Đầu tiên, đó là thương vụ Công ty TNHH Boustead Projects đạt được thỏa thuận mua lại 49% cổ phần trong Công ty CP Công nghiệp Logistics KTG & Boustead. Với sự hợp tác này sẽ mang tới 13 tài sản bất động sản (10 bất động sản trong số đó thuộc về KTG và 3 thuộc về Boustead Projects) với tổng giá trị tài sản lên tới 141 triệu USD, bao gồm khoảng 840.000 m2 diện tích đất và khoảng 550.000 m2 tổng diện tích cho thuê.
Trong khi đó, ESR Cayman Limited, "ông lớn" bất động sản hậu cần lớn nhất tại châu Á Thái Bình Dương và Công ty CP Phát triển Công nghiệp BW (BW), nhà phát triển, vận hành bất động sản công nghiệp và hậu cần có thị phần lớn tại Việt Nam cũng liên doanh để phát triển 240.000 m2 diện tích bất động sản công nghiệp tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 4.
Còn Công ty CP Tập đoàn Khu công nghiệp Việt Nam đã mua lại quỹ đất rộng 250 ha với vốn đầu tư 300 triệu USD. Phía công ty này đặt mục tiêu phát triển các nhà máy và kho cho thuê phân khúc cao cấp, bền vững với danh mục đầu tư trải dài từ Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương đến Đồng Nai, Long An.
Ông John Campbell, Quản lý bộ phận Bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam nhận định, cùng với các thương vụ M&A, đầu tư FDI vào sản xuất và các khu công nghiệp trong 6 tháng đầu năm cũng diễn ra sôi động.
Khu vực phía Bắc nhận được phần lớn các khoản đầu tư mới đăng ký vào lĩnh vực sản xuất lên đến 1,97 tỷ USD, chiếm 64% thị phần. Tiếp theo là khu vực phía Nam với 728 triệu USD (23%), trong khi khu vực miền Trung thu hút 395 triệu USD (13%).
Xét theo quốc gia và vùng lãnh thổ, Hong Kong có số vốn đầu tư FDI vào lĩnh vực sản xuất cao nhất trong nửa đầu năm với hơn 852 triệu USD, chiếm 27% thị phần. Singapore đứng ở vị trí thứ hai với 655 USD (21%), tiếp theo là Trung Quốc đại lục với 549 USD (18%) và Hàn Quốc với 330 triệu USD (11%).