Hỗ trợ nông dân vùng chuyển đổi
Từ nhiều năm nay, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con nông dân xã Tứ Xã, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) đã mạnh dạn cải tạo ruộng lúa ngoài triều bãi năng suất thấp để chuyển sang trồng chuối kết hợp nuôi rươi, cáy.
Để hỗ trợ người trồng chuối phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, Hội ND xã Tứ Xã đã phối hợp với Công ty Lâm Thao triển khai mô hình sử dụng phân bón NPK khép kín cho cây chuối trên đất triều bãi phù sa, diện tích 2ha, với sự tham gia của 10 hộ dân.
Các đại biểu tham quan mô hình trình diễn trên cây lúa ở xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao, Phú Thọ) sử dụng phân bón NPK+TE hàm lượng cao của Lâm Thao. Ảnh: Đức Thịnh
"Năm 2019, các cấp Hội ND tỉnh Hải Dương đã phối hợp tổ chức được hơn 50 lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao cho hàng nghìn hội viên, hội nông dân; xây dựng 7 mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín trên cây ổi, vải, na, chuối, cam, cà chua, cà rốt và bí xanh tại 7 cơ sở trong tỉnh”. Ông Nguyễn Ngọc Tuyến - |
Chị Đặng Thị Dung - Chủ tịch Hội ND xã Tứ Xã cho biết: “Khi Hội ND triển khai mô hình này, bà con rất phấn khởi. Các hộ tham gia được Công ty Lâm Thao hỗ trợ toàn bộ phân bón, cán bộ kỹ thuật của công ty về tận nơi hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo quản sau khi thu hoạch; cách nhận biết một số loại bệnh thường gặp ở cây chuối, quy trình bón phân NPK khép kín theo tỷ lệ phù hợp ở từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây chuối tiêu”.
Theo Chủ tịch Hội ND xã Tứ Xã, cùng với xây dựng mô hình, Hội ND còn phối hợp Công ty Lâm Thao cung ứng hơn 30 tấn phân bón trả chậm cho bà con nông dân. Ngoài ra, để gỡ khó cho người trồng chuối nói riêng và các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nói chung, hàng năm, Hội ND xã đều hỗ trợ vay nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, Ngân hàng Chính sách xã hội.
Là một trong những hộ tham gia mô hình trình diễn nói trên, ông Nguyễn Thiên Tấn cho biết, gia đình ông đã chuyển đổi 2ha đất ruộng lúa kém hiệu quả ngoài bãi triều để đầu tư trồng chuối, kết hợp nuôi rươi, nuôi cáy.
“Qua thực tế sản xuất tôi nhận thấy, bón phân NPK Lâm Thao khép kín cho cây chuối trồng trái vụ giúp cây phát triển tốt, ít sâu bệnh, buồng chuối dài, quả to đều, ăn thơm và ngọt hơn; năng suất cao hơn nhiều so với chuối trồng theo cách truyền thống. Bình quân mỗi cây chuối tôi bón 4 - 5 lần/năm, liều lượng mỗi lần bón từ 1 - 1,5kg phân NPK Lâm Thao, trong đó, tập trung chăm sóc vào 2 giai đoạn là sau khi trồng từ 9 - 10 tháng và khi chuối sắp trổ buồng” - ông Tấn chia sẻ.
Phân Lâm Thao giúp tăng năng suất lúa
Trong khi đó, tại Nam Định, nhằm đánh giá hiệu quả phân bón NPK Lâm Thao NPK 5:10:3 và NPK 16:8:16 từ đó làm cơ sở tuyên truyền, giới thiệu, khuyến cáo hội viên nông dân sử dụng, vụ mùa năm 2019 Hội ND tỉnh Nam Định phối hợp với doanh nghiệp xây dựng 4 mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK Lâm Thao hàm lượng cao tại 4 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và Vụ Bản.
Đánh giá kết quả 4 mô hình cho thấy, khi sử dụng phân bón NPK Lâm Thao khép kín, do được cân đối giữa đạm, lân, kali nên cây lúa mập, cứng cây, khả năng chống đổ tốt, đẻ nhánh khỏe và tập trung, chống chịu sâu bệnh tốt. Quan sát tại đầu bờ nhận thấy ruộng mô hình có mật độ bông dày, to, trùng bông, hạt chắc mẩy, lá vàng sáng…
Buổi tổng kết mô hình, chúng tôi có dịp gặp lão nông Nguyễn Văn Thạnh (ở xã Hải An, huyện Hải Hậu). Ông không chỉ là một trong những người tiên phong hiến đất xây dựng nông thôn mới của địa phương, vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen mà cũng là người trồng lúa giỏi.
Ông Thạnh cho biết, gia đình ông có 9 mẫu ruộng, trung bình 1 năm cấy 2 vụ lúa, chủ yếu cấy giống Bắc thơm số 7. Mỗi năm, ông đầu tư khoảng 2 tấn phân NPK Lâm Thao và supe Lâm Thao chia làm 2 vụ, năng suất lúa đều cao vượt trội, từ 1,8 - 2 tạ/sào (sào Bắc Bộ). So với ruộng lúa bón phân đơn, năng suất lúa tăng 20 - 30kg kg/sào.
Không chỉ gia đình ông Thạnh thường xuyên sử dụng phân Lâm Thao bón cho lúa và hoa màu, xã Hải An có đến 80% số hộ nông dân sử dụng phân NPK Lâm Thao cho trồng trọt.