Nhìn lại 10 năm thực hiện tam nông và mục tiêu ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ vào top 15 thế giới

21/11/2018 13:29
Tại Hội nghị về nông nghiệp tại Lâm Đồng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã định hướng: "Đặt hàng cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới sẽ đứng vào top 15 nước phát triển nhất thế giới với ngành chế biến nông sản thuộc top 10". Điều này phần nào làm rõ mục tiêu của Chính phủ với phát triển nông thôn giai đoạn mới.

Nghị quyết 26 về tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn) được đánh giá chứa đựng nhiều quan điểm, chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân. Việc triển khai nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả mang tính đột phá, cải thiện rõ rệt cuộc sống của đa số nông dân, tạo ra nhiều chuyển biến về kinh tế xã hội.

Số liệu từ Ban Kinh tế Trung ương cho thấy tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản tăng lên 26,25% năm 2017, tỷ trọng giá trị chăn nuôi tăng lên mức 27,2% năm 2017.

Năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất của nhiều loại nông sản được nâng cao. Xuất khẩu ngày càng tăng với một số lại nông sản đã khẳng định được vị thế trên thế giới như lúa gạo, cà phê, cao su...

Nhờ vậy, năm 2017, ngành nông nghiệp đã đóng góp vào tăng trưởng GDP 2,66%. Quy mô GDP của cả ngành đã tăng gấp 1,25 lần trong năm 2018.

Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sâu rộng với 3.069 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, 7,2 triệu lao động nông thôn đã được đào tạo nghề, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo có chứng chỉ là 13,7%, tăng 5,5% so với năm 2008.

Dù vậy, ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề nội tại cần giải quyết. Kinh tế nông thôn đang phát triển không đồng đều, thiếu tính ổn định, hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân dù được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.

10 năm sau Nghị quyết 26, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong Hội nghị Thúc đẩy Đầu tư Nông nghiệp Việt Nam tại Lâm Đồng đã nhấn mạnh: "Đặt hàng cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm tới sẽ đứng vào top 15 nước phát triển nhất thế giới với ngành chế biến nông sản thuộc top 10". Đây phần nào thể hiện quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp giai đoạn mới.

Thời điểm sau 10 năm, cũng là lúc để nhìn lại những gì đã diễn ra trong quá khứ, những bài học cả về thành công, lẫn thất bại.

Theo đó, trong hai ngày 26-27/11 sắp tới, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Văn phòng Chính phủ cùng các Bộ, ngành liên quan tổ chức Hội nghị Hội nghị trực tuyến toàn quốc "Tổng kết 10 năm Nghị quyết Trung ương 7 khoá 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn".

Sự kiện do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đồng chủ trì với sự tham dự của các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các Ban Đảng trung ương, Bộ trưởng các bộ liên quan.

Sự kiện bao gồm các hoạt động chính: Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành, quy mô 500 đại biểu ở đầu cầu Hà Nội, 50 – 100 đại biểu tại các đầu cầu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 3 hội thảo quốc tế; triển lãm thành tựu phát triển nông nghiệp nông thôn với 100 gian hàng.

Ban Tổ chức cho biết dự kiến sẽ có trên 1.000 đại biểu trong nước và quốc tế tham gia các phiên hội thảo và 2.000 đại biểu tham quan triển lãm.

Tin mới

Phó Thủ tướng nhắc nhở một số địa phương "đá bóng lên, đá bóng xuống" khi gỡ khó cho điện sạch
46 phút trước
Theo Phó Thủ tướng, một số địa phương chưa tích cực tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm
Ớt, chanh leo, tổ yến... Việt Nam sắp được xuất sang Trung Quốc
7 phút trước
Ớt, chanh leo, tổ yến thô, tổ yến sạch, cám gạo sẽ là những mặt hàng sắp tới được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường tỷ dân.
Mỹ 'chốt đơn' gần 2 tỷ USD cho một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta là á quân xuất khẩu của thế giới, hơn 150 quốc gia đặt gạch mua hàng
9 phút trước
Đây là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam khi có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trung tâm Logistics Quốc tế hàng đầu miền Bắc - Nâng tầm chuỗi cung ứng khu vực
25 phút trước
Định vị là trung tâm logistics hiện đại hàng đầu miền Bắc, dự án tiên phong triển khai giải pháp logistics toàn diện theo tiêu chuẩn xanh - thông minh, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh quốc gia trong dòng chảy thương mại quốc tế.
Hàng trăm gốc 'cây tỷ đô' gãy đổ do mưa đá, lốc xoáy
45 phút trước
Cơn mưa đá kèm lốc xoáy kéo dài 30 phút khiến 130 cây sầu riêng của người dân ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng bị bật gốc, hư hại.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.874.540 VNĐ / tấn

168.50 JPY / kg

0.71 %

- 1.20

Đường

SUGAR

9.975.521 VNĐ / tấn

17.52 UScents / lb

1.96 %

- 0.35

Cacao

COCOA

206.664.453 VNĐ / tấn

8,002.00 USD / mt

2.97 %

- 245.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

209.736.473 VNĐ / tấn

368.36 UScents / lb

1.91 %

+ 6.91

Gạo

RICE

16.134 VNĐ / tấn

13.73 USD / CWT

0.15 %

+ 0.02

Đậu nành

SOYBEANS

9.788.572 VNĐ / tấn

1,031.50 UScents / bu

0.44 %

- 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.351.368 VNĐ / tấn

293.35 USD / ust

0.36 %

- 1.05

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Quốc gia mua gạo nhiều nhất từ Việt Nam với 4 triệu tấn/năm đang 'bơm' tiền đầu tư cho nông dân tự trồng lúa
3 giờ trước
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam đang muốn tăng khả năng tự chủ sản xuất để giảm lượng nhập khẩu gạo.
Loại cây ví như 'vàng xanh', Việt Nam đang thống lĩnh thị trường thế giới: Vừa giữ rừng, vừa thu triệu đô
4 giờ trước
Việt Nam dẫn đầu thế giới về xuất khẩu loại cây này. Cây được ví là "vàng xanh", giúp phủ xanh đất trống và làm giàu cho người dân.
Thanh long bất ngờ soán ngôi 'vua' trái cây Việt Nam
1 ngày trước
Lũy kế 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long đạt 93,8 triệu USD, chiếm 14,3 % tỷ trọng. Kết quả này giúp thanh long vươn lên trở thành loại trái cây xuất khẩu số 1 Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam có diễn biến mới
1 ngày trước
Các động thái chính sách mà Philippines thực hiện nhằm mục tiêu giảm giá bán lẻ gạo trên thị trường có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.