Nhiều dự án đường sắt ở Hà Nội, TP.HCM chậm triển khai

13/10/2022 14:02
Đặc thù phát triển đường sắt đòi hỏi nguồn lực lớn, dài hạn nên chủ đạo vẫn từ đầu tư công, gây khó khăn về vốn.

Ngày 11/10, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình triển khai dự án đường sắt quốc gia và đô thị. Về đường sắt đô thị, hiện trên địa bàn TP Hà Nội và TP.HCM triển khai thực hiện đầu tư 6 tuyến đường sắt đô thị, trong đó Bộ GTVT chủ quản đầu tư 2 dự án, UBND TP Hà Nội chủ quản đầu tư 2 dự án và UBND TP.HCM chủ quản đầu tư 2 dự án.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt năm 2008, sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư 18.000 tỷ đồng. Dự án hoàn thành công tác nghiệm thu công trình xây dựng, Bộ GTVT bàn giao cho UBND TP Hà Nội đưa vào vận hành khai thác tháng 11/2021.

Ngoại trừ tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác vào tháng 10/2021, 5 tuyến đường sắt còn lại đều đang giai đoạn xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư dù đều được khởi động từ 5-10 năm trước.

Nhiều dự án đường sắt ở Hà Nội, TP.HCM chậm triển khai - Ảnh 1.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động từ tháng 10/2021

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội được UBND TP Hà Nội phê duyệt đầu tư năm 2009, phê duyệt điều chỉnh dự án năm 2019, 2020 với tổng mức đầu tư 1.176 triệu euro. Dự án có 10 gói thầu chính, gồm 9 gói thầu về xây lắp, thiết bị và 1 gói tư vấn thực hiện dự án.

Đến nay, dự án hoàn thành công tác ký hợp đồng và triển khai thi công 9/9 gói thầu chính về xây lắp và thiết bị. Tiến độ chung dự án đạt khoảng 75%, tiến độ tổng thể đoạn trên cao đạt 96,8%. Đến nay, 9/10 hợp đồng gói thầu cần phải ký kết phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian thực hiện và bổ sung chi phí do kéo dài thời gian thực hiện.

Hiện nay, UBND TP Hà Nội hoàn thiện báo cáo đề xuất để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh kéo thời gian thực hiện dự án đến năm 2027. Trong đó, các mốc tiến độ gồm khai thác, vận hành đoạn trên cao từ cuối năm 2022, khai thác, vận hành toàn tuyến từ năm 2027.

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án tăng từ 32.910 tỷ lên 34.826 tỷ đồng, trong đó phần vốn ngân sách thành phố tăng 3.895,9 tỷ đồng, phần vốn vay ODA giảm 1.979,9 tỷ đồng.

Đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi giai đoạn 1 được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư năm 2008, điều chỉnh dự án đầu tư năm 2017 với tổng mức đầu tư 19.046 tỷ đồng. Dự án này có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, quá trình triển khai đầu tư khó khăn liên quan đến vị trí, phương án kiến trúc cầu đường sắt mới vượt sông Hồng, hướng tuyến đoạn ga Gia Lâm đến ga Nam Long Biên. Công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật cũng gặp khó khăn.

Đây là dự án đường sắt đô thị tại thủ đô, cần làm rõ cơ quan chủ quản đầu tư là Bộ GTVT hay UBND TP Hà Nội để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Đường sắt, làm rõ cơ chế tài chính của dự án để hạn chế các vướng mắc theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công.

Bên cạnh đó, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đường sắt quốc gia không đi vào khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, ở phía Nam sẽ dừng tại Ngọc Hồi, ở phía Bắc dừng tại Yên Viên và tuyến đường sắt đô thị số 1 Ngọc Hồi - Yên Viên chuyển thành đường sắt đô thị do UBND TP Hà Nội chủ trì tổ chức thực hiện.

Đường sắt đô thị đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo do UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2008 với tổng vốn 19.555 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân kế hoạch vốn của dự án năm 2022 đến hết ngày 31/8 là 20 tỷ đồng, lũy kế giải ngân từ đầu dự án đến ngày 31/8 là 890,9 tỷ đồng.

Hiện nay, UBND TP Hà Nội đề xuất Thủ tướng điều chỉnh chủ trương đầu tư gồm điều chỉnh phương án vị trí, tổng mặt bằng ga ngầm C9 khỏi vùng bảo vệ 2 để giảm thiểu ảnh hưởng đến di tích Hồ Hoàn Kiếm, điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng từ 19.555 tỷ đồng lên 35.678 tỷ đồng (tăng thêm 16.123 tỷ đồng).

Nhiều dự án đường sắt ở Hà Nội, TP.HCM chậm triển khai - Ảnh 2.

Nhiều tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội và TP.HCM chậm tiến độ

Tại TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên được UBND thành phố phê duyệt năm 2007, phê duyệt điều chỉnh năm 2008, 2011, 2019, 2021 với tổng mức đầu tư 43.757 tỷ đồng.

Lũy kế khối lượng tổng thể của toàn dự án đạt khoảng 92,19%, dự kiến đến cuối năm 2022 đạt khoảng 93%. UBND TP.HCM đang đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cho phép tiến hành thủ tục và phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện. Theo đó, thời gian hoàn thành thi công là cuối quý 4/2023, thời gian kết thúc dự án từ năm 2024-2028.

Đoạn Bến Thành - Tham Lương được UBND TP.HCM phê duyệt năm 2010, phê duyệt điều chỉnh năm 2013, 2019 với tổng vốn 47.891 tỷ đồng.

Lũy kế giải ngân vốn ODA từ đầu dự án đến ngày 16/9 là 931,6 tỷ trên 37.468 tỷ đồng, đạt 2,5% tổng vốn đầu tư. Lũy kế giải ngân từ kế hoạch vốn đối ứng từ đầu dự án đến ngày 16/9 là 4.613,1 tỷ trên 10.403,8 tỷ đồng, đạt 35,38% tổng vốn đầu tư.

Thiếu vốn đầu tư công cho các tuyến đường sắt quốc gia

Về các tuyến đường sắt quốc gia, kế hoạch đến năm 2015 phải nâng cấp 7 tuyến nhưng hiện mới thực hiện được 2. Theo đó, quy hoạch năm 2015 đề ra mục tiêu cải tạo, nâng cấp 7 tuyến là Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lạng Sơn, Kép - Chí Linh, Kép - Lưu Xá.

Tuy nhiên, đến nay ngành giao thông mới cải tạo, nâng cấp các điểm xung yếu của 2 trong 7 tuyến là Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Lào Cai. Các nút thắt lớn về vận tải trên tuyến đường sắt Bắc Nam chưa được cải tạo như khu vực đèo Hải Vân, đèo Khe Nét, khu gian Hòa Duyệt - Thanh Luyện.

Đối với các dự án xây dựng mới, mục tiêu là sử dụng toàn tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân dài 129 km, tuy nhiên hiện nay mới hoàn thành xây dựng mới đoạn Hạ Long - Cái Lân dài 5,6 km.

Với tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đang được Hội đồng thẩm định nhà nước xem xét, chưa được trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

Các tuyến đường sắt quan trọng như vành đai phía đông Hà Nội, Biên Hòa - Vũng Tàu, kết nối cảng biển Hải Phòng - Lạch Huyện mới dừng ở nghiên cứu.

Chính phủ cho biết, trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn cần cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt là hơn 15.460 tỷ đồng trong tổng số 272.700 tỷ đồng kế hoạch vốn. Tuy nhiên, năm 2022, nguồn vốn đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt được bố trí qua Bộ GTVT là hơn 1.830 tỷ trong 50.320 tỷ đồng. Vốn ngân sách dành cho công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt là 3.000 tỷ đồng, đạt khoảng 40% so với nhu cầu.

Đặc thù phát triển đường sắt đòi hỏi nguồn lực lớn, dài hạn nên chủ đạo vẫn từ đầu tư công. Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét ưu tiên bố trí nguồn lực đặc biệt ưu tiên cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, huy động thêm nguồn lực của các địa phương.

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
9 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
8 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
7 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
7 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Tin cùng chuyên mục

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’ cảnh báo: Hãy mua vàng hay bất cứ thứ gì không in thêm được, hãy chuẩn bị tinh thần
6 giờ trước
"Tôi không muốn điều này xảy ra nhưng tốt hơn nên chuẩn bị cho những điều tồi tệ nhất thay vì ngồi đó mơ mộng, điều mà phần lớn nhà đầu tư hiện nay đang làm", tác giả Robert Kiyosaki lo ngại.
Loạt SUV chuẩn bị ra mắt tại thị trường Việt Nam
9 giờ trước
TPO - Bước sang quý II, thị trường ô tô Việt Nam dự kiến đón nhiều mẫu SUV mới từ các nhà sản xuất như Honda, Hyundai, Mitsubishi hay Mercedes-Benz, bao gồm cả xe xăng, hybrid và thuần điện.
Thuế quan Mỹ giáng xuống, Nvidia "né đòn tài tình": Vì sao chỉ riêng Apple lĩnh trọn tất cả?
10 giờ trước
Gần như tất cả các gã khổng lồ công nghệ đều chịu tác động từ thuế quan mới của ông Trump. Trong đó, Nvidia là cái tên may mắn hơn cả và Apple tiếp tục là "gã đen đủi" bất hạnh.
"Siêu cầu" 13.626 tỷ đẳng cấp quốc tế của Việt Nam: Dùng công nghệ hiếm có; giới xây dựng phải trầm trồ
10 giờ trước
"Chúng tôi hy vọng rằng, 100 năm sau, người dân Việt Nam sẽ vẫn yêu cây cầu này nhiều như họ yêu cây cầu Long Biên nổi tiếng trong lịch sử".