Guyana hiện là quốc gia đóng góp chính vào nguồn cung dầu mỏ thế giới và sẽ trở thành quốc gia sản xuất dầu bình quân đầu người lớn nhất với sản lượng dự kiến vượt quá 1 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2027. Tức là bình quân, mỗi người dân ở đây sản xuất hơn 1 thùng dầu/ngày vào thời điểm đó.
Sau nhiều thập kỷ thăm dò không thành công, khiến nhiều người tin rằng Guyana không có tiềm năng hydrocarbon, siêu tập đoàn ExxonMobil đã bất ngờ có có được kết quả tại lô Stabroek rộng 6,6 triệu mẫu Anh ngoài khơi Guyana vào năm 2015.
Giếng Liza-1 được khoan đến độ sâu 5.433m và gặp phải bể chứa dầu đầu tiên. Hoạt động sản xuất từ Liza-1 bắt đầu vào năm 2019, chỉ 4 năm sau khi họ phát hiện ra dầu. Điều quan trọng là khi nhu cầu về nhiên liệu phát thải thấp ngày càng tăng, dầu ở đây lại đặc biệt nhẹ và ngọt – rất được ưa chuộng ở các thị trường khó tính.
Bản đồ khu vực lô Stabroek với trữ lượng khoảng 12 tỷ thùng dầu của Guyana.
Lô Starbroek là một thành công đáng kinh ngạc của Exxon. Siêu tập đoàn này là người kiểm soát 45% cổ phần khai thác, đối tác Hess nắm giữ 30% trong khi CNOOC (Trung Quốc) nắm giữ 20%. Từ năm 2015, đã có 45 phát hiện dầu mới tại lô này, ước tính chứa ít nhất 12 tỷ thùng dầu.
Hiện có 3 tàu sản xuất, lưu trữ và dỡ hàng nổi (FPSO) đang hoạt động tại lô Stabroek gồm Liza, Unity Gold và Payara Gold. Đến năm 2027, sẽ có 6 FPSO hoạt động với công suất dự kiến vượt 1,3 triệu thùng/ngày.
Dữ liệu từ Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Guyana cho thấy quốc gia này đang khai thác hơn 658.000 thùng dầu/ngày từ 3 FPSO kể trên. Liên doanh đã hoàn thành 3 dự án trong lô này trong khi 3 dự án khác đang được phê duyệt. Exxon đang chờ đợi chấp thuận để triển khai dự án Hammerhead với 180.000 thùng dầu và dự án khí đốt Longtail, mục tiêu sản xuất 1,5 tỷ feet khối khí và 290.000 thùng ngưng tụ mỗi ngày.
Yellow Tail với công suất 250.000 thùng/ngày sẽ là dự án thứ 4 đi vào hoạt động, dự kiến bắt đầu vào năm 2025. Sau khi dự án đi vào hoạt động, công suất khai thác của Guyana sẽ nâng lên hơn 900.000 thùng/ngày, đưa cựu thuộc địa Anh trở thành nhà sản xuất dầu bình quân đầu người lớn nhất thế giới. Exxon cũng đang phát triển 2 dự án nữa có tên Uaru và Whiptail tại lô Starbroek, dự kiến đi vào hoạt động vào các năm 2026 và 2027.
Dự án Uaru trị giá 12,7 tỷ USD có cuông suất 250.000 thùng/ngày gồm 10 trung tâm khoan và 44 giếng khai thác và phum, nhắm đến nguồn tài nguyên dầu ước tính hơn 800 triệu thùng. Dự án Whiptail có mức đầu tư và công suất tương đương, sẽ là nơi lắp đặt và đưa FPSO thứ 6 vào hoạt động.
Các nhà phân tích dự đoán liên doanh do Exxon đứng đầu sẽ bơm 1,3 triệu thùng/ngày từ lô Starbroek vào cuối năm 2027 nhưng con số thực tế có thể cao hơn. Khi đi vào hoạt động, các dự án Uaru và Whiptail sẽ bổ sung 500.000 thùng/ngày vào công suất của lô Stabroek, vốn có công suất 900.000 thùng/ngày trong năm nay. Như vậy, tổng công suất năm 2027 có thể lên đến 1,4 triệu thùng/ngày.
Sự phát triển nhanh chóng của lô Stabroek và hàng loạt khám phá khác về dầu mỏ ở ngoài khơi Guyana cho thấy tiềm năng cực lớn của quốc gia này trên bản đồ dầu mỏ thế giới. Hiện người ta đã khám pha ra hàng loạt các bể dầu ở lưu vực Guyana-Suriname, bên ngoài lô Stabroek.
TotalEnergies đang đầu tư một dự án có tên GranMorgu, dự kiến sản xuất vào năm 2028 với bể dầu ước tính chứa 750 triệu thùng trong khi Petronas của Malaysia cũng có 3 phát hiện mới tại Lô 52 ngoài khơi Suriname, được cho là chứa 500 triệu thùng dầu.
Guyana có cơ hội trở thành quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất Nam Mỹ.
Những khám phá này sẽ liên tục thúc đẩy trữ lượng và sản lượng, biến quốc gia cựu thuộc địa Anh trên đà trở thành nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới. Đây cũng là động lực chính giúp GDP của Guyana tăng vọt.
Năm 2024, mức tăng trưởng GDP của Guyana là 43,8%, đạt gần 63 tỷ USD. Họ chính là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Năm 2025, GDP dự kiến tiếp tục tăng trưởng hơn 14%. Người ta cũng kỳ vọng Guyana sẽ sớm trở thành quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất Nam Mỹ.