Nhiều ngân hàng thay sếp ngồi ghế nóng

02/09/2022 16:06
Từ đầu tháng 9, nhiều ngân hàng tiếp tục có sự biến động nhân sự cấp cao.

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông qua nghị quyết bổ nhiệm bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Tổng Giám đốc và ông Lưu Danh Đức giữ chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách công nghệ thông tin. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 1-9.

Bà Ngô Thu Hà, TS kinh tế, đã có 28 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, ngân hàng và hơn 11 năm giữ chức vụ Phó tổng giám đốc SHB.

Trong suốt thời gian công tác tại SHB, TS Ngô Thu Hà đã đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bà là nhân tố quan trọng, có đóng góp lớn đối với những thành công trong chặng đường gần 30 năm phát triển của SHB.

Nhiều ngân hàng thay sếp ngồi ghế nóng - Ảnh 1.

Bà Ngô Thu Hà chính thức là Tổng giám đốc SHB

Còn ông Lưu Danh Đức giữ chức vụ Phó tổng giám đốc phụ trách công nghệ thông tin. Ông Lưu Danh Đức sinh năm 1973, là chuyên gia cao cấp với nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực công nghệ ngân hàng trong và ngoài nước. Ông tham gia sáng lập, điều hành và chỉ đạo triển khai nhiều dự án và công trình công nghệ thông tin lớn…

Một ngân hàng khác cũng vừa thông báo thay đổi nhân sự cấp cao là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Theo đó, Hội đồng quản trị SCB đã quyết định miễn nhiệm chức vụ quyền Tổng giám đốc của ông Trương Khánh Hoàng,

Như vậy, ông Trương Khánh Hoàng thôi ngồi "ghế nóng" SCB sau hơn 1 năm, kể từ khi được bổ nhiệm vào tháng 5-2021. Ông Trương Khánh Hoàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, từng là phó tổng phụ trách nhiều lĩnh vực, trước khi đảm nhận vị trí Quyền tổng giám đốc.

Nhiều ngân hàng thay sếp ngồi ghế nóng - Ảnh 2.

Ông Diệp Bảo Châu là phó tổng giám đốc phụ trách điều hành SCB

Người thay ông Trương Khánh Hoàng điều hành hoạt động của SCB là ông Diệp Bảo Châu, Phó tổng giám đốc phụ trách. Ông Châu sẽ quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của SCB theo đúng quy định.

Trước đó, một số ngân hàng khác cũng thay nhân sự cấp cao, trong đó có sếp ngồi "ghế nóng". Hồi tháng 7-2022, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã có quyết định về việc bà Lê Thu Thủy thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc sau nhiệm kỳ 5 năm. Bà Thuỷ vẫn tiếp tục tham gia quản trị ngân hàng với vai trò Phó Chủ tịch HĐQT.

Bà Lê Thu Thủy, 39 tuổi, là con gái của bà Nguyễn Thị Nga, người từng là Chủ tịch HĐQT SeABank và đang giữ chức vụ Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Người tạm thay bà Lê Thu Thủy ngồi "ghế nóng" tại SeABank là ông Faussier Loic Michel Marc - Phó tổng giám đốc cao cấp, sau khi được HĐQT bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Phụ trách điều hành SeABank.

Ông Faussier Loic Michel Marc sẽ phụ trách điều hành hoạt động của SeABank trong thời gian trình Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm chính thức chức danh Tổng giám đốc.

Không chỉ ngân hàng thương mại trong nước, nhiều ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cũng có sự thay đổi nhân sự cấp cao.

Đầu tháng 6-2022, Ngân hàng UOB Việt Nam công bố bổ nhiệm ông Victor Ngo giữ chức vụ Tổng Giám đốc. Ông Victor Ngo là một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ông đã gia nhập Ngân hàng UOB từ năm 2004 và giữ chức vụ Giám đốc Khối Tuân thủ của tập đoàn UOB từ năm 2017-2022.

Hay Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam cũng thông báo việc bổ nhiệm ông Shin Dong Min, một trong những chuyên gia tài chính hàng đầu của Tập đoàn Tài chính Shinhan tại Hàn Quốc, vào vị trí tổng giám đốc.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
7 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
6 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
6 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
6 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
6 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc vừa 'mở khóa' kho báu siêu khủng chứa hơn 1.000 tấn vàng, nguy cơ làm rung chuyển thị trường vàng thế giới
8 giờ trước
Mỏ vàng vừa phát hiện tại Trung Quốc ước tính chứa hơn 1.000 tấn vàng, trị giá 83 tỉ USD.
Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.