Nhiều nơi ‘bỏ rơi’ dân sau tái định cư

29/11/2017 09:22
Nếu quy hoạch khả thi và nhắm đủ nguồn lực thực hiện thì hãy công khai. Còn nếu quy hoạch lâu dài nhưng chưa thực hiện được thì “xả” ra.

“Suốt năm năm qua, TP.HCM thực hiện điều tra xã hội học về cuộc sống người dân sau tái định cư nhưng đến nay vẫn chưa có được giải pháp gì mới. Trong khi đó cuộc sống của người dân tái định cư còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, chưa thật sự an cư để lạc nghiệp”.

Đây là vấn đề khá nhức nhối mà Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm và rất nhiều đại biểu (ĐB) HĐND TP đã đặt ra với UBND TP tại buổi giám sát vào chiều 28-11.

Cư dân “dạt” về đâu, không ai biết!

Tại buổi giám sát, ông Cao Thanh Bình, Phó ban Kinh tế-Ngân sách HĐND TP, nêu một thực tế: Hiện nay hơn 80% các hộ dân sau khi được Nhà nước bố trí tái định cư tại các chung cư đã bán qua tay, số hộ dân ở lại chưa tới 20%.

Ông Bình cũng cho biết sau khi thực hiện dự án, bố trí người dân về tái định cư thì nhiều nơi thiếu sự thăm hỏi hoặc đến tìm hiểu cuộc sống của người dân. Do đó khi thực hiện giám sát tại nhiều quận/huyện, hỏi người dân sau tái định cư đi đâu thì địa phương không ai trả lời được.

Trong khi đó, ông Phạm Đức Hải, Phó Chủ tịch HĐND TP, nêu ra những con số khảo sát đáng giật mình: Chất lượng nhà ở của người dân sau khi tái định cư ngang bằng với nơi ở cũ chỉ có 68%, thấp hơn so với nhà cũ là 16,2%. Về việc làm sau tái định cư ngang bằng với nơi cũ là 77%, kém hơn nơi cũ khoảng 13%. “Thực tế, rất nhiều câu chuyện đáng phải suy nghĩ khi rất nhiều người dân được bố trí tái định cư đã phải quay về nơi ở cũ để kiếm kế sinh nhai” - ông Hải nói.

 Người dân rạch Ụ Cây, quận 8 được bố trí tái định cư tại chung cư An Sương, quận 12 không biết làm nghề gì nên thường phải quay về quận 8 mưu sinh. Ảnh: VIỆT HOA

Người dân rạch Ụ Cây, quận 8 được bố trí tái định cư tại chung cư An Sương, quận 12 không biết làm nghề gì nên thường phải quay về quận 8 mưu sinh. Ảnh: VIỆT HOA

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm đánh giá sau 40 cuộc giám sát của HĐND, nhiều nơi đã không đánh giá được cuộc sống của người dân sau tái định cư. Chính quyền địa phương và các ngành có liên quan dường như đã bỏ quên việc này.

Đồng thời, bà Tâm khẳng định nếu không khéo thì sẽ để lại trong lòng người dân sự bức xúc dai dẳng. Nhất là khi chứng kiến sự hy sinh của mình cho TP phát triển nhưng để nhận lại một cuộc sống khó khăn hơn sẽ càng làm cho họ bức xúc.

Quy hoạch, dự án “treo” vẫn nhức nhối

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, toàn TP có 1.269 dự án đã được chấp thuận địa điểm đầu tư và có quyết định thu hồi, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Đến nay TP đã xóa 577 dự án không khả thi và nhận định “cơ bản xử lý chấm dứt tình trạng dự án chậm triển khai”.

Tuy nhiên, tại buổi giám sát, các ĐB HĐND không đồng tình với nhận định này. Ông Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị HĐND TP, cho hay TP “trảm” gần 600 dự án nhưng thu hồi xong, giải quyết những dự án đó theo hướng nào, đem lại quyền lợi gì cho dân thì chưa được nêu rõ.

Nhiều ĐB cho rằng khi tiếp xúc cử tri hoặc giám sát tại các địa phương, người dân và chính quyền địa phương cũng phản ánh, kiến nghị nhiều lần với nhiều dự án treo 14-15 năm nhưng vẫn không bị xử lý khiến đời sống người dân vô cùng khó khăn.

ĐB Lê Minh Đức, Phó Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM, cho hay tại khu đô thị ĐH ở quận 9, hàng trăm hecta đất đã được giao cho sáu trường ĐH 14 năm qua. Tuy nhiên, đến nay chỉ có duy nhất trường ĐH Luật triển khai dự án, năm trường còn lại “xí” đất rồi để đó khiến cuộc sống của người dân rất khổ sở.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng đánh giá dự án chậm triển khai luôn là một vấn đề nóng và gây nhiều bức xúc cho dân. “Người dân bức xúc nhất là Nhà nước giao đất cho nhà đầu tư xong chậm triển khai, chậm bồi thường, hoặc quy hoạch rồi không biết khi nào triển khai. Người dân muốn chuyển nhượng, xây mới, tách thửa không được, sửa chữa cũng rất khó khăn” - bà Tâm nói, đồng thời cho hay khi đã quy hoạch rồi, đầu tư công vô cùng hạn chế. Hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

Về việc này, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cũng thừa nhận không quy hoạch thì không được, quy hoạch mà không làm thì càng gây bức xúc cho dân. Ông Tuyến đề xuất nếu quy hoạch khả thi và nhắm đủ nguồn lực thực hiện thì Nhà nước hãy công khai. Còn nếu quy hoạch lâu dài nhưng chưa xác định được nguồn lực thực hiện thì “xả” ra, khi nào thực hiện thì bồi thường cho dân theo quy định của pháp luật. “Có như thế mới giải quyết được quyền lợi cho dân” - ông Tuyến nói.

Tái định cư tốt, dân đâu bán nhà mà đi

Tại sao người dân nhận căn hộ tái định cư mà phải bán đi? Lãnh đạo UBND TP phải trả lời được câu hỏi này.

Theo tôi, có ba trường hợp xảy ra sau khi tái định cư: Cuộc sống người dân sẽ hơn, bằng hoặc thấp hơn nơi ở cũ. Với mỗi đối tượng này, UBND TP cần rà soát có giải pháp và cách ứng xử riêng chứ áp dụng cào bằng một chính sách cho tất cả đối tượng là không công bằng.

Sau khi thực hiện dự án, mình phân tán dân đi tứ xứ. Nếu quy hoạch đất để tái định cư như một TP mới với đầy đủ trường học, bệnh viện, thiết chế văn hóa... thì đâu có ai bán suất tái định cư mà đi.

Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM

Tin mới

Ngày này năm xưa: Bộ đôi Elantra, Tucson cùng ra mắt, đều giảm doanh số nhưng vị thế hoàn toàn trái ngược
3 giờ trước
Sự kiện ra mắt bộ đôi Elantra và Tucson đánh dấu bước điều chỉnh sản phẩm nhằm duy trì sức cạnh tranh trong hai phân khúc sedan hạng C và SUV hạng C vốn có sự cạnh tranh gay gắt.
Công an Hà Nội thu giữ hơn 100 tấn hàng hóa thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
3 giờ trước
Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP Hà Nội triệt phá thành công chuyên án thu giữ hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt (cùng SN 1988, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu.
Bán điện thoại 30 triệu mà pin chỉ 3.900 mAh, Samsung vẫn thua "công nghệ thần thánh" này của Trung Quốc
2 giờ trước
Trung Quốc đã có được công nghệ mới có thể giúp Galaxy S25 Edge trở nên hoàn hảo hơn. Nhưng rất tiếc Samsung chưa làm được điều này.
'Sao đổi ngôi' trên thị trường gọi xe công nghệ
54 phút trước
Số liệu thống kê mới nhất của quý I/2025 cho thấy một cuộc đổi ngôi đang âm thầm diễn ra trên thị trường taxi và taxi công nghệ tại Việt Nam, khi cán cân ngày càng nghiêng về nền tảng thuần điện nội địa Xanh SM và tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại của Grab.
Yamaha Force X 125cc 2025 ra mắt: Thiết kế 'lai địa hình' phá cách, giá chỉ hơn 30 triệu đồng
17 phút trước
Với giá bán niêm yết chỉ hơn 30 triệu VNĐ, mẫu xe này được định vị ở phân khúc tay ga phổ thông, nhưng lại sở hữu nhiều chi tiết thiết kế lạ mắt, cùng một số nâng cấp thực dụng đáng chú ý.

Tin cùng chuyên mục

Người Việt chuộng ô tô nhập khẩu, hàng loạt xe giảm giá kỷ lục trong tháng 5
55 phút trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 5/2025 chứng kiến hàng loạt chương trình giảm giá sâu từ các hãng xe và đại lý, trải rộng trên nhiều phân khúc.
Đơn hàng container từ Trung Quốc đến một quốc gia tăng 300%
2 giờ trước
Cú "bắt tay" tạm dừng áp thuế quan giữa 2 quốc gia là nguyên nhân chính cho sự gia tăng này.
Piaggio tung bộ đôi Vespa Primavera và Sprint 2025 tại Việt Nam, lấy cảm hứng từ Vespa cổ
3 giờ trước
Vespa Primavera tiêu chuẩn có giá bán từ 80 triệu đồng trong khi bản Sprint là từ 82,4 triệu đồng.
Chiếc VinFast VF 3 mỗi ngày sạc 4 lần và đi đều 1.000km suốt 9 tháng, dân mạng đưa ra loạt giả thiết
4 giờ trước
Dân mạng đưa ra loạt giả thuyết về chiếc VinFast VF 3 này.