Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tham vọng

22/03/2021 10:37
Nhiều ngân hàng đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với năm trước.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, cổ đông BIDV đã chính thức thông qua kế hoạch kinh doanh, trong đó mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 13.000 tỷ đồng, tăng hơn 40% so với năm 2020 – cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của nhà băng này. Ngoài ra, ngân hàng cũng dự kiến dư nợ tín dụng tăng trưởng 10-12%, đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do NHNN giao. Huy động vốn dự kiến tăng khoảng 12-15%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không vượt 1,6%.

Ông Lê Ngọc Lâm – Tổng Giám đốc ngân hàng cho biết, trong cơ cấu thu nhập dự kiến năm 2021, dự kiến thu nhập ròng từ lãi tăng khoảng 19%; các khoản thu phi lãi, tăng khoảng 16-17%. Thu hồi nợ ngoại bảng khoảng 8.000 tỷ.

Động lực tăng trưởng sẽ là tiết kiệm chi phí, nhất là chi phí vốn. Năm 2021, BIDV đặt mục tiêu tăng CASA lên tối thiểu 16%. Trích lập dự phòng năm nay mục tiêu khoảng 24.000 tỷ đồng, tăng một chút so với năm 2020 do môi trường bất định bởi Covid-19.

MSB và VIB sẽ tổ chức ĐHĐCĐ vào ngày 24/3 tới đây. Cả 2 nhà băng này đều trình cổ đông kế hoạch kinh doanh tăng trưởng khá cao.

Trong đó, MSB đặt mục tiêu tăng 8% tổng tài sản lên 190 nghìn tỷ đồng. Dư nợ tín dụng dự kiến tăng 25% lên hơn 106 nghìn tỷ đồng; huy động vốn tăng 15% đạt hơn 114 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%. Ngân hàng cũng có kế hoạch tăng lợi nhuận thêm 30% lên 3.280 tỷ đồng.

MSB cho biết, bên cạnh các mảng kinh doanh cốt lõi, ngân hàng sẽ tập trung phát triển hoạt động bán chéo bảo hiểm, tạo nguồn thu lãi tăng trưởng đều 30% qua các năm. Mới đây, ngân hàng này cũng đã ký hợp tác chiến lược với Prudential trong vòng 15 năm.

Còn tại VIB, ngân hàng sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch lợi nhuận mục tiêu trên 7.500 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2020. Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng dự kiến tăng lên 225.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021, huy động vốn tăng lên 235.000 tỷ đồng.

ACB cũng đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên, dự kiến tổ chức vào ngày 6/4/2021. Theo đó, HĐQT ACB sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt khoảng 10.602 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với năm 2020. Mục tiêu tổng tài sản năm 2021 tăng 10%, tiền gửi khách hàng tăng 9%, tín dụng tăng 9% (điều chỉnh theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được NHNN cấp).

SHB còn hơn 1 tháng nữa mới tổ chức ĐHĐCĐ thường niên nhưng ngân hàng cũng đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 với lợi nhuận dự kiến tăng tới 70%, đạt khoảng 5.555 tỷ đồng. Ngân hàng lý giải, kế hoạch này được xây dựng dựa trên nền tảng tăng trưởng vững chắc nhiều năm qua, mà năm 2021 là bước tiến mạnh mẽ khởi đầu của giai đoạn mới bứt phá ngoạn mục sau khi đã xử lý xong toàn bộ tồn động liên quan đến Habubank. Cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này cũng đã giảm mạnh về còn 1,71%.

Eximbank cũng lên kế hoạch tăng trưởng mạnh trong năm 2021 sau một năm 2020 khá ảm đạm. Cụ thể, theo tài liệu ĐHĐCĐ để trình tại ngày 27/4/2021, Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2021 đạt 2.150 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2020. Ngân hàng dự kiến tổng tài sản năm 2021 tăng 10% so với năm 2020, đạt 177.000 tỷ đồng. Huy động vốn dự kiến tăng 10% đạt 148.000 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng khoảng 15% lên 117.000 tỷ. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng kiểm soát không quá 2,5% tổng dư nợ.

Nhiều ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tham vọng - Ảnh 1.

Các ngân hàng đã trải qua một năm 2020 với nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực, nổi bật trong đó là việc kiểm soát nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng, nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu. Do đó, trong năm 2021, khi nền kinh tế phục hồi, các nhà băng càng có cơ sở để đặt ra các kế hoạch bứt phá mạnh.

Động lực tăng trưởng của ngành trong năm nay sẽ đến từ việc tín dụng tăng và khả năng trả nợ của khách hàng cải thiện theo đà phục hồi của nền kinh tế. Bên cạnh đó, các dự án chuyển đổi số sẽ giúp các nhà băng tối ưu hóa được chi phí hoạt động và chi phí huy động vốn. Các nguồn thu ngoài lãi như hoạt động dịch vụ, kinh doanh bảo hiểm cũng được dự báo tăng trưởng khả quan trong năm nay, đem lại thu nhập ổn định cho ngân hàng.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, hệ thống ngân hàng đang ở vị thế tốt hơn so với các chu kỳ tín dụng trước đây, khi hầu hết các ngân hàng đã giải quyết hết hoặc gần hết các tài sản có vấn đề, có khả năng chống chịu trước các cú sốc của nền kinh tế tốt hơn.

Theo báo cáo cập nhật ngành ngân hàng mới đây, công ty chứng khoán SSI kỳ vọng ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác trong quý 1/2021 nhờ tỷ suất lợi nhuận tương đối hấp dẫn và triển vọng tín dụng được cải thiện. Trong đó, các ngân hàng thương mại quốc doanh có khả năng sẽ đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục hơn nữa, tăng khoảng 75% -85% so với cùng kỳ khi các ngân hàng này đã tăng cường trích lập dự phòng để giải quyết các tài sản có vấn đề. Các ngân hàng thương mại cổ phần dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khoảng 45% -55% so với cùng kỳ.

Tin mới

Sau thời gian 'chạy ầm ầm' ở Việt Nam, một mẫu xe VinFast đã bàn giao tại Mỹ: Rất hợp bản địa!
4 giờ trước
VinFast vừa chính thức bàn giao lô đầu tiên của mẫu xe điện VF 9 tại Mỹ.
Hai tháng nữa là Tết, Vespa 946 bản Rồng 'hết thời' hét giá, từng đắt ngang xe sang nay có nơi rao dưới 500 triệu
3 giờ trước
Từng một thời có giá bị thổi lên tới 700-800 triệu, cao hơn hẳn mức chính hãng 455 triệu, nay Vespa 946 Dragon nhập khẩu không chính hãng được rao bán với giá tầm 400-600 triệu đồng.
Xe ô tô Trung Quốc nhập vào Việt Nam tăng gấp đôi
3 giờ trước
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt thương hiệu ô tô Trung Quốc từ xe xăng cho đến hybrid và xe thuần điện tràn vào Việt Nam.
Ngành hàng tỷ đô Việt Nam lọt top đầu thế giới, hơn 100 quốc gia từ Á sang Âu đều mê thích
2 giờ trước
Mỹ, EU, Trung Đông và các nước CPTPP là 4 thị trường tiêu thụ nhiều nhất mặt hàng này của Việt Nam.
Nhộn nhịp khuyến mãi cuối năm
56 phút trước
Mùa cao điểm mua sắm cuối năm đã bắt đầu khi người tiêu dùng chi tiêu mạnh tay hơn nhằm chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết sắp tới

Tin cùng chuyên mục

Xe Trung Quốc ở Việt Nam lúc này: Dè dặt xe điện, chuyển hướng bán hybrid, xe xăng
15 giờ trước
Trước hàng loạt thách thức ở thị trường Việt Nam, xe điện Trung Quốc dường như đã không bùng nổ như kỳ vọng, thậm chí có xu hướng "dè dặt" hơn trong việc ra mắt. Thay vào đó, các hãng lại tỏ ra ưu ái xe đốt trong hơn khi đã và sắp ra những mẫu mới sử dụng động cơ xăng hoặc hybrid.
Giá USD hôm nay 23/11: Tăng không ngừng, tỷ giá "chợ đen" đảo chiều giảm
16 giờ trước
Giá USD hôm nay 23/11 trên thế giới tăng không ngừng, có thời điểm chạm mức 108. Trong nước, giá USD ngân hàng bán ra cộng thêm 5 đồng, trong khi tỷ giá "chợ đen" diễn biến lạ.
Bán 60.000 iPhone thu 2.000 tỷ đồng trong hơn 1 tháng, điều gì giúp TopZone 'on top' thị trường?
19 giờ trước
TopZone tiếp tục khẳng định vị thế nhà bán lẻ ủy quyền cao cấp nhất của Apple với doanh thu chuỗi chương trình mở bán iPhone 16 nhanh chóng đạt 2.000 tỷ đồng, phản ánh hiệu quả của chiến lược chú trọng vào trải nghiệm khách hàng của thương hiệu.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
21 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.