Nhiều đối tác 'quay xe', ngôi vương thị trường đất hiếm toàn cầu của Trung Quốc lung lay dữ dội

07/12/2022 21:01
Các quốc gia đang nỗ lực hơn bao giờ hết để giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiên liệu từ Trung Quốc, làm giảm sự thống trị của quốc gia này trên thị trường pin xe điện.
Nhiều đối tác quay xe, ngôi vương thị trường đất hiếm toàn cầu của Trung Quốc lung lay dữ dội - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đất hiếm là một nguyên tố vô cùng quan trọng trong cuộc đua pin xe điện. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này khi chiếm đến 90% sản lượng đất hiếm trên toàn cầu. Nơi sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới là khu vực khai khoáng Baiyun tại Trung Quốc với 35 triệu tấn oxit đất hiếm.

Chỉ số đất hiếm tháng 12 MMI (chỉ số Metal Miner hàng tháng) đã giao dịch đi ngang trong tháng thứ 2 liên tiếp. Chỉ số này đã giảm 1,55 % và MetalMiner dự đoán nó sẽ còn tiếp tục chững lại, thậm chí là trong dài hạn. Điều này xảy ra là do việc cung cấp nam châm đất hiếm toàn cầu đã bị gián đoạn bởi Trung Quốc – nhà cung cấp các nguyên tố đất hiếm số 1 thế giới.

Việc khai thác đất hiếm đăng gặp nhiều khó khăn khi Trung Quốc đang bị gián đoạn thương mại do Covid-19, khiến chuỗi cung ứng đất hiếm chịu tác động trong vài tháng qua. Giá của nguyên liệu này cũng có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới.

Khi thế giới hướng tới nguồn năng lượng xanh, sự phụ thuộc vào các vật liệu đất hiếm cũng ngày càng tăng. Bởi vậy việc có thêm nguồn đất hiếm bên ngoài Trung Quốc là rất quan trọng.

Thực tế Trung Quốc đang nắm giữ trữ lượng đất hiếm lớn nhất, khoảng 44 triệu tấn, gấp đôi so với Việt Nam (22 triệu tấn) - quốc gia xếp thứ 2 về trữ lượng đất hiếm. Hai nơi có trữ lượng lớn nhất tiếp theo là Brazil và Nga. Với những vấn đề địa chính trị hiện tại của Nga, điều này không khiến Nga trở thành một lựa chọn khả thi cho các quốc gia NATO.

Trong khi các chính sách phòng Covid-19 khiến Trung Quốc gặp khó khăn thì ngôi vương của quốc gia này trong lĩnh vực đất hiếm lại đang bị đe dọa. Các quốc gia đang chủ động ngăn chặn các khoản đầu tư vào đất hiếm của Trung Quốc. Canada, một quốc gia khác nắm giữ nhiều trữ lượng đất hiếm của riêng mình, đã tự ý ngăn cản Trung Quốc tiếp cận một số công ty khai thác đất hiếm cấp dưới của chính họ. Chính phủ Canada đã làm điều này trong nỗ lực duy trì trữ lượng đất hiếm của riêng mình.

Đức cũng bắt đầu thúc đẩy các chính sách khắc nghiệt hơn đối với Trung Quốc. Trong tháng gần đây, Bộ Ngoại giao Đức bắt đầu yêu cầu các công ty có lập trường cứng rắn hơn đối với các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, liệt kê lĩnh vực nam châm đất hiếm là một trong những lĩnh vực cần quan tâm.

Phương Tây tiếp tục tìm giải pháp thay thế nam châm đất hiếm của Trung Quốc dù quá trình này đang diễn ra khá chậm. Kể từ khi Trung Quốc chủ yếu cung cấp đất hiếm cho thế giới trong nhiều thập kỷ, việc phá vỡ sự phụ thuộc đang tỏ ra khó khăn. Tuy nhiên, các nguồn mới mở ra hi vọng khi gần đây một công ty đất hiếm của Na Uy đã công bố các khoản đầu tư mới trên khắp Canada, Na Uy và Thụy Điển.

Ấn Độ cũng có thể chứng minh là một ứng cử viên tiềm năng trong tương lai. Tương tự như phương Tây, Ấn Độ cũng rơi vào tình thế khó khăn do quốc gia này phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc. Gần đây, các ngành công nghiệp trong nước đã lên tiếng lần thứ tư với Chính phủ Ấn Độ để khuyến khích các sáng kiến ​​về đất hiếm bên ngoài Trung Quốc. Tất cả điều này được hỗ trợ bởi Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ, người đã thiết lập một loạt các bước được đề xuất đối với khu vực tư nhân sẽ giúp phá vỡ sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc. Điều này sẽ có lợi cho Ấn Độ trong nước, vì bản thân Ấn Độ có trữ lượng đất hiếm lớn.

Theo Oilprice, Bloomberg

Tin mới

Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
6 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
5 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%
5 giờ trước
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, cuối tuần này, đoàn công tác của Việt Nam sẽ sang Mỹ.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
4 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".
'Tân binh' SUV điện của thương hiệu Nguyễn Xuân Son làm đại sứ hứa hẹn về Việt Nam: ngoại hình như Range Rover, chạy hơn 400 km một lần sạc
4 giờ trước
Mẫu SUV điện Trung Quốc là đàn em của Jaecoo J7 và thuộc phân khúc B.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

40.594.820 VNĐ / tấn

185.50 JPY / kg

3.94 %

- 7.60

Đường

SUGAR

10.764.355 VNĐ / tấn

19.05 UScents / lb

2.76 %

- 0.54

Cacao

COCOA

237.313.733 VNĐ / tấn

9,259.00 USD / mt

3.24 %

+ 291.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

218.231.059 VNĐ / tấn

386.21 UScents / lb

0.20 %

- 0.77

Gạo

RICE

15.225 VNĐ / tấn

13.06 USD / CWT

1.28 %

- 0.17

Đậu nành

SOYBEANS

9.527.817 VNĐ / tấn

1,011.70 UScents / bu

1.73 %

- 17.80

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.132.598 VNĐ / tấn

287.85 USD / ust

0.23 %

+ 0.65

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị phần 'khổng lồ' của Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: Gấp đôi so với Trung Quốc, châu Âu, nước ta có 15 ‘kho báu’ tỷ đô xuất khẩu
19 phút trước
Mỹ chính là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với thị phần áp đảo các quốc gia khác.
Người Việt Nam ăn thịt heo nhiều thứ 4 thế giới
28 phút trước
Năm 2024, ước tính sản lượng tiêu thụ thịt heo/đầu người Việt Nam xấp xỉ 37 kg/người, tăng hơn 3 kg so với 2023.
Doanh nghiệp rau quả lo vạ lây tại thị trường Mỹ trong đợt đánh thuế đối ứng
15 giờ trước
Mỹ là thị trường nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng đây là nhóm ngành Việt Nam đang nhập siêu.
Lý do xuất khẩu rau quả Việt Nam vừa hụt thu hơn 2.800 tỷ đồng
18 giờ trước
Xuất khẩu rau quả quý I năm nay chỉ đạt hơn 1,1 tỷ USD, hụt tới hơn 2.800 tỷ đồng so với kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính dẫn đến sụt giảm xuất khẩu rau quả là do mặt hàng chủ lực là sầu riêng bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của thị trường quốc tế.