Nhọc nhằn nghề 'thổi lửa nướng tầm vông' vùng quê An Giangicon

Từ loại cây mọc hoang, tầm vông đã được người dân Tri Tôn (An Giang) khai thác và biến thành nguyên liệu không thể thiếu của nghề uốn tầm vông. Nghề đã tồn tại hàng chục năm qua.

Từ loại cây mọc hoang, tầm vông đã được người dân Tri Tôn (An Giang) khai thác và biến thành nguyên liệu không thể thiếu của nghề uốn tầm vông. Nghề đã tồn tại hàng chục năm qua.

 


Nhọc nhằn nghề "thổi lửa nướng tầm vông"

Vùng miền Tây, cây tầm vông được trồng nhiều ở các xã Lương Phi, Núi Tô, An Tức, Cô Tô.. thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhờ loại cây này mà bà con địa phương có công ăn việc làm ổn định suốt bao đời nay.

Nhọc nhằn nghề 'thổi lửa nướng tầm vông' vùng quê An Giang
Từ loại cây mọc hoang, người dân An Giang đã biến tầm vông thành một ngành nghề sản xuất kéo theo sự ra đời của nghề uốn tầm vông và được người dân Thất Sơn lưu giữ hơn 30 năm nay.

Theo đặc thù sinh trưởng tự nhiên, cây tầm vông thường bị cong ở phần gốc và ngọn, đôi khi cong ở phần giữa nhưng rất hiếm. Trước khi đưa cây tầm vông vào sử dụng hoặc chế biến thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ, cây cần phải được uốn thẳng một cách tương đối.

Chính vì yêu cầu này, nghề uốn tầm vông ở huyện Tri Tôn ra đời hàng chục năm qua.

Nhọc nhằn nghề 'thổi lửa nướng tầm vông' vùng quê An Giang
Cây tầm vông được trồng tập trung ở các xã như Lương Phi, Ô Lâm, Cô Tô và thị trấn Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn. Một cây tầm vông phải mất từ 5-7 năm mới cho thu hoạch Ảnh: Ngọc Linh.

Khi được hỏi nguồn gốc của nghề uốn tầm vông, ông Trần Văn Manh - ngụ xã Lương Phi, thợ có gần 30 năm theo nghề này - cho biết, chỉ nhớ rằng nghề này xuất phát từ Tây Ninh sau đó lan đến An Giang còn có tự bao giờ thì ông chẳng rõ.

Cứ độ từ tháng giêng đến tháng 6 âm lịch hàng năm khi tầm vông vào vụ thu hoạch cũng là lúc các dịch vụ đốn, vận chuyển, uốn tầm vông phát triển theo.

Nghề uốn tầm vông nghe thì dễ nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy cái khó của người thợ. Dưới cái nắng trời oi bức kế bên là bếp lửa luôn cháy rực, đôi tay của họ phải luôn thoăn thoắt để xoay chuyển không ngừng.

Do thân tầm vông quá dài nên phải chia ra 2 người làm, một người uốn gốc, người còn lại uốn ngọn, tiền công thì chia ra mỗi cây uốn thành phẩm rồi tính giá từ 1500-2000 đồng 1 cây. Mỗi ngày, người có tay nghề cao sẽ uốn được từ 200-250 cây. Trung bình, người thợ uốn tầm vông sẽ có thu nhập từ 200.000 - 300.000 đồng/người/ngày.

"Mỗi lượt sẽ uốn từ 10-15 cây tầm vông, tùy vào kích thước, độ dài, độ "già" của cây. Công việc này thường bắt đầu từ sáng đến 4-5 giờ chiều. Những ngày cao điểm, nhu cầu về số lượng tầm vông tăng cao, người lao động phải làm cho đến tối", ông Huỳnh Văn Đẩu chia sẻ.

Nhọc nhằn nghề 'thổi lửa nướng tầm vông' vùng quê An Giang
Cây tầm vông sau khi đốn được đem đi uốn thẳng, khi bán ra thị trường sẽ có giá cao hơn khi chưa uốn.

Làm nghề quen tay nên chỉ cần nhìn cây tầm vông là các thợ đều biết uốn theo chiều nào và điều tiết lửa cho phù hợp, không chỉ đàn ông mà cả chị em phụ nữ cũng làm được cả công việc này.

Bà Đặng Thị Liền (42 tuổi) với hơn 5 năm kinh nghiệm trong nghề uốn tầm vông cho biết, trước đây tiền công uốn tầm vông rất rẻ chỉ 350 đồng/cây. Giá thuê thấp nhiều người bỏ nghề nên thiếu hụt nhân công rồi từ từ giá uốn tầm vông mới tăng lên cho đến nay được gần 2.000 đồng/cây. 

Nhọc nhằn nghề 'thổi lửa nướng tầm vông' vùng quê An Giang
Để tầm vông dễ thẳng người thợ sử dụng những chiếc móc sắt móc vào tầm vông.
Nhọc nhằn nghề 'thổi lửa nướng tầm vông' vùng quê An Giang
Bà Liền ngụ ấp An Ninh, xã Lương Phi là một trong số ít phụ nữ theo nghề uốn tầm vông suốt thời gian dài.

Vì gánh nặng áo cơm vẫn có nhiều lao động nghèo như bà Liền chọn nghề "thổi lửa nướng tầm vông" mà sinh sống. Nắng nóng kèm theo cái bếp lò luôn nóng hừng hực, nhiều lúc gió lùa, lửa phực lên cháy xém phỏng cả tay, rát cả mặt.

Chưa kể đến nhức vai, người thợ phải chấp nhận tay chân luôn bị những vệt chai sạn vì liên tục làm việc nặng. Dẫu cực là thế nhưng khi mùa mưa xuống nhiều chủ bãi tầm vông phải gác lò, chờ qua mùa mưa lại tiếp tục công việc. Cả chủ và người làm công đều phải xoay trở công việc khác.

Nhọc nhằn nghề 'thổi lửa nướng tầm vông' vùng quê An Giang
Nhọc nhằn nghề 'thổi lửa nướng tầm vông' vùng quê An Giang
Tầm vông sau khi uốn thẳng sẽ được thương lái thu mua giao về các vùng nuôi tôm như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Tầm vông sau khi được uốn xong sẽ được thương lái các vùng đến chở về miệt dưới nhiều nhất là các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng. Với giá dao động từ 9.000- 45.000 đồng tùy kích thước cây.

Cái nghề thổi lửa nướng tầm vông tuy cực nhọc vất vả nhưng mang lại cuộc sống cho nhiều lao động vùng Thất Sơn, giúp hàng trăm hộ dân an cư lạc nghiệp.

(Theo Dân Trí)

Tin mới

Áp thuế 46%: Hơn 37.000 tấn thủy sản Việt Nam đang trên đường sang Mỹ
10 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện có khoảng hơn 37.000 tấn thủy sản các loại đang trên đường vận chuyển tới Mỹ; khoảng 31.500 tấn hàng đang dự kiến xuất khẩu trong tháng 4-5 và nhiều đơn hàng đã được ký kết cho năm nay khoàng 38.500 tấn.
Giá vàng mất mốc 3.100 USD/ounce
9 giờ trước
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc phiên thứ 2 liên tiếp, rời khỏi mức cao kỷ lục 3.100 USD/ounce.
FPT Long Châu chia sẻ về ‘công nghệ số’ tại Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới
9 giờ trước
Ngày 3/4, nhân chuyến viếng thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bị Mỹ đưa dầu thô vào tầm ngắm, xuất khẩu của một quốc gia OPEC lao dốc chỉ trong 1 tháng, khách hàng Trung Quốc, Ấn Độ dần tránh xa
8 giờ trước
Mỹ đã công bố mức thuế 25% đối với những người mua dầu thô và khí đốt của quốc gia này.
SUV điện Mercedes G 580 về Việt Nam: Giá từ 7,75 tỷ đồng, quay xe 360 độ, chạy 473km/sạc, có cả "hàng hiếm" Edition One
8 giờ trước
Đây là mẫu xe thuần điện đầu tiên của dòng xe huyền thoại G-Class.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

39.741.344 VNĐ / tấn

181.60 JPY / kg

2.10 %

- 3.90

Đường

SUGAR

10.713.500 VNĐ / tấn

18.96 UScents / lb

0.78 %

- 0.15

Cacao

COCOA

234.750.673 VNĐ / tấn

9,159.00 USD / mt

1.42 %

- 132.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

215.541.383 VNĐ / tấn

381.45 UScents / lb

1.26 %

- 4.88

Gạo

RICE

15.248 VNĐ / tấn

13.08 USD / CWT

1.13 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

9.340.595 VNĐ / tấn

991.82 UScents / bu

1.95 %

- 19.68

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.097.282 VNĐ / tấn

286.60 USD / ust

0.49 %

- 1.40

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Donald Trump áp thuế đối ứng, người Mỹ sắp phải trả thêm tiền cho một thức uống quen thuộc - Là sản phẩm Việt Nam được ưu đãi thuế nhập khẩu 0%
7 giờ trước
Mỹ đang là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới và tiêu thụ cà phê nhiều nhất thế giới.
Lý do Thái Lan vội thúc Trung Quốc việc kiểm tra sầu riêng
4 giờ trước
Bộ Thương mại Thái Lan đã yêu cầu các quan chức hải quan Trung Quốc kéo dài giờ hoạt động và tăng cường nguồn lực để kiểm tra sầu riêng tại các trạm kiểm soát để kịp thời đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu sầu riêng vào quốc gia tỷ dân này.
Ghi nhận điều chưa từng có, một sản phẩm của Việt Nam thu về số tiền kỷ lục trong 1 tháng
6 giờ trước
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
11 giờ trước
Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.