Nhiều ngân hàng châu Âu phản đối lãi suất thấp

12/08/2019 10:30
Nhiều ngân hàng hàng đầu châu Âu cảnh báo doanh thu, lợi nhuận sẽ sụt giảm do căng thẳng thương mại leo thang đang gây nhiều thiệt hại cho khách hàng, trong khi triển vọng lãi suất thấp hơn cũng làm xói mòn nguồn thu nhập chính của họ là tín dụng.

Commerzbank AG cho biết, mục tiêu nâng cao lợi nhuận của họ trong năm nay ngày càng trở nên vô vọng sau khi doanh thu giảm quý thứ tư liên tiếp và họ còn phải trích lập dự phòng nhiều hơn cho các khoản nợ xấu. Trong khi UniCredit SpA cũng đã cắt giảm mục tiêu doanh thu cả năm của mình 1,1 tỷ euro (1,2 tỷ USD) với lý do lãi suất được dự kiến sẽ ở mức thấp hơn trong thời gian dài hơn. ABN Amro cũng góp thêm vào sự ảm đạm này khi nói rằng lợi nhuận của họ đang bị sụt giảm.

Nhiều ngân hàng châu Âu phản đối lãi suất thấp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Những cảnh báo của các định chế tài chính này càng khắc họa rõ hơn những tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại toàn cầu đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của khu vực đồng euro. Trong bối cảnh đó, nhiều định chế đã tái cơ cấu lại hoạt động, tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp trong nước với hy vọng lãi suất cho vay sẽ tăng sau gần nửa thập kỷ nằm dưới 0%. Thế nhưng, nguồn thu từ tín dụng có thể sụt giảm khi mà lãi suất đang được dự kiến sẽ giảm thấp hơn.

Hiện các NHTW lớn trên thế giới đang vội vã quay trở lại với chính sách nới lỏng và các chương trình kích thích tiền tệ do lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang có thể đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái. Cuối tháng 7 vừa qua Fed đã thực hiện cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong vòng 1 thập kỷ và được dự kiến có thể tiếp tục cắt giảm thêm vào tháng tới. Nhiều NHTW châu Á cũng vừa giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài.

Trong bối cảnh đó, NHTW châu Âu (ECB) sẽ không có cơ hội tăng lãi suất một lần nữa kể từ khi hạ lãi suất xuống mức thấp lịch sử sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Thậm chí Chủ tịch ECB Mario Draghi còn giữ lãi suất tiền gửi vượt dự trữ ở dưới mức 0% suốt 5 năm qua như một biện pháp trừng phạt các ngân hàng và người tiết kiệm giữ tiền để gửi thay vì chi tiêu hoặc đầu tư. Hiện ECB đang được dự kiến sẽ thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ một lần nữa vào tháng 9 trong bối cảnh kinh tế khu vực đang xấu đi nhanh chóng.

Tất cả những điều đó đang chất thêm khó khăn cho các ngân hàng châu Âu. Đơn cử như Commerzbank, ngân hàng này bắt đầu tránh xa hoạt động ngân hàng đầu tư và hướng tới cho vay ngay sau khi Martin Zielke trở thành Giám đốc điều hành (CEO) ba năm trước. Zielke đã đặt cược tương lai của Commerzbank vào việc mở rộng khách hàng mới và tăng cường cho vay đối với các công ty và cá nhân. Nhưng triển vọng lãi suất thấp được duy trì lâu dài đang khiến cho ngân hàng thêm khó khăn.

Bên cạnh đó, Commerzbank còn phải chịu nhiều tác động bất lợi từ căng thẳng thương mại vì nhiều khách hàng doanh nghiệp của nhà băng này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Theo đó, lợi nhuận từ mảng cho vay doanh nghiệp của Commerzbank giảm 90% so với năm trước, chỉ đạt 22 triệu euro, do các khoản dự phòng cao hơn cho các khoản nợ xấu. Chưa dừng lại ở đó, thu nhập từ hoạt động cho vay của Commerzbank có thể giảm 50 triệu euro nếu ECB cắt giảm lãi suất tiền gửi xuống -0,5% từ mức -0,4% như nhiều nhà kinh tế dự đoán. Cho đến nay, ngân hàng đã bù đắp chi phí lãi suất âm bằng cách cho vay nhiều hơn, tính phí tiền gửi đối với khách hàng doanh nghiệp...

Hồi đầu năm nay, Zielke đã từ bỏ hầu hết các mục tiêu tài chính năm 2020 của ngân hàng và đã báo hiệu ông vẫn sẵn sàng sáp nhập sau khi các cuộc đàm phán với Deutsche Bank AG sụp đổ. Hiện ING Groep NV của Hà Lan và UniCredit của Ý được xem là những người mua tiềm năng sau khi các cuộc đàm phán sáp nhập trước đó với Deutsche Bank sụp đổ.

Với UniCredit, Giám đốc điều hành Jean Pierre Mustier đang tập trung vào việc cắt giảm chi phí và làm sạch bảng cân đối kế toán để tăng lợi nhuận trong bối cảnh thu nhập từ cho vay giảm sút. Theo những nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, ông đã cắt giảm khoảng 14.000 việc làm kể từ khi tiếp quản UniCredit khoảng 3 năm trước và có thể cắt giảm thêm 10.000 việc làm theo kế hoạch kinh doanh mới sẽ được công bố vào cuối năm nay.

“Trong bối cảnh lãi suất được dự kiến sẽ thấp hơn trong thời gian dài hơn, chúng tôi đã quyết định điều chỉnh mục tiêu doanh thu năm 2019”, Mustier cho biết hôm 7/8. Theo đó, nhà cho vay của Ý này đã hạ mục tiêu doanh thu năm 2019 xuống còn 18,7 tỷ euro từ mức 19,8 tỷ euro trước đó.

ABN Amro cũng phàn nàn lãi suất cực thấp ở châu Âu đang ăn mòn lợi nhuận của họ, buộc họ phải có biện pháp khắc phục. Mặc dù thu nhập ròng quý II của ABN Amro đạt tới 693 triệu euro, cao hơn nhiều so với mức dự kiến là 638 triệu euro, song ngân hàng có trụ sở tại Amsterdam cho biết, tác động của lãi suất tiền gửi dự trữ âm đang buộc họ phải khai thác triệt để các cơ hội doanh thu khác và tiết giảm tối đa chi phí.

“Thật đáng báo động vì chính sách lãi suất hiện tại đang gây nhiều tổn hại cho các ngân hàng, làm giảm giá cổ phiếu của họ và thậm chí làm suy yếu toàn bộ mô hình kinh doanh”, Michael Huenseler – người đang quản lý 24 tỷ euro (27 tỷ USD) bao gồm các trái phiếu ngân hàng châu Âu tại Công ty quản lý tài sản Assenagon ở Munich nói. “Các ngân hàng châu Âu không bao giờ mơ ước họ sẽ sống với lãi suất thấp trong một thời gian dài”.

“Chúng tôi phải tránh xa chính sách đang được dự kiến hiện nay”, Ralph Hamers - người điều hành công ty cho vay ING Groep NV của Hà Lan nói. “Các ngân hàng cần một đường cong lợi suất tích cực. Các ngân hàng cần một môi trường lãi suất lành mạnh, giống như một nền kinh tế lành mạnh”.

Tin mới

[Trên Ghế 16] Người sắp lập gia đình, đã có gia đình, tài chính 500-700 triệu nên mua xe gì?
13 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, việc lựa chọn xe cho từng đối tượng khách hàng phụ thuộc vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng của mỗi người, sau đó đến các yếu tố về thương hiệu và động cơ.
Đại chiến phá giá không thấy đáy giữa các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan: Hậu quả khôn lường
14 giờ trước
Việc phá giá bất chấp hậu quả của các hãng xe điện Trung Quốc tại Thái Lan đang gây ra nhiều hậu quả tai hại cho chính quốc gia này và buộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan phải lên tiếng.
Yamaha ra mắt xe ga mới siêu tiết kiệm xăng, màu tím cực cá tính, cốp rộng hơn Honda Lead
15 giờ trước
Yamaha tiếp tục khẳng định vị thế của mình trong phân khúc xe ga đô thị với phiên bản mới vừa được trình làng.
iPhone 16 mở đặt cọc, người Việt chọn Thái Lan để mua hàng xách tay giá cao ngất ngưởng
15 giờ trước
Hôm nay (20/9), Apple chính thức mở bán iPhone 16 Series tại các Store chính hãng trên toàn thế giới. Năm nay, ngoài Singapore thì Thái Lan cũng có Store chính hãng mà người Việt có thể chọn mua, nhưng giá máy xách tay ở mức cao.
Ông nông dân trồng "loài cây quen thuộc" thu lãi nhẹ nhàng 2 tỷ đồng/năm
15 giờ trước
Trồng "loài cây quen thuộc" mỗi năm thu lãi hơn 2 tỷ đồng, ông nông dân Nguyễn Huỳnh Thanh ở Tân Định, Bình Dương đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 20/9: Bất ngờ tăng tỷ giá "chợ đen" lấy lại mốc 25.000 đồng
16 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/9: Trong nước, tỷ giá "chợ đen" bất ngờ tăng 65 đồng ở cả 2 chiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua, lên mức 24.965 - 25.065 VND/USD. Trái lại, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại đồng loạt giảm.
Giá USD hôm nay 19/9: Tỷ giá "chợ đen" lao dốc, bán ra dưới 25.000 đồng
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 19/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND niêm yết tại thị trường tự do bất ngờ "rơi" 50 đồng ở cả 2 chiều khiến chiều bán chính thức về dưới mốc 25.000 đồng. Hiện thị trường này đang niêm yết ở mức 24.850 - 24.950 VND/USD.
6 phút “chạm” may mắn trên điện thoại với Bingo18
2 ngày trước
“Vừa sáng mua vé dự thưởng, chỉ 6 phút sau đã biết mình trúng thưởng rồi thấy tiền về ngay, tinh thần của tôi rất phấn khởi”, chị Ngọc Bích - một người chơi xổ số Bingo18 chia sẻ.
Giá USD hôm nay 18/9: Tỷ giá "chợ đen" giảm, ngân hàng phục hồi
2 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/9: Trong nước, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do giảm 30 đồng ở cả 2 chiều, xuống mức 24.900 - 25.000 VND/USD. Ngược lại, tại các ngân hàng thương mại, tỷ giá niêm yết bắt đầu hồi phục khi đồng loạt tăng từ 50 đồng đến hơn 80 đồng so với ngày hôm qua.