Nhìn lại những lần Moscow và Washington "ăn miếng trả miếng" trên "chiến trường" ngoại giao

27/03/2018 15:09
Việc Mỹ trục xuất 60 quan chức Nga và 30 người khác đến từ các nước châu Âu hôm thứ hai vừa rồi là một hành động đáp trả cho vụ đầu độc một cựu điệp viên Nga và con gái của ông này, tiếp tục dấy lên "mối thù" của Moscow và Washington.

Về phía Mỹ, những động thái như thế đã có "gốc rễ" từ những hoạt động nội gián giữa Nga và Hoa Kỳ kéo dài kể từ sau Chiến tranh lạnh.

Đây là một trong số những vụ việc trục xuất tai tiếng nhất của Mỹ và Nga trong những năm gần đây:

Tháng 7 năm 2017: Trì hoãn hành động trả đũa

Để đáp trả lại hành động trừng phạt của Mỹ, việc trục xuất 35 quan chức Nga vào tuần cuối cùng của chính quyền Obama, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin yêu cầu phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ phải giảm số lượng nhân viên xuống còn 755 người. Nhưng sau đó Nga lại trì hoãn hành động trả đũa với hy vọng có thể cải thiện mối quan hệ Nga – Mỹ dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.

Mỹ đã trục xuất 35 quan chức Nga, đây là con số lớn nhất kể từ sự việc năm 2001, để trả đũa cho việc Mỹ cáo buộc Nga đã gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống.

Tháng 6 năm 2016: Vụ ẩu đả trước Đại sứ quán

Mỹ đã trục xuất 2 nhà ngoại giao Nga để đáp trả vụ việc một nhà ngoại giao Mỹ bị tấn công bởi một cảnh vệ Nga bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Moscow.

Truyền hình Nga sau đó đã đăng tải một đoạn video ngắn về vụ ẩu đả và cho biết người đàn ông Mỹ này là đặc vụ của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Hoa Kỳ, người này đã từ chối việc kiểm tra danh tính trước khi vào bên trong Đại sứ quán. Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu rằng đây là một "nhà ngoại giao rất được tín nhiệm" và bị chính quyền Nga tấn công bởi cho rằng đây là hành động quấy rối nhân sự từ phía Mỹ.

2013: Nga trục xuất điệp viên CIA

Tháng 5 năm 2013, chính phủ Nga đã yêu cầu một viên chức Đại sứ quán Mỹ, có tên Ryan C.Fogle, phải lập tức rời khỏi nước này. Trước khi bị trục xuất, người này đã bị bắt giữ vì mang trên người các vật dụng giả trang gồm 2 bộ tóc giả (màu vàng và màu nâu), một tấm bản đồ Moscow, 130 nghìn USD tiền mặt và một lá thư có nội dung "1 triệu USD mỗi năm nếu chịu hợp tác lâu dài."

Nhìn lại những lần Moscow và Washington ăn miếng trả miếng trên chiến trường ngoại giao - Ảnh 1.

2010: "Tế bào điệp viên ngủ yên"

Năm 2010, 10 người Nga bị cáo buộc là thành viên của nhóm "tế bào điệp viên ngủ yên", đã bị trục xuất sau khi nhận tội tại Toà án Liên Bang ở Mahattan (Mỹ). Sau đó, phía Nga đã đổi 4 điệp viên Mỹ bị Nga giam giữ lấy 10 điệp viên của Nga vừa bị tòa án Mỹ kết tội gián điệp.

Vụ việc này thường được so sánh như một kịch bản của tiểu thuyết gián điệp, bởi bằng chứng có cả những bức thư được viết bằng mực vô hình, số tiền mặt bị giấu dưới lòng đất và một người phụ nữ tóc đỏ cùng những "chiến tích" tình trường và những bức ảnh chụp mẫu cho tờ báo lá cải.

2001: Đặc vụ FBI phản gián

Tháng 3 năm 2001, Mỹ đã trục xuất 50 nhà ngoại giao Nga bởi cáo buộc liên quan tới Rober P. Hassen, một đặc vụ có nhiều năm làm việc ở bộ phận phản gián của FBI, đã làm gián điệp cho Nga trong hơn 15 năm.

Nhìn lại những lần Moscow và Washington ăn miếng trả miếng trên chiến trường ngoại giao - Ảnh 2.

Giới chức Mỹ cho biết Hassen đã được trả hàng trăm nghìn USD sau khi ông này tình nguyện sang Nga làm gián điệp, sau đó lại đổ lỗi cho Điện Kremlin vì đã không tố giác y. Để đáp trả, các quan chức Nga đã trục xuất nhiều nhà ngoại giao Mỹ.

1994: Quan hệ Nga – Mỹ bớt căng thẳng

Ngay sau vụ bắt giữ Aldrich H.Ames, nhà phân tích phản gián của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) Hoa Kỳ, các quan chức Mỹ đã trục xuất một nhà ngoại giao cấp cao người Nga có tên Aleksandr Lyskenko, người được cho là viên chức cấp cao của Cục tình báo nước ngoài Nga. Theo Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, Lyskenko "đóng vai trò quan trọng" trong những hoạt động nội gián của Ames.

Tuy vụ việc của Ames đã gây thiệt hại gần như nhiều nhất cho tình báo Mỹ kể từ Thế chiến Hai và Nga cũng đã hành quyết những người mà ông này phản bội, nhưng phản ứng từ phía Washington lại ít căng thẳng hơn so với thời Xô Viết. Nhiều năm sau sự sụp đổ của Liên minh Xô Viết, chính quyền Cliton cũng có những động thái tích cực để phát triển và cải cách mốii quan hệ hữu nghị, ủng hộ chính phủ mới của Tổng thống Boris N. Yeltsin. Tháng 2 năm 1994, trước khi bị yêu cầu trục xuất, phía Mỹ cũng đồng ý cho Aleksandr Lyskenko được trở về nước.

1986: Trục xuất hàng loạt

55 nhà ngoại giao Xô Viêt đã bị Tổng thống Ronald Reagan trục xuất vào tháng 11 năm 1986 nhằm nỗ lực ngăn chặn các hoạt động gián điệp. Chính quyền ở Moscow cũng yêu cầu 260 nhân viên Xô Viết làm việc tại Đại sứ quán Hoa Kỳ nghỉ việc.

Đây là con số các nhà ngoại giao bị Mỹ trục xuất lớn nhất trong lịch sử. Xung đột đã nảy sinh sau khi một nhân viên Xô Viết làm việc tại Liên Hiệp Quốc, Gennadi F. Zakharov, bị bắt giữ với tội danh gián điệp. Phía Nga đã đáp trả bằng việc bắt giữ Nicholas S. Daniloff, phóng viên của tờ U.S News & World Report với cùng tội danh. Daniloff đã được trả tự do sau đó 2 tuần.

Tin mới

Xe tay ga giá chỉ 20 triệu đồng nhưng có ABS, trang bị hiện đại vượt cả Honda Vision
24 phút trước
Thiết kế sang trọng, trang bị hiện đại nhưng giá lại cực mềm, đây có thể là mẫu xe được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
VinFast Limo Green và MG G50 đặt lên bàn cân: Đâu là lựa chọn 'số 1' cho giới kinh doanh vận tải?
56 phút trước
VinFast Limo Green và MG G50 đang là hai lựa chọn mới nổi trong phân khúc xe 7 chỗ dành cho dịch vụ vận tải.
"Đừng hòng tôi mua xe điện", người đàn ông quả quyết: Sau 1 lần lái thử, thái độ lập tức quay ngoắt 180 độ
2 giờ trước
Xe điện chiếm 9 trong số 10 xe mới được bán ra tại quốc gia này. Xe xăng không bị cấm nhưng người ta tự hỏi giờ này liệu ai còn muốn mua xe xăng nữa không?
Ford Territory 2025 lần đầu lộ diện trên đường tại Việt Nam: Thiết kế đầu, mâm mới, kính hông có điểm khác biệt, sớm ra mắt đấu CX-5
3 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, phía Ford Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về kế hoạch ra mắt Territory bản facelift. Tuy nhiên, với chiếc xe đã lăn bánh trên đường, có thể trông đợi mẫu xe này sẽ được giới thiệu sớm.
Thị trường ngày 9/4/2025: Giá vàng phục hồi, hàng loạt mặt hàng quan trọng tiếp đà giảm mạnh
3 giờ trước
Phiên thứ Ba, giá vàng và cao su hồi phục. Trái lại, giá hàng loạt mặt hàng quan trọng, từ dầu, đồng, nhôm, quặng sắt đến cacao, cà phê… đồng loạt giảm mạnh xuống mức thấp nhất nhiều tháng khi các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro suy thoái kinh tế sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan toàn diện.

Tin cùng chuyên mục

Biển "ngũ quý 5" Hải Phòng gây sốt, giá chốt hơn 2,1 tỷ đồng
6 giờ trước
Biển số ngũ quý của Hải Phòng là 15K-555.55 đã trúng đấu giá với số tiền 2,145 tỷ đồng.
Giữa bão thuế quan, vốn hóa Apple mất 600 tỷ USD trong 3 ngày, dân tình lại ầm ầm xếp hàng đi mua iPhone - chuyện gì xảy ra?
23 giờ trước
Apple nên vui hay buồn trước tình cảnh này?
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với hàng hóa Việt Nam: 'xuất khẩu rau quả có khả năng ít bị ảnh hưởng'
2 ngày trước
Năm 2024, xuất khẩu rau quả sang Mỹ của Việt Nam đạt 360 triệu USD, trong khi Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ 540 triệu USD, tức cán cân thương mại đang nghiêng về Mỹ.
Ô tô điện có cơ hội chiếm lĩnh "sân nhà"
3 ngày trước
Dù còn không ít thách thức về độ phủ trạm sạc, nhu cầu thị trường, khả năng giảm thêm thuế đối với ô tô nhập khẩu..., ô tô điện vẫn có cơ hội tăng thị phần