Nhìn lại 'cơn co giật' của TTCK Trung Quốc trong những ngày qua: Tăng nhanh giảm sốc, nhà đầu tư choáng váng không biết mừng hay lo

21/03/2022 17:30
TTCK Trung Quốc lao dốc mạnh trong những ngày gần đây, sau đó hồi phục với tốc độ chưa từng có. Đối với một số nhà đầu tư, diễn biến này lại là điều đáng lo ngại không khác gì với đợt bán tháo trước đó.

Sự hỗn loạn trên thị trường diễn ra sau đợt trượt giá kéo dài 1 năm, khiến các nhà đầu tư lỗ nặng. Hàng nghìn tỷ USD vốn của chứng chỉ lưu ký tại Mỹ, cổ phiếu giao dịch ở Hong Kong và nhiều cổ phiếu khác của Trung Quốc đã "bốc hơi". Nguyên nhân là do Bắc Kinh siết chặt quy định với hầu hết các lĩnh vực và giới đầu tư toàn cầu có khẩu vị rủi ro cao hơn, các cổ phiếu tăng trưởng cao đã "mất nhiệt".

Tuy nhiên, trong tháng này, sự biến động đã leo lên một nấc thang mới khi nhà đầu tư lo ngại về việc liệu Trung Quốc có bị cô lập trên thị trường tài chính như Nga hay không.

Theo Tony Chin – nhà sáng lập và CEO của quỹ phòng hộ Infini Capital Management, cho biết, trong những ngày gần đây, thị trường bị ảnh hưởng bởi tình trạng bán tháo trong hoảng loạn, đây là một trong những giai đoạn mang tính lịch sử đối với các ADR của Trung Quốc. Ông nói thêm: "Về cơ bản, nhà đầu tư đã bán ra mà không quan tâm đến biên độ giá, họ chỉ mong muốn giảm thiểu rủi ro."

Thị trường lao dốc kéo dài nhưng hồi phục trong chớp nhoáng

Nhà đầu tư quốc tế hiện đang đối mặt với nhiều rủi ro. Các nhà phân tích của Goldman Sachs ước tính, các nhà đầu tư tổ chức của Mỹ đang nắm giữ khoảng 750 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc, trong khi nhiều nhà đầu tư cá nhân nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc được niêm yết tại Mỹ hay thông qua các quỹ ETF.

Rủi ro mới xuất hiện gần đây nhất bắt đầu vào ngày 10/3, sau khi SEC tạm thời nêu tên 5 công ty Trung Quốc mà họ không được phép kiểm tra tài liệu kiểm toán. Đây là một động thái vi phạm Đạo luật chịu trách nhiệm về các công ty nước ngoài, với hình phạt là bị hủy niêm yết.

Nhìn lại cơn co giật của TTCK Trung Quốc trong những ngày qua: Tăng nhanh giảm sốc, nhà đầu tư choáng váng không biết mừng hay lo - Ảnh 1.

MSCI World và China trong 2 năm qua.

Đây là một động thái liên quan đến việc dần tách rời thị trường Mỹ và Trung Quốc. Song, điều này cũng khiến nhà đầu tư phải cân nhắc lại về một câu hỏi lớn là TTCK Trung Quốc liệu có thể đầu tư được đến đâu – một cuộc tranh luận đã nổ ra vào năm ngoái khi Bắc Kinh khiến các công ty dạy thêm phải thu hẹp hoạt động.

Vài ngày trước đó, quỹ đầu tư nhà nước của Na Uy quản lý 1,4 nghìn tỷ USD tài sản đã loại bỏ cổ phiếu hãng quần áo thể thao Trung Quốc ra khỏi danh mục do lo ngại về tình trạng lao động cưỡng bức. Ngoài ra, Moscow cũng bị tách rời khỏi hệ thống tài chính toàn cầu do xung đột với Ukraine, khi MSCI chính thức loại bỏ Nga khỏi rổ chỉ số theo dõi thị trường mới nổi.

Robin Zhu – nhà phân tích của Sanford C. Bernstein, cho biết: "Số phận của MSCI Russia đã vẽ nên một viễn cảnh đáng sợ về những gì có thể xảy ra nếu mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc rạn nứt."

Các nhà phân tích của Goldman ước tính, đến cuối tuần ngày 11/3, cổ phiếu công nghệ Trung Quốc đã mất gần 2 nghìn tỷ USD từ mức đỉnh 3 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2021. Đợt bán tháo tiếp tục kéo dài sang tuần trước khi số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tăng nhanh và một số thành phố như Thâm Quyến bị phong tỏa.

Theo đó, các nhà phân tích của JPMorgan đã hạ xếp hạng hàng loạt cổ phiếu công nghệ Trung Quốc, cho biết trọng tâm của thị trường khi đó đã chuyển sang trạng thái phòng ngừa rủi ro.

Nhìn lại cơn co giật của TTCK Trung Quốc trong những ngày qua: Tăng nhanh giảm sốc, nhà đầu tư choáng váng không biết mừng hay lo - Ảnh 2.

Vốn hóa của 10 công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc (nghìn tỷ USD).

Hơn nữa, các cơ quan quản lý cũng không đưa ra nhiều tín hiệu về việc nới lỏng quy định với các công ty công nghệ. WSJ đưa tin vào tuần trước, Tencent đang phải đối mặt với án phạt kỷ lục từ NHTW. Cuối ngày 14/3, ADR tại Mỹ của các công ty Trung Quốc đã giảm tới 29% trong 3 phiên, mức giảm chưa từng có. Đà bán tháo tiếp tục diễn ra ở phiên ngày hôm sau, dù các cổ phiếu niêm yết tại Mỹ đã hồi phục phần nào.

Sau đó, vào giữa tuần, mọi thứ đã xoay chiều. Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc đã vào cuộc. Ngày 16/3, Lưu Hạc – cố vấn kinh tế hàng đầu của Chủ tịch Tập Cận Bình, cam kết chính phủ sẽ đưa ra các chính sách thân thiện hơn với thị trường và nỗ lực giúp thị trường vốn hoạt động trơn tru.

Nhà đầu tư ngay lập tức phản ứng. Dữ liệu của S&P Global Market Intelligence cho thấy vốn hóa của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ tăng 242 tỷ USD mỗi ngày, khi Nasdaq Golden Dragon China tăng tới 33%. Các cổ phiếu bluechip như Alibaba tăng kỷ lục 37%, khối lượng giao dịch thậm chí còn vượt qua thời điểm IPO của gã khổng lồ thương mại điện tử này.

Alexandre Tavazzi – chiến lược gia toàn cầu và CIO tại khu vực châu Á của Pictet Wealth Management, nhận định khi cổ phiếu Trung Quốc tăng giá mạnh: "Thị trường hoàn toàn không ổn định. Việc định giá hiện tại phụ thuộc vào động lực cung cầu ngắn hạn, không phải là các yếu tố cơ bản."

Kết quả là, chứng khoán Trung Quốc trải qua một "chuyến đi" lòng vòng: Vào cuối ngày 18/3, Nasdaq Golden Dragon tăng khoảng 3,4% so với 2 tuần trước, trong khi Hang Seng Index lại mất 2,3% trong cùng thời gian, theo dữ liệu của Refinitiv.

Thị trường được trấn an nhưng rủi ro vẫn hiện hữu

Nhìn lại cơn co giật của TTCK Trung Quốc trong những ngày qua: Tăng nhanh giảm sốc, nhà đầu tư choáng váng không biết mừng hay lo - Ảnh 3.

Diễn biến của các chỉ số chính của Trung Quốc đại lục và Hong Kong trong 10 ngày qua.

"Chuyến tàu lượn siêu tốc" này cho thấy rằng chứng khoán Trung Quốc nhìn chung vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các vấn đề chính trị và tin tức trên các mặt báo, ngay cả khi đóng vai trò quan trọng trong danh mục của nhà đầu tư quốc tế. Sau "cơn co giật", nhà đầu tư đang nỗ lực tìm hiểu xem những thay đổi thực sự đã diễn ra đến đâu.

Giới chức Trung Quốc trước đây đã nỗ lực xoa dịu nhà đầu tư, nhưng vẫn không giảm tải được áp lực. Tháng 7/2021, một cơ quan quản lý hàng đầu đã trấn an nhà đầu tư sau khi siết chặt quy định với các công ty gia sư, không lâu trước khi lĩnh vực bất động sản chìm trong khủng hoảng và Meituan – gã khổng lồ công nghệ khác, nằm trong tầm ngắm của các nhà quản lý.

Về việc hủy niêm yết, nhà đầu tư vẫn có lý do để lạc quan. Nhiều doanh nghiệp đã hoặc có thể thực hiện đợt niêm yết thứ cấp ở Hồng Kông. Nhiều nhà đầu tư cũng cho rằng không có vấn đề gì với việc đầu tư vào Trung Quốc và thậm chí đợt bán tháo kéo dài lại càng làm thị trường này hấp dẫn hơn.

Justin Thomson – CIO và trưởng bộ phận chứng khoán quốc tế tại T. Rowe Price Group Inc., cho hay: "Chúng tôi mạnh mẽ bác bỏ quan điểm cho rằng Trung Quốc là thị trường không thể đầu tư. Nơi này có nhiều tiềm năng như định giá hấp dẫn và nhiều cơ hội khác trong nền kinh tế."

Dẫu vậy, TTCK Trung Quốc vẫn phải đối diện với nhiều áp lực khác. Các thị trường trên thế giới đang bị đè nặng trước các vấn đề lạm phát, lãi suất tăng và đà tăng trưởng toàn cầu giảm tốc. Hơn nữa, lợi thế kiểm soát đại dịch của Trung Quốc hiện đã mất dần theo đó khiến tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại.

Tavazzi cho biết kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tiêu dùng và lợi nhuận, trong khi lĩnh vực bất động sản cho đến nay vẫn không có dấu hiệu phục hồi. Công ty của ông đã loại bỏ cổ phiếu Trung Quốc khỏi danh mục trong khoảng 1 năm nay.

Theo Mark Martyrossian – giám đốc công ty chuyên về đầu tư cổ phiếu tăng trưởng tập vào thị trường Trung Quốc Aubrey Capital Management, việc khôi phục niềm tin nhà đầu tư sẽ mất nhiều thời gian. Cuối năm 2021, ông đã gặp gỡ khoảng 30 nhà đầu tư tổ chức tại Mỹ để thuyết phục rót vốn vào thị trường này, nhưng hầu hết đều lo ngại về các quy định của Kinh và cho đến nay tâm lý này vẫn chưa có sự thay đổi.

Tham khảo WSJ

https://cafef.vn/nhin-lai-con-co-giat-cua-ttck-trung-quoc-trong-nhung-ngay-qua-tang-nhanh-giam-soc-nha-dau-tu-choang-vang-khong-biet-mung-hay-lo-20220321162222986.chn

Tin mới

Trừng phạt của phương Tây "như muối bỏ bể", doanh thu từ dầu khí của Nga vẫn tăng đều, dầu Moscow "biến hình" không ngừng chảy vào châu Âu
5 giờ trước
Nga đã tận dụng 3 "lỗ hổng" khiến những lệnh trừng phạt của phương Tây trở nên thất bại.
[Trên Ghế 43] Ông chủ Phê Phượt bày cách phượt bằng ô tô: Đi gì, ăn gì, ở đâu, mấy ngày và làm gì?
6 giờ trước
Xuyên Việt hàng chục lần, anh Đoàn Kiều Dũng có thừa kinh nghiệm để chia sẻ cho những ai đang có ý định phượt bằng ô tô.
"Con làm cha phá" là đây: Nuôi ngan vịt ở Châu Phi không dám ăn, ông Quý vừa sang đã làm 1 việc Quang Linh Vlogs khóc ròng
6 giờ trước
Nam YouTuber ở Việt Nam nhìn thấy cảnh này mà “khóc thét”.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Đột ngột bật tăng phiên cuối tuần
7 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu thô thế giới đột ngột bật tăng trong phiên cuối tuần. Giá dầu WTI và Brent tăng từ 1,3 USD đến 1,4 USD/thùng so với ngày hôm qua 21/11.
GS thắng giải 3 triệu USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng “hiến kế” cho lĩnh vực Việt Nam đứng thứ 3 thế giới
7 giờ trước
Lĩnh vực này có thể mang về nhiều tỷ USD cho Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm nghìn tấn báu vật từ Canada đổ bộ Việt Nam với giá rẻ bất ngờ: Chi hàng tỷ USD nhập khẩu, nước ta tiêu thụ 10,4 triệu tấn mỗi năm
1 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Canada đã tăng mạnh 128% trong 9 tháng đầu năm.
Chỉ mất 3 năm để làm được điều Elon Musk cố gắng suốt 12 năm mới đạt được, Xiaomi làm rung chuyển ngành ô tô toàn thế giới
2 ngày trước
Xe điện của Xiaomi đang khiến cả thế giới ô tô phải bàn tán.
Giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm
2 ngày trước
Sau khi tăng vọt vào đầu tuần trước, giá cà phê đã có nhịp điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch đầu tuần.
Giải bài toán tài chính cho khách hàng mua biệt thự “mùa cuối năm”
2 ngày trước
Trong bối cảnh thị trường đang ở giai đoạn “thăm dò”, nhiều người mua bất động sản ưu tiên các yếu tố chắc chắn như: pháp lý rõ ràng, chính sách hỗ trợ tài chính tốt…, loạt ưu đãi hấp dẫn từ Eurowindow Twin Parks kích cầu và gia tăng sức hút ở dòng sản phẩm biệt thự song lập đối với khách mua ở thực và giới đầu tư.