Nhìn lại Nhà Đà Nẵng giữa sự cố CEO bị bắt: Đầu tư loạt dự án lớn, cổ phiếu tăng miệt mài sau 10 năm niêm yết song kinh doanh không hề tương xứng

08/12/2021 08:19
Dù "background" đáng gờm, song chỉ số kinh doanh của Nhà Đà Nẵng (NDN) tỏ ra không mấy tương xứng. Xuyên suốt giai đoạn 2011-20216, doanh thu lợi nhuận gần như đi ngang; thậm chí giảm đáng kể giai đoạn sau đó.

Chiều 7/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Đà Nẵng đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Quang Trung về hành vi "Vi phạm quy định về quản lý tài sản gây thất thoát lãng phí".

Được biết, ông Trung sinh năm 1960, hiện ông là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư phát triển nhà Đà Nẵng (NDN). Vào tháng 8/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Tp. Đà Nẵng đã nhận được kiến nghị khởi tố kèm hồ sơ của Thanh tra về sai phạm của ông Trung trong việc quản lý tài sản công tại NDN. Qua điều tra, bước đầu cơ quan công an xác định ông Trung đã có hàng loạt sai phạm trong việc quản lý 7 công sản trên địa bàn Tp. Đà Nẵng.

Trước đó, bà Mai Thị Thi - vợ ông Trung - đã đăng ký bán hơn 1,2 triệu cổ phiếu NDN từ ngày 29/11-24/12/2021, tương đương 1,68% vốn. Động thái bán sạch cổ phần của vợ Tổng Giám đốc diễn ra ngay sau khi có động thái điều tra dấu hiệu phạm tội. Chốt phiên giao dịch hôm nay 7/12, NDN vẫn tăng 6,2% lên 20.700 đồng/cp, thanh khoản đạt 2,7 triệu cổ phiếu.

Ghi nhận từ đầu năm, cổ phiếu NDN cũng có bước tăng đáng kể từ mức 10.000 đồng/cp lên 25.000 đồng/cp, thanh khoản cải thiện mạnh. Dù rằng, chỉ số kinh doanh của Công ty chủ yếu đến từ lãi đầu tư, trong khi mảng chính là bất động sản kém sắc.

Nhìn lại NDN giữa sự cố CEO bị bắt: Đầu tư loạt dự án lớn trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, cổ phiếu tăng miệt mài sau 10 năm niêm yết song kinh doanh không hề tương xứng - Ảnh 1.

Chủ đầu tư loạt dự án lớn trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, mục tiêu đẩy mạnh mảng BĐS phục vụ nhu cầu ngày càng tăng

Được biết, NDN nguyên là Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập ngày 5/11/1992. Ngành nghề kinh doanh gồm 3 mảng chính: (i) đầu tư phát triển các dự án bất động sản; (ii) xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi...; (iii) đầu tư BOT, BT.

Thực hiện quyết định của Chính phủ về việc sắp xếp, đổi mới Công ty 100% vốn Nhà nước thuộc UBND Tp. Đà Nẵng, sau khi bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng vào tháng 2/2020, đến ngày 31/3/2010 NDN chính thức hoạt động theo mô hình CTCP.

Sang năm 2011, NDN niêm yết lên Sở GDCK Hà Nội (HNX) vào tháng 4 với số lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện hơn 62 triệu đơn vị. Từ mức giá trà đá với 1.800 đồng/cp, sau 10 năm trên sàn thị giá NDN tăng gấp 10 lần và đang vào mức 21.000 đồng/cp.

Theo NDN, trải qua 29 năm hình thành và phát triển, Công ty đến nay đã thực hiện thành công quản lý dự án hơn 45 khu quy hoạch của Tp. Đà Nẵng.

Về xây lắp, NDN cũng tham gia thi công nhiều công ty có tổng mức đầu tư lớn trên địa bàn như Bệnh viện Đa khoa 600 giường mới, Trung tâm Hội chợ triển lãm, Trung tâm phát thanh truyền hình DRT, Chung cư NOXH khu E - KDC Nam Cầu Cẩm Lệ...

Đặc biệt, tại mảng chính là bất động sản, NDN là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn tại Tp như Chung cư DaNang Plaza (6 Nguyễn Du), Chung cư Plaza Tower (38 Nguyễn Chí Thanh), Khu phức hợp nghỉ dưỡng Monarchy Block A và Block B tại đường Trần Hưng Đạo, Khu đô thị Ocean View, KDC An Phát, KDC Green Lake...

Mục tiêu cho những năm tiếp theo, NDN tập trung vào việc trở thành doanh nghiệp mạnh về đầu tư kinh doanh bất động sản. Trong đó, phân khúc Công ty nhắm đến bao gồm căn hộ chung cư, văn phòng cho thuê và khối TTTM để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân Tp. Đà Nẵng.

Trong đó, NDN đang đầu tư và khai thác các dự án nằm tại vị trí trung tâm của Tp. Đà Nẵng gồm:

+ Khu phức hợp Monarchy Block B với tổng vốn 1.400 tỷ đồng, diện tích xây dựng 8.967 m2 đặt tại quận Sơn Trà. Tính đến cuối năm 2020, dự án đang hoàn thiện và tiến hành bàn giao cho khách hàng;

+ Dự án Paracel với tổng vốn 450 tỷ đồng, toạ lạ trên tuyến đường Phan Đăng Lưu;

Ngoài ra, NDN cũng lên kế hoạch bắt tay thâm nhập vào mảng sản xuất nước sạch. Hiện, Công ty đang vận hành dự án Nhà máy nước Ngọc Hồi với tổng công suất 5.000 m3/ngđ.

Tăng vốn đều đặn, hơn 99% cổ phần là của nhà đầu tư trong nước

Đẩy mạnh mảng bất động sản, tổng tài sản NDN tăng đột biến 3 năm trở lại đây. Đặc biệt giai đoạn 2018-2019, tổng tài sản Công ty tăng hơn 2 lần từ mức 775 tỷ lên 1.701 tỷ đồng, tương ứng tổng nợ của đột biến lên 1.129 tỷ đồng (tức tăng hơn 5 lần).

Nhìn lại NDN giữa sự cố CEO bị bắt: Đầu tư loạt dự án lớn trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, cổ phiếu tăng miệt mài sau 10 năm niêm yết song kinh doanh không hề tương xứng - Ảnh 2.

Song song, Công ty cũng đều đặn tăng vốn hàng năm. Tính đến thời điểm 31/12/2021, vốn chủ sở hữu NDN vào mức 987 tỷ đồng, đa số là cổ đông trong nước rót với tỷ lệ 99,31% vốn. Trong đó, Công đoàn Công ty sở hữu 351.010 cổ phần, Đầu tư Phương Trang nắm 193.320 cổ phần, CTCP Giải pháp Công nghệ ULATECH nắm nhiều nhất với hơn 1,2 triệu đơn vị.... Ngoài ra, NDN hiện có 3 cổ đông ngoại đến từ Australia, Hàn Quốc và Thái Lan.

Nhìn lại NDN giữa sự cố CEO bị bắt: Đầu tư loạt dự án lớn trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, cổ phiếu tăng miệt mài sau 10 năm niêm yết song kinh doanh không hề tương xứng - Ảnh 3.
Nhìn lại NDN giữa sự cố CEO bị bắt: Đầu tư loạt dự án lớn trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, cổ phiếu tăng miệt mài sau 10 năm niêm yết song kinh doanh không hề tương xứng - Ảnh 4.

Doanh thu lợi nhuận "dậm chân", 9 tháng đầu năm lãi lớn cũng phải nhờ đầu tư chứng khoán

Dù "background" đáng gờm, song chỉ số kinh doanh của NDN tỏ ra không mấy tương xứng. Xuyên suốt giai đoạn 2011-20216, doanh thu lợi nhuận gần như đi ngang; thậm chí giảm đáng kể giai đoạn sau đó.

Duy nhất năm 2020, Công ty ghi nhận mức tăng đột biến nhờ dự án Monarchy. Cụ thể, NDN đạt doanh thu 862 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 325 tỷ đồng, vượt mục tiêu và tăng bằng lần so với năm 2019.

Kết thúc quý 3/2021, doanh thu NDN giảm mạnh, chủ yếu mảng bất động sản bị ảnh hưởng trước tình hình Covid-19 phức tạp. Ngược lại, doanh thu tài chính trong kỳ ghi nhận tăng mạnh gần 90% lên gần 171 tỷ đồng, chủ yếu do lãi từ đầu tư chứng khoán (gần 113 tỷ đồng), trong khi cùng kỳ năm ngoái khoản lãi này chỉ gần 13 tỷ đồng.

Được biết, tổng giá trị chứng khoán đầu tư của NDN tại ngày 30/9 là 513 tỷ đồng, tăng 251% (tương ứng khoảng 367 tỷ đồng) so với giá trị đầu tư ban đầu. Hiện, khoản đầu tư có giá trị lớn nhất của Công ty là Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) với gần 226 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TCB) hơn 78 tỷ đồng; CTCP Vinhomes (VHM) gần 39 tỷ đồng...

Nhìn lại NDN giữa sự cố CEO bị bắt: Đầu tư loạt dự án lớn trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, cổ phiếu tăng miệt mài sau 10 năm niêm yết song kinh doanh không hề tương xứng - Ảnh 5.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
4 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
4 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
3 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
3 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
3 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.