Nhìn lại tỷ lệ sở hữu xe 4 bánh ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia: Liệu GDP bình quân đầu người Việt Nam còn quá thấp để mỗi gia đình có 1 chiếc ô tô?

09/09/2021 10:29
Vì sao nói GDP bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn quá thấp để người tiêu dùng có thể sở hữu phương tiện cá nhân bốn bánh thông thường? Ở các quốc gia trong khu vực, với mức GDP thì đạt được mỗi gia đình có một chiếc ô tô?

Theo Bộ Công thương, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam chính là mức thu nhập trung bình thấp. Bởi "GDP bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2020 ước khoảng 2.750 USD, vẫn quá thấp để người tiêu dùng có thể sở hữu phương tiện cá nhân bốn bánh thông thường, chứ chưa nói đến việc sở hữu xe điện do giá bán của xe điện cao hơn so với xe tương tự sử dụng động cơ đốt trong".

Vậy mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và tiêu thụ ô tô ở Việt Nam ra sao thời gian qua?

Tỷ lệ sở hữu xe hơi ngược với thu nhập bình quân?

Ngay trước giai đoạn đại dịch, năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt mức khoảng 2.715 USD. Theo kết quả Tổng điều tra dân số nhà ở 2019 của Tổng cục Thống kê, tính trung bình cả nước có 5,7% tổng số hộ gia đình có xe ô tô. Trong đó, vùng thành thị có tỷ lệ 9,5% hộ có ô tô trong khi con số này ở vùng nông thôn chỉ là 3,6%.

Nếu chia theo vùng kinh tế xã hội thì khu vực Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ hộ gia đình sở hữu xe hơi lên cao nhất là 7,9% và thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 2,5%. Tương ứng với tỷ lệ đó thì số hộ gia đình có ô tô cao nhất cả nước là Hà Nội với 12%.

Kế tiếp là Đà Nẵng, Thái Nguyên, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc... Đặc biệt, nếu chỉ tính riêng vùng thành thị ở các tỉnh, thành phố thì dẫn đầu tỷ lệ sở hữu xe hơi của các hộ gia đình lại là Lào Cai với tỷ lệ 19,3%. Sau đó là thành thị ở Bắc Giang, Thái Nguyên và Lạng Sơn.

Nhìn lại tỷ lệ sở hữu xe 4 bánh ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia: Liệu GDP bình quân đầu người Việt Nam còn quá thấp để mỗi gia đình có 1 chiếc ô tô? - Ảnh 1.

Trong khi đó, TP.HCM dù vốn được mang danh "Hòn ngọc Viễn Đông" thì tỷ lệ sở hữu ô tô nằm ngoài top 10 của cả nước, khi tỷ lệ chỉ đạt 6,7%. Thậm chí, riêng tỷ lệ sở hữu ô tô ở khu vực thành thị của TP.HCM cũng chỉ đạt 7,1%, thấp hơn rất nhiều vùng thành thị của hàng loạt tỉnh thành khác như Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai... Đặc biệt, tỷ lệ hộ gia đình tại TP.HCM sở hữu xe hơi còn thấp hơn vùng nông thôn ở Vĩnh Phúc là 7,2%.

Song, một điểm đáng chú ý chính là ngược với tỷ lệ sở hữu xe hơi thì theo kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê cho thấy, vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Đông Nam bộ với 6,023 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 2,2 lần vùng có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là vùng Trung du miền núi phía bắc với 2,745 triệu đồng/người/tháng.

Nhìn lại tỷ lệ sở hữu xe 4 bánh ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia: Liệu GDP bình quân đầu người Việt Nam còn quá thấp để mỗi gia đình có 1 chiếc ô tô? - Ảnh 2.

Trong đó, Bình Dương là địa phương dẫn đầu cả nước về thu nhập đầu người với 7,019 triệu đồng/người/tháng. Đứng thứ hai là TP.HCM có thu nhập bình quân đầu người là 6,537 triệu đồng/người/tháng và thứ ba là Hà Nội đạt 5,981 triệu đồng/người/tháng...Riêng tỷ lệ sở hữu ô tô của các hộ gia đình trên cả nước năm 2020 chỉ còn 4,8%. Trong đó, khu vực Đồng bằng sông Hồng vẫn dẫn đầu với tỷ lệ 7% và thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long đạt 2%.

Bao giờ thì mỗi gia đình Việt Nam có một chiếc ô tô?

Trước đó, Bộ Công thương dự báo, thị trường ô tô tại Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ bùng nổ vào năm 2025 khi mức thu nhập bình quân đầu người vượt qua ngưỡng 3.000 USD. Khi đó, thị trường ô tô trong nước có thể lên tới 600 nghìn xe/năm.

Song, báo cáo về ngành ô tô Việt Nam năm 2020 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Asean (Asean Securities) cho hay, ô tô tại Việt Nam là mặt hàng luôn bị đánh thuế cao, đồng thời xếp vào loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khiến giá bán xe đến tay người tiêu dùng cao hàng đầu thế giới.

Cùng với đó, tỷ lệ nội địa hóa ô tô tại Việt Nam còn thấp cũng là lý do khiến giá thành sản xuất ô tô tại Việt Nam cao. Đây chính là lý do khiến tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam còn thấp.

Thực chất, nếu so cùng thời điểm các nước có thu nhập như Việt Nam hiện tại thì thị trường trong nước vẫn tiêu thụ ô tô ít hơn vì giá thành xe cao hơn khoảng 20% so với các nước, cộng thêm một số loại thuế, phí cao dẫn tới giá bán xe cũng cao hơn.

Để tối thiểu mỗi gia đình Việt Nam sở hữu được một chiếc xe ô tô, theo dân số Việt Nam năm 2020 thì ít nhất sẽ phải có khoảng từ 20 - 25 triệu ô tô lưu hành trên đường. Tuy nhiên, với những số liệu về ô tô đang lưu hành hiện nay, thì còn rất xa mới đạt được con số kể trên.

Trước đó theo VAMA tính toán, đến năm 2030, mỗi năm sẽ bán được tầm 1 triệu xe con mới tại Việt Nam. Từ năm 2030 trở đi, 10 năm sau đó (tức đến năm 2040) sẽ có thêm khoảng 10 triệu xe mới bán ra. Còn từ bây giờ đến năm 2030 sẽ bán được thêm khoảng 5 triệu xe nữa. Như vậy, có thể dự báo từ năm 2040 trở đi, có thể sẽ đạt được mục tiêu mỗi gia đình sẽ sở hữu ít nhất một xe ô tô, nếu tính toán theo sức mua và điều kiện như hiện nay.

Hiện nay tại Thái Lan, trung bình 1.000 người sở hữu khoảng 300 xe, trung bình mỗi hộ cũng sở hữu ít nhất 1 xe. Trong ngành vẫn hay nói Việt Nam đi sau Thái Lan khoảng 20 năm về ngành ô tô.

Nhìn lại tỷ lệ sở hữu xe 4 bánh ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia: Liệu GDP bình quân đầu người Việt Nam còn quá thấp để mỗi gia đình có 1 chiếc ô tô? - Ảnh 3.

Ở mức GDP nào thì các quốc gia sẽ đạt mức mỗi gia đình 1 chiếc ô tô?

Theo Ths. Đinh Tuấn Minh, thành viên Hội đồng sáng lập Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), ở các quốc gia trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia khi có mức GDP bằng Việt Nam hiện tại (GDP năm 2019 của Việt Nam là 2.786 USD/ người), họ đã đạt được mỗi gia đình có một chiếc ô tô, chứ không cần chờ đến khi phát triển với mức GDP cao như hiện nay.

Lý giải về điều này, ông Minh khẳng định, nguyên nhân là các loại thuế dành cho ô tô tại Việt Nam quá cao khiến giá ô tô đắt gấp 2, 3 lần các quốc gia khác. Bởi vậy, chỉ khi giá ô tô từ 5.000 USD/chiếc, thì mỗi gia đình Việt Nam đều có thể sở hữu một chiếc ô tô, kể cả trong điều kiện hiện nay. Còn nếu không, phải đến khi GDP bình quân đầu người đạt được 5.000 USD thì mới có thể đạt được điều này. Và khi đó ước chừng phải mất từ 10 - 15 năm nữa.

Tin mới

iPhone của bạn sắp thành "đồ cổ"? Đây là điều bạn cần biết!
9 giờ trước
Mọi sản phẩm công nghệ đều có giới hạn vòng đời. Apple cam kết hỗ trợ các thiết bị của mình ít nhất 5 năm sau khi ngừng bán, nhưng sau mốc thời gian này, chúng có thể bị phân loại là “hàng cũ”.
"Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hoà là đẩy lùi sinh hoạt 40-50 năm"
8 giờ trước
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất loại điều hoà nhiệt độ khỏi danh mục mặt hàng chịu thuế trong dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Cuộc chạy đua robot của các 'ông lớn' công nghệ ngày càng nóng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng vừa nhanh chóng tham gia
8 giờ trước
Thị trường này được dự báo sẽ đạt 38 tỷ USD vào năm 2035, với gần 1,4 triệu lô hàng.
FWD Việt Nam: Điểm sáng trong bảng xếp hạng môi trường làm việc 2024
7 giờ trước
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD tiếp tục được vinh danh trong bảng xếp hạng Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, khẳng định vị thế hàng đầu trong thị trường lao động.
Doanh số tại Việt Nam tăng mạnh, Yamaha kiếm được bao nhiêu tiền?
7 giờ trước
Trong Quý III/2024, Việt Nam là thị trường có tăng trưởng doanh số cao thứ 2 trên toàn thế giới của Yamaha.

Tin cùng chuyên mục

Mì tôm thanh long nhận vốn triệu USD, nhà sản xuất muốn thu 2.000 tỷ đồng
22/10/2024 09:28
Mì thanh long đã tiêu thụ hơn 3 triệu gói mì sau chiến dịch “Lần đầu tiên trái thanh long có trong mì tôm”, các nhà sáng lập tham vọng thu 2.000 tỷ đồng năm 2026.
Nữ đại gia đứng sau chuỗi cafe Katinat sở hữu khối tài sản "khủng" cỡ nào?
13/09/2024 05:42
Theo tìm hiểu của PV, thành công của chuỗi Katinat có sự đóng góp không nhỏ của nữ doanh nhân Trương Nguyễn Thiên Kim - vợ Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt.
VNG bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh
07/09/2024 08:54
Sáng nay (7/9), VNG đã thông báo bổ nhiệm ông Kelly Wong - phó Tổng giám đốc VNG làm quyền Tổng giám đốc thay ông Lê Hồng Minh.
Lộ diện ông trùm đứng sau Black Myth: Wukong: Sở hữu công ty giá trị tỷ đô, lọt danh sách 30 Under 30” của Forbes
05/09/2024 08:40
Cuối cùng, nhân vật đứng sau tựa game đình đám Black Myth: Wukong cũng đã lộ diện.