó cái gì thuộc thẩm quyền của tỉnh thì chúng tôi làm ngay còn chế độ chính sách gì chưa có quy định thuộc thẩm quyền của Trung ương thì chúng ta tập hợp, kiến nghị với Trung ương" - ông Hồ Quốc Dũng nhấn mạnh./.

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
7 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
7 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
6 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
6 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
5 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Tin cùng chuyên mục

Ô tô Honda đồng loạt giảm giá đậm trong tháng 4: Cao nhất 250 triệu đồng, kèm nhiều quà tặng
14 giờ trước
Nhiều mẫu ô tô Honda đang được mạnh tay giảm giá nhằm xả hàng tồn và thu hút người mua.
Thế giới sắp đổ 40.000 tỷ USD để "đãi mỏ vàng" khổng lồ mới: Việt Nam không ngoại lệ!
1 ngày trước
Lĩnh vực này đang dần vượt lên khỏi vai trò là một xu hướng, trở thành lộ trình tất yếu của nhiều nước trên thế giới.
Đang có 96 máy bay, Vietnam Airlines muốn mua thêm 50 chiếc
1 ngày trước
Vietnam Airlines, hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đang lên kế hoạch đầu tư lớn để mở rộng đội bay, với dự án mua thêm 50 tàu bay thân hẹp trị giá khoảng 92.800 tỷ đồng.
Giá heo hơi giảm sốc, doanh nghiệp ngỡ ngàng
3 ngày trước
Giá heo hơi giảm sốc gây nhiều khó hiểu cho cả người trong ngành và người tiêu dùng phải ăn thịt heo đông lạnh nhiều hơn.